

Phan Kiều Oanh
Giới thiệu về bản thân



































câu 1 bài làm
Đoạn trích " Hai lần chết" của Thạch Lam khắc họa sâu sắc bi kịch của nhân vật dung Dung, một người con gái trẻ tuổi có số phận đáng thương như những người con gái trong xã hội xưa. Xuất thân trong gia đình sa sút kinh tế, từ nhỏ Dung phải chịu cảnh thờ ơ, lạnh nhạt của gia đình. Cô không được coi trọng, bị coi như 1 món hàng để kiếm chắc, bị chính mẹ của mình bán cho một nhà giàu chỉ để lấy mấy trăm đồng bạc. Đến khi ở nhà chồng thì ở nhà chồng thì không được chồng quan tâm, yêu thương, hai người em chồng thì thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm, mẹ chồng thì ghê gớm, suốt ngày mắng mỏ, chửi rủa. Những lúc mệt mỏi ngồi khóc, bà mẹ chồng cũng dùng lời lẽ thô tục đay nghiến cô, buồn bã hơn là khi cô viết thư về cho gia đình thì cha mẹ cô cũng không ai hồi âm, quan tâm cô. Thậm chí, Dung đánh liều lấy trộm tiền của mẹ chồng để về nhà mẹ đẻ thì lại bị chính mẹ đẻ đay nghiến. Khổ sở với hoàn cảnh hiện tại, Dung đã chọn cách nhảy sông nhưng không thành, cô đành phải vâng lời mà về nhà với mẹ chồng, giờ đây đặt trong mối quan hệ với nhan đề, chúng ta có thể thấy, hai lần chết của Dung, thì lần thứ nhất chính là cái chết về thể xác không thành, còn cái chết thứ hai, có lẽ chính là cái chết về mặt tinh thần khi nàng chấp nhận quay về nhà với mẹ chồng. Cuộc đời Dung bị ràng buộc bởi những quy tắc hà khắc, bị ép buộc vào cuộc hôn nhân không có tình yêu.Qua nhân vật này, Thạch Lam thể hiện sự cảm thông đối với số phận những người phụ nữ trong xã hội cũ và lên án những bất công đã tước đoạt quyền tự do, hạnh phúc của họ. Không chỉ nổi bật về nội dung đoạn trích còn có nghệ thuật độc đáo.Đoạn trích kết hợp giữa nhiều điểm nhìn, điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong của nhân vật góp phần khắc họa chân thực, sâu sắc số phận, hoàn cảnh của nhân vật Dung. Đoạn trích đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về số phận bi kịch của người con gái trẻ của xã hội xưa.
câu 2
Bài làmBình đẳng giới luôn là một vấn đề hết sức nhức nhối hiện nay. Dù thế giới ngày càng tiến bộ, sự phân biệt giữa nam và nữ vẫn tồn tại ở nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng đến cơ hội phát triển và quyền lợi của mỗi người.
Vậy đầu tiên bình đẳng giới là gì? Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.Trong những năm qua, dù xã hội đã có nhiều tiến bộ, văn minh hơn, song vấn đề bình đẳng giới vẫn còn gặp phải nhiều bất cập, chưa thực sự được giải quyết triệt để, đặc biệt là ở nông thôn, vùng núi. Dẫn chưng tiêu biểu nhất trong việc này có thể kể đén như hiên nay, ở một số vùng sâu, vùng xa tại Việt Nam, nhiều bé gái vẫn phải nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình hoặc kết hôn khi chưa đủ tuổi. Theo thống kê của UNICEF, tỷ lệ trẻ em gái bỏ học ở bậc trung học tại vùng dân tộc thiểu số cao hơn nhiều so với trẻ em trai.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đén tình trạng này. Đầu tiên là hiện nay vẫn còn tồn tại những thành kiến, định kiến về vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội từ thời xa xưa. Tiếp theo là nhiều người phụ nữ vẫn còn chưa hiểu đúng về quyền và bình đẳng giới, họ cho rằng việc bị khinh thường là điều hết sức bình thường, họ nhẫn nhịn, cho rằng đó là điều đương nhiên.
Nhưng suy nghĩ đó thực sự rất sai trái và để giải quyết vấn đề này cần có sự chung tay của cả xã hội. Dầu tiên ta cần tuyên truyền, phổ cập về bình đẳng giới, giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của bình đẳng giới. Hơn nữa ta cũng cần xử phạt, lên án những hành vi bạo lực gia đình dưới mọi hình thức.
câu 1 luận đề của bài là nghĩ thêm về chi tiết cái bóng trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương
câu 2 chi tiết đọc đáo trong chuyện là người chồng sau
bao năm đi lính theo lệnh của triều đình, may mắn thoát chết trở về, những mong được ôm ấp đứa con thì đứa con lại kể về người cha của mình ở nhà, khiến cho Trương Sinh nghi ngờ vợ.câu 3
Mục đích của việc người viết nhắc đến tình huống truyện ở phần mở đầu văn bản là để dẫn dắt, tạo đòn bẩy cho việc tập trung phân tích chi tiết cái bóng.
Câu 4.
- Chi tiết khách quan: Ngày xưa chưa có tivi, đến cả “rối hình" cũng không có, tối tối con cái thường quây quần quanh cha mẹ, ông bà, chơi trò soi bóng trên tường, nhờ ánh sáng ngọn đèn dầu, mỡ.
- Chi tiết chủ quan: Có lẽ vì muốn con luôn luôn cảm thấy người cha vẫn có mặt ở nhà, và để tự an ủi mình, thấy mình với chồng vẫn luôn bên nhau như hình với bóng, nên người vợ đã chỉ vào cái bóng của mình mà nói với con rằng đó là cha của Đản - tên của đứa con.
- Mối quan hệ giữa hai cách trình bày trên trong văn bản:
+ Phần trình bày ý kiến khách quan là cơ sở để dẫn dắt tới ý kiến chủ quan của người viết, tạo nên sự thuyết phục cho ý kiến chủ quan.
+ Phần trình bày ý kiến chủ quan giúp người viết thể hiện rõ được ý kiến, quan điểm của mình trong quá trình đọc hiểu tác phẩm, góp phần làm rõ luận đề của bài viết, tạo nên sự thống nhất giữa nhan đề và nội dung bài viết, tạo nên sức thuyết phục lớn đối với người đọc.
Câu 5.
Người viết cho rằng chi tiết cái bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc vì:
- Nó bắt nguồn từ một trò chơi dân gian, hết sức phổ biến, gần gũi với nhân dân.
- Nó thể hiện tình yêu của Vũ Nương dành cho con, cho chồng.
=> Người kể chuyện đã khéo léo đẩy một trò chơi dân gian lên làm một cái cớ để xây dựng một tình huống truyện độc đáo, góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề, tư tưởng của tác phẩm - lên án thói ghen tuông mù quáng như một căn bệnh truyền đời của nhân loại.
câu 1
bài làm
Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong Văn học Việt Nam, trong đó nhân vật Đạm Tiên dù chỉ xuất hiện một cách dán tiếp nhưng đã để lại cho em nhưng cảm xúc khó quên. Đạm Tiên được nói đến thông qua lời kể của Vương Quan,Nổi danh tài sắc một thì/Xôn xao ngoài cửa, hiếm gì yến anh. Nàng là một ca nhi nổi danh tài sắc, vừa sinh đẹp lại tài năng nên được nhiều quan tâm, tìm đến, nhưng buồn thay phận hồng nhan có mong manh, nàng đã chết sớm. Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương. Dù vậy, nàng vẫn được người khách phương xa yêu mến, lo toan hậu sự chu đáo, Sắm sanh nếp tử, xe châu. Nhưng thời gian dần trôi, vì không người thân thích, nấm mồ của Đạm Tiên không được chăm nom, săn sóc nên dần trở nên Sè sè nấm đất bên đàng, / Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. Từ đó ta thấy được số phận của Đạm Tiên thật nhỏ bé, đáng thương. Vốn là người con gái tài năng, xinh đẹp, nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc, êm ấm. Nhưng thật là số phận trêu ngươi, Đạm Tiên qua đời khi mới nửa chừng xuân. Sau khi nàng mất, hoàn cảnh của nàng lại càng khiến người ta chạnh lòng thêm nữa vì mộ phần của nàng không ai đoái hoài, săn sóc, mặc vậy úa tàn theo năm tháng.
câu 2
bài làm
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ đời sống của chúng ta cũng dần tốt đẹp hơn nhưng đi với đó là hiện tượng sống thực dụng, một vấn đề đáng báo động , lên án hiện nay. Nó không chỉ xuất hiện ở 1 bộ phận không nhỏ giới trẻ mà còn trở thành một vấn đề tiêu cực của nhiều đối tượng người trong xã hội hiện đại.
Vậy đầu tiên, thế nào là lối sống thực dụng? Lối sống thực dụng là lối sống coi nặng giá trị vật chất, chạy đua theo những nhu cầu trước mắt, đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả, gần với sự ích kỉ, trục lợi. Lối sống thực dụng là một căn bệnh nguy hiểm có thể làm băng hoại đạo đức con người.
Ngày nay, ngày càng nhiều bạn trẻ có lối sống thực dung, ham hư danh, họ luôn thơ ơ, đua đòi, vị phạm pháp luật của nhà nước. Họ coi trọng tiền bạc, vật chất hơn cả những giá trị đạo đức, tâm hồn. Họ luôn lấy bản thân mình là trung tâm, mọi suy nghĩ, hành động lấy lợi ích vật chất tầm thường của bản thân làm tiêu chí phấn đấu. Ví dụ như các hành vi phản cảm của các tiktoker để câu view, nổi tiếng như tiktoker Nờ Ô Nô. Anh từng thực hiện 1 loạt video video với nội dung gi
úp đỡ người nghèo nhưng lại có lời lẽ miệt thị, thiếu tôn trọng. Trong một video, khi tặng đồ ăn cho cụ bà có hoàn cảnh khó khăn, anh ta nói:“Hello bà già nghèo khổ giữa trời đông cô đơn.” hay “Nghèo mà còn chê là không ai giúp luôn á.” Những lời nói này bị chỉ trích là vô cảm, thiếu tôn trọng người yếu thế và chỉ mang tính chất câu view thay vì thực sự giúp đỡ.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự việc này, có thể kể đến như sự ích kỉ của cá nhân hay do môi trường giáo dục còn chưa chú trọng đến đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cuả giới trẻ, nó dần khiến các bạn trẻ dần trở nên tha hóa, bỏ quên việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức và dần dần hình thói vô cảm, vô trách nhiệm.
Vậy chúng ta cần phải làm gì để ngăn ngừa tình trạng này? Đầu tiên ta cần nhận thức được tác hại của lối sống này, từ đó loại bỏ lối sống ích kỉ, học cách quan tâm, yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh nhiều hơn. Tiếp theo,nhà trường, xã hội cũng cần tạo ra những hoạt động tích cực, hấp dẫn, ý nghĩa để thu hút các bạn trẻ nhiều hơn nhằm trau dồi cho các bạn trẻ về vốn sống, tinh thần trách nhiệm,…
Cuối cùng em chỉ muốn nhấn mạnh rằng lối sống thực dụng mang lại rất nhiều nguy hại đến cuộc sống của chúng ta vậy nên ta cần phải lên án kịch liệt như một căn bệnh nguy hiểm của đời sống xã hội để bước tới một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
câu 1
thể thơ của văn bản là thể thơ lục bát
câu 2
Điển tích, điển cố: Trâm gãy, bình rơi, châu sa.
câu 3 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 dòng thơ sè sè nấm đất bên đàng/ Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh là đảo ngữ
Tác dụng:Tác giả đã đảo các từ láy tượng hình sè sè, dàu dàu lên đầu mỗi dòng thơ nhằm nhấn mạnh trạng thái của sự vật được nói đến (độ thấp của nấm mồ Đạm Tiên; độ kém sắc, héo úa của ngọn cỏ)
câu 4
các từ láy tác giả sử dụng trong văn bản là sè sè, dàu dàu, xôn xao, mong manh, đầm đầm.Tác dụng:v
iệc sử dụng nhiều từ láy (cả từ láy tượng hình và tượng thanh) có tác dụng khắc họa chân thực, sinh động những đối tượng, sự việc được khắc họa trong văn bản; đồng thời tạo âm hưởng nhịp nhàng, dễ nhớ cho văn bản.câu 5
tâm trạng, cảm xúc của nàng Kiều trước hoàn cảnh của Đạm Tiên: Đau lòng, xót thương cho số phận của Đạm Tiên.
Từ đó ta thấy nhân vật Thúy Kiều là một người con gái nhân hậu. Trước hoàn cảnh của Đạm Tiên, nàng không chỉ đồng cảm với cảnh ảm đạm, lạnh lẽo nhang khói của nấm mồ Đạm Tiên khi không người thăm nom, săn sóc; mà nàng còn khóc thương cho thân phận những người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh trong xã hội của nàng.