Nguyễn Linh Quỳnh Chi

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Linh Quỳnh Chi
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Một số nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đối với con người:

- Rừng:

  • Vai trò: Cung cấp gỗ, thực phẩm, dược phẩm, điều hòa khí hậu, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính,...
  • Biện pháp sử dụng hợp lí: Ngăn chặn chặt phá rừng; trồng rừng, phủ xanh đồi trọc; ngăn chặn việc săn bắt các loài hoang dã sống trong rừng, đặc biệt là các loài quý hiếm; tăng cường quản lí và giáo dục bảo vệ rừng;...

- Khoáng sản:

  • Vai trò: Cung cấp năng lượng, vật liệu sản xuất công nghiệp,... 
  • Biện pháp sử dụng hợp lí: Hạn chế khai thác; lựa chọn sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo khác,...

- Nước:

  • Vai trò: Là nguồn sống của hầu hết các loài sinh vật, nguyên liệu của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, điều hòa nhiệt độ,...
  • Biện pháp sử dụng hợp lí: Xử lí nước thải, tiết kiệm nước, quản lí sử dụng nước đầu nguồn,...

a) Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Nêu một số ví dụ về các hệ sinh thái này.

- Hệ sinh thái tự nhiên:

  • Khái niệm: Là hệ sinh thái hình thành và phát triển một cách tự nhiên, không có hoặc ít chịu sự tác động của con người.
  • Đặc điểm: Có tính đa dạng sinh học cao, các mối quan hệ sinh học phức tạp và cân bằng.
  • Ví dụ: Rừng mưa nhiệt đới, sa mạc, rạn san hô, hồ tự nhiên,....

- Hệ sinh thái nhân tạo:

  • Khái niệm: Là hệ sinh thái do con người tạo ra và quản lý, nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế, xã hội.
  • Đặc điểm: Có tính đa dạng sinh học thấp hơn, các mối quan hệ sinh học đơn giản hơn và chịu sự chi phối của con người.
  • Ví dụ: Đồng ruộng, vườn cây ăn quả, hồ nuôi cá, khu đô thị,...

b) Nếu không có sự can thiệp của con người, hệ sinh thái nhân tạo sẽ bị biến đổi thành hệ sinh thái tự nhiên. Hãy giải thích và cho biết hiện tượng này chứng tỏ điều gì?

- Hệ sinh thái nhân tạo được duy trì và hoạt động dựa trên sự can thiệp liên tục của con người (như bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh,...). → Khi không có sự can thiệp của con người, các yếu tố tự nhiên như sự cạnh tranh giữa các loài, môi trường biến đổi,... sẽ chi phối, dần dần làm thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái nhân tạo. Khi đó các loài sinh vật hoang dại sẽ có cơ hội phát triển, lấn át các loài cây trồng, vật nuôi. Kết quả là hệ sinh thái nhân tạo sẽ dần dần biến đổi thành một hệ sinh thái tự nhiên.

- Hiện tượng này chứng tỏ rằng:

  • Hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự phục hồi và tự duy trì trạng thái cân bằng.
  • Sự can thiệp của con người có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, nhưng không thể hoàn toàn thay thế các quy luật tự nhiên.
  • Tính bền vững của hệ sinh thái tự nhiên.

- Dựa trên các đặc điểm về sinh vật và môi trường, các khu sinh học trên Trái Đất được phân chia thành hai nhóm chính:

  • Khu sinh học trên cạn
  • Khu sinh học dưới nước

- Một số khu sinh học trên cạn:

  • Rừng mưa nhiệt đới: Môi trường nóng ẩm quanh năm, lượng mưa lớn. Độ đa dạng sinh vật cao, nhiều loài cây thân gỗ lớn.
  • Sa mạc: Quanh năm khô hạn, lượng mưa ít, nhiệt độ trong ngày dao động lớn. Đa dạng sinh vật kém, gồm các loài chịu hạn như xương rồng, lạc đà,…

- Một số khu sinh học dưới nước:

  • Sông: Lượng nước ngọt lớn, hàm lượng muối thấp. Nhiều loài cá nước ngọt, thực vật thủy sinh.
  • Rạn san hô: Nước biển ấm, trong, nhiều ánh sáng. Nhiều san hô, các loài cá nhỏ và động vật không xương sống.

Quần thể có hai kiểu tăng trưởng chính: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học và tăng trưởng trong môi trường có nguồn sống bị giới hạn.

Tiêu chí

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học

Tăng trưởng trong môi trường có nguồn sống bị giới hạn

Điều kiện môi trường sống

Môi trường không bị giới hạn, nguồn sống dồi dào.

Môi trường bị giới hạn bởi các yếu tố như nguồn thức ăn, nơi ở, dịch bệnh.

Mức độ tăng trưởng

Tăng trưởng rất nhanh, theo cấp số nhân. Mức sinh sản tối đa, mức tử vong tối thiểu.

Ban đầu tăng trưởng nhanh, sau đó chậm lại và đạt trạng thái cân bằng (mức sinh sản và tử vong gần như bằng nhau).

Dạng đường cong tăng trưởng

Đường cong hình chữ J.

Đường cong hình chữ S.

- Điều hòa kích thước và mật độ của quần thể là sự tăng hay giảm số cá thể của quần thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

- Cơ chế điều hòa dựa trên mối quan hệ giữa mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư và mức di cư:

sinh học 12, các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước và mật độ quần thể

  • Trong điều kiện môi trường thuận lợi (nguồn thức ăn dồi dào, ít kẻ thù,…) → Tỉ lệ sinh sản tăng, mức tử vong thấp, nhập cư có thể tăng → Số lượng cá thể và mật độ cá thể tăng cao.
  • Trong điều kiện môi trường bất lợi (thiếu thức ăn hay nơi ở, nhiều kẻ thù,…) → Tăng cạnh tranh cùng loài → Tỉ lệ sinh sản giảm, mức tử vong tăng, xuất cư có thể tăng → Số lượng cá thể và mật độ cá thể giảm xuống.

- Các biện pháp ứng dụng trong trồng trọt:

  • Nuôi các loài thiên địch (ong mắt đỏ, kiến ba khoang, bọ ngựa, chuồn chuồn,…) để kiểm soát số lượng của các loài côn trùng, sâu bọ gây hại.
  • Điều chỉnh mật độ cây trồng, mở rộng diện tích trồng trọt khi mật độ quần thể quá cao.
  • Cung cấp đầy đủ và đồng đều nguồn dinh dưỡng, nguồn nước, không gian sống,… cho các cá thể trong quần thể.