

Trần Nguyễn Thanh Ngân
Giới thiệu về bản thân



































Một số nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đối với con người:
- Rừng:
- Vai trò: Cung cấp gỗ, thực phẩm, dược phẩm, điều hòa khí hậu, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính,...
- Biện pháp sử dụng hợp lí: Ngăn chặn chặt phá rừng; trồng rừng, phủ xanh đồi trọc; ngăn chặn việc săn bắt các loài hoang dã sống trong rừng, đặc biệt là các loài quý hiếm; tăng cường quản lí và giáo dục bảo vệ rừng;...
- Khoáng sản:
- Vai trò: Cung cấp năng lượng, vật liệu sản xuất công nghiệp,...
- Biện pháp sử dụng hợp lí: Hạn chế khai thác; lựa chọn sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo khác,...
- Nước:
- Vai trò: Là nguồn sống của hầu hết các loài sinh vật, nguyên liệu của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, điều hòa nhiệt độ,...
- Biện pháp sử dụng hợp lí: Xử lí nước thải, tiết kiệm nước, quản lí sử dụng nước đầu nguồn,...
a) Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Nêu một số ví dụ về các hệ sinh thái này. - Hệ sinh thái tự nhiên: Khái niệm: Là hệ sinh thái hình thành và phát triển một cách tự nhiên, không có hoặc ít chịu sự tác động của con người. Đặc điểm: Có tính đa dạng sinh học cao, các mối quan hệ sinh học phức tạp và cân bằng. Ví dụ: Rừng mưa nhiệt đới, sa mạc, rạn san hô, hồ tự nhiên. - Hệ sinh thái nhân tạo: Khái niệm: Là hệ sinh thái do con người tạo ra và quản lý, nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế, xã hội. Đặc điểm: Có tính đa dạng sinh học thấp hơn, các mối quan hệ sinh học đơn giản hơn và chịu sự chi phối của con người. Ví dụ: Đồng ruộng, vườn cây ăn quả, hồ nuôi cá, khu đô thị.
b) Nếu không có sự can thiệp của con người, hệ sinh thái nhân tạo sẽ bị biến đổi thành hệ sinh thái tự nhiên. Hãy giải thích và cho biết hiện tượng này chứng tỏ điều gì? - Hệ sinh thái nhân tạo được duy trì và hoạt động dựa trên sự can thiệp liên tục của con người (như bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh,...). → Khi không có sự can thiệp của con người, các yếu tố tự nhiên như sự cạnh tranh giữa các loài, môi trường biến đổi,... sẽ chi phối, dần dần làm thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái nhân tạo. Khi đó các loài sinh vật hoang dại sẽ có cơ hội phát triển, lấn át các loài cây trồng, vật nuôi. Kết quả là hệ sinh thái nhân tạo sẽ dần dần biến đổi thành một hệ sinh thái tự nhiên. - Hiện tượng này chứng tỏ rằng: Hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự phục hồi và tự duy trì trạng thái cân bằng. Sự can thiệp của con người có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, nhưng không thể hoàn toàn thay thế các quy luật tự nhiên. Tính bền vững của hệ sinh thái tự nhiên.
Điều hòa kích thước và mật độ của quần thể là sự tăng hay giảm số cá thể của quần thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
- Cơ chế điều hòa dựa trên mối quan hệ giữa mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư và mức di cư:
- Trong điều kiện môi trường thuận lợi (nguồn thức ăn dồi dào, ít kẻ thù,…) → Tỉ lệ sinh sản tăng, mức tử vong thấp, nhập cư có thể tăng → Số lượng cá thể và mật độ cá thể tăng cao.
- Trong điều kiện môi trường bất lợi (thiếu thức ăn hay nơi ở, nhiều kẻ thù,…) → Tăng cạnh tranh cùng loài → Tỉ lệ sinh sản giảm, mức tử vong tăng, xuất cư có thể tăng → Số lượng cá thể và mật độ cá thể giảm xuống.
- Các biện pháp ứng dụng trong trồng trọt:
- Nuôi các loài thiên địch (ong mắt đỏ, kiến ba khoang, bọ ngựa, chuồn chuồn,…) để kiểm soát số lượng của các loài côn trùng, sâu bọ gây hại.
- Điều chỉnh mật độ cây trồng, mở rộng diện tích trồng trọt khi mật độ quần thể quá cao.
- Cung cấp đầy đủ và đồng đều nguồn dinh dưỡng, nguồn nước, không gian sống,… cho các cá thể trong quần thể.
Bài 1
(1 điểm) Dựa vào đặc điểm sinh vật và môi trường, các khu sinh học trên Trái Đất được phân chia thành hai nhóm chính nào? Hãy kể tên, mô tả đặc điểm của sinh vật và môi trường ở một số khu sinh học thuộc hai nhóm này.
Hướng dẫn giải:
- Dựa trên các đặc điểm về sinh vật và môi trường, các khu sinh học trên Trái Đất được phân chia thành hai nhóm chính:
- Khu sinh học trên cạn
- Khu sinh học dưới nước
- Một số khu sinh học trên cạn:
- Rừng mưa nhiệt đới: Môi trường nóng ẩm quanh năm, lượng mưa lớn. Độ đa dạng sinh vật cao, nhiều loài cây thân gỗ lớn.
- Sa mạc: Quanh năm khô hạn, lượng mưa ít, nhiệt độ trong ngày dao động lớn. Đa dạng sinh vật kém, gồm các loài chịu hạn như xương rồng, lạc đà,…
- Một số khu sinh học dưới nước:
- Sông: Lượng nước ngọt lớn, hàm lượng muối thấp. Nhiều loài cá nước ngọt, thực vật thủy sinh.
- Rạn san hô: Nước biển ấm, trong, nhiều ánh sáng. Nhiều san hô, các loài cá nhỏ và động vật không xương sống.
Bài 1
(1 điểm) Dựa vào đặc điểm sinh vật và môi trường, các khu sinh học trên Trái Đất được phân chia thành hai nhóm chính nào? Hãy kể tên, mô tả đặc điểm của sinh vật và môi trường ở một số khu sinh học thuộc hai nhóm này.
Hướng dẫn giải:
- Dựa trên các đặc điểm về sinh vật và môi trường, các khu sinh học trên Trái Đất được phân chia thành hai nhóm chính:
- Khu sinh học trên cạn
- Khu sinh học dưới nước
- Một số khu sinh học trên cạn:
- Rừng mưa nhiệt đới: Môi trường nóng ẩm quanh năm, lượng mưa lớn. Độ đa dạng sinh vật cao, nhiều loài cây thân gỗ lớn.
- Sa mạc: Quanh năm khô hạn, lượng mưa ít, nhiệt độ trong ngày dao động lớn. Đa dạng sinh vật kém, gồm các loài chịu hạn như xương rồng, lạc đà,…
- Một số khu sinh học dưới nước:
- Sông: Lượng nước ngọt lớn, hàm lượng muối thấp. Nhiều loài cá nước ngọt, thực vật thủy sinh.
- Rạn san hô: Nước biển ấm, trong, nhiều ánh sáng. Nhiều san hô, các loài cá nhỏ và động vật không xương sống.
Quá trình phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất chia thành ba giai đoạn: tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.
- Tiến hoá hoá học: Trong điều kiện khí hậu nguyên thủy, các hợp chất hữu cơ được hình thành từ các hợp chất vô cơ theo con đường hóa học.
- Tiến hóa tiền sinh học: Màng phospholipid bao bọc các phân tử hữu cơ hình thành cấu trúc protobiont. Các protobiont mang các đặc tính sống như khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng, khả năng sinh sản,… sẽ hình thành tế bào sơ khai.
- Tiến hóa sinh học: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác, từ tế bào sơ khai hình thành nên các tế bào nhân sơ rồi tiến hóa thành các dạng cơ thể nhân sơ khác nhau, sau đó là hình thành nên các tế bào nhân thực rồi tiến hóa thành các dạng cơ thể nhân thực đơn bào, cơ thể nhân thực đa bào. Sự biến đổi địa chất của Trái Đất làm biến đổi điều kiện sống khiến nhiều loài sinh vật bị diệt vong và sau đó nhiều loài mới xuất hiện. Cứ như vậy, sinh giới không ngừng tiến hóa đã tạo nên thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú như ngày nay.
Có một số nguyên nhân chính khiến chọn lọc tự nhiên không thể tạo ra sinh vật thích nghi một cách hoàn hảo với nhiều điều kiện sống khác nhau. Đó là:
- Yếu tố môi trường (chọn lọc tự nhiên) chỉ sàng lọc và nhân rộng các cá thể sinh vật có các biến dị thích nghi nhất vốn có sẵn trong quần thể. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra các biến dị di truyền giúp sinh vật thích nghi với môi trường. Biến dị di truyền được chọn lọc, do vậy, có thể không thực sự hoàn hảo mà chỉ là loại biến dị thích nghi nhất trong số các biến dị đã có sẵn ở quần thể.
- Chọn lọc tự nhiên tác động lên kiểu hình của sinh vật, mà kiểu hình là sự tương tác hài hoà của nhiều tính trạng, trong đó nhiều tính trạng có tác động đối nghịch nhau. Vì vậy, chọn lọc tự nhiên mang tính dung hòa các tính trạng đối lập sao cho có được kiểu hình tối ưu nhất có thể.
- Một kiểu hình chỉ thích nghi với một loại môi trường nhất
định. Khi môi trường sống thay đổi, đặc điểm thích nghi với
môi trường cũ có thể trở nên có hại
b. Loài mới có thể được hình thành qua những con đường nào?
Qua 2 con đường: cùng khu vực địa lí (Hình thành loài bằng cách ly sinh thái, cách ly tập tính, lai xa và đa bội hóa); khác khu vực địa lí.
Quy ước gen: A: thân xám ; a: thân đen
B: cánh dài; b: cánh cụt
F1 có 4 kiểu hình → P dị hợp 2 cặp gen. Mà ở ruồi giấm chỉ có con cái có HVG, để tạo 4 loại kiểu hình thì con đực phải có kiểu gen dị hợp đều
A
B
a
b
ab
AB
Ở F1 , tỷ lệ ruồi thân đen, cánh dài ( aaB-) = 0,045 → aB = 0,09 →f = 18%.
Xác suất thu được ruồi đực mang kiểu hình lặn về ít nhất 1 trong 2 tính trạng là :
1
−
(
0
,
5
+
0
,
41
)
2
⋅
0
,
5
=
14
,
75
%
1−
2
(0,5+0,4 ⋅0,5=14,75%