Vũ Bùi Thảo Nguyên

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Vũ Bùi Thảo Nguyên
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Trong đoạn trích, nhân vật Hăm-lét hiện lên là một con người đầy mâu thuẫn nhưng cũng giàu bản lĩnh, dũng cảm và quyết đoán. Trước tội ác của Clô-đi-út – kẻ đã giết cha mình để chiếm ngôi, Hăm-lét không chọn cách im lặng hay buông xuôi, mà âm thầm điều tra, tìm cách vạch trần và trả thù. Tuy nhiên, chàng cũng là một con người nội tâm sâu sắc, luôn giằng xé giữa công lý và nhân đạo, giữa hành động và lương tâm. Điều đó thể hiện rõ qua việc chàng do dự khi định giết Clô-đi-út lúc hắn đang cầu nguyện. Hăm-lét còn là một người thông minh và bản lĩnh, khi đã thay đổi mật thư hòng thoát chết trên đường sang Anh. Tuy nhiên, bi kịch của Hăm-lét là ở chỗ: trong hành trình thực thi công lý, chàng vô tình gây ra nhiều mất mát, đau thương – như cái chết của Pô-lô-ni-út, Ô-phê-li-a, La-ớc-tơ, mẹ mình và chính bản thân chàng. Qua đó, Hăm-lét trở thành biểu tượng bi tráng cho con người đấu tranh với cái ác, nhưng cũng là nạn nhân của một xã hội đầy mưu mô và tội lỗi.

Câu 2

Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của nước Mỹ – từng nói: “Con người sinh ra không phải để làm ác, nhưng sự im lặng trước cái ác cũng là một tội ác.” Câu nói ấy không chỉ là một nhận định đạo đức mà còn là lời cảnh tỉnh về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cuộc sống: đừng vô cảm, đừng im lặng trước điều sai trái.

Thật vậy, không phải ai sinh ra cũng mang trong mình bản chất xấu xa. Nhưng điều nguy hiểm là ở chỗ, cái ác không chỉ tồn tại ở hành động của kẻ thủ ác, mà còn được nuôi dưỡng bởi sự thờ ơ, sự im lặng của những người xung quanh. Khi con người im lặng, nghĩa là họ chấp nhận cho cái xấu tồn tại, thậm chí tạo điều kiện để cái ác lớn lên. Một xã hội mà ai cũng quay mặt làm ngơ trước bất công thì dù có luật pháp nghiêm minh đến đâu, cái ác vẫn sẽ có cơ hội lộng hành.

Lịch sử nhân loại từng chứng kiến biết bao tội ác được gây nên không chỉ bởi kẻ cầm quyền mà còn bởi sự cúi đầu, sợ hãi hoặc vô cảm của những người dân thường. Đức Quốc xã đã gây ra cuộc thảm sát người Do Thái không chỉ vì Hitler quá độc ác, mà còn vì hàng triệu người đã im lặng, không lên tiếng phản kháng. Trong đời sống hiện đại cũng vậy, sự im lặng trước nạn bạo lực học đường, tham nhũng, phá hoại môi trường... cũng là một dạng “đồng lõa”. Đôi khi, chỉ một tiếng nói lên tiếng đúng lúc có thể cứu một người khỏi bất công; ngược lại, sự im lặng lại có thể khiến cái ác tiếp tục gieo rắc đau thương.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong nhiều hoàn cảnh, con người ta buộc phải im lặng vì sợ hãi, vì bị áp chế, vì cảm thấy mình quá nhỏ bé giữa dòng chảy xã hội. Nhưng điều đó không thể là lý do để ta mãi trốn tránh. Chỉ khi con người dám lên tiếng, dám phản đối cái sai, cái ác mới bị đẩy lùi, công lý mới được bảo vệ.

Từ câu nói của Martin Luther King, ta cần nhìn lại chính mình: đừng chờ đến khi cái ác chạm vào ta mới hành động. Mỗi hành động nhỏ, mỗi lời nói đúng lúc đều có thể là ngọn đèn soi sáng trong bóng tối. Sống có trách nhiệm, có lương tâm – đó mới là cách sống đúng đắn và nhân văn nhất.

Câu 1

Trong đoạn trích, nhân vật Hăm-lét hiện lên là một con người đầy mâu thuẫn nhưng cũng giàu bản lĩnh, dũng cảm và quyết đoán. Trước tội ác của Clô-đi-út – kẻ đã giết cha mình để chiếm ngôi, Hăm-lét không chọn cách im lặng hay buông xuôi, mà âm thầm điều tra, tìm cách vạch trần và trả thù. Tuy nhiên, chàng cũng là một con người nội tâm sâu sắc, luôn giằng xé giữa công lý và nhân đạo, giữa hành động và lương tâm. Điều đó thể hiện rõ qua việc chàng do dự khi định giết Clô-đi-út lúc hắn đang cầu nguyện. Hăm-lét còn là một người thông minh và bản lĩnh, khi đã thay đổi mật thư hòng thoát chết trên đường sang Anh. Tuy nhiên, bi kịch của Hăm-lét là ở chỗ: trong hành trình thực thi công lý, chàng vô tình gây ra nhiều mất mát, đau thương – như cái chết của Pô-lô-ni-út, Ô-phê-li-a, La-ớc-tơ, mẹ mình và chính bản thân chàng. Qua đó, Hăm-lét trở thành biểu tượng bi tráng cho con người đấu tranh với cái ác, nhưng cũng là nạn nhân của một xã hội đầy mưu mô và tội lỗi.

Câu 2

Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của nước Mỹ – từng nói: “Con người sinh ra không phải để làm ác, nhưng sự im lặng trước cái ác cũng là một tội ác.” Câu nói ấy không chỉ là một nhận định đạo đức mà còn là lời cảnh tỉnh về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cuộc sống: đừng vô cảm, đừng im lặng trước điều sai trái.

Thật vậy, không phải ai sinh ra cũng mang trong mình bản chất xấu xa. Nhưng điều nguy hiểm là ở chỗ, cái ác không chỉ tồn tại ở hành động của kẻ thủ ác, mà còn được nuôi dưỡng bởi sự thờ ơ, sự im lặng của những người xung quanh. Khi con người im lặng, nghĩa là họ chấp nhận cho cái xấu tồn tại, thậm chí tạo điều kiện để cái ác lớn lên. Một xã hội mà ai cũng quay mặt làm ngơ trước bất công thì dù có luật pháp nghiêm minh đến đâu, cái ác vẫn sẽ có cơ hội lộng hành.

Lịch sử nhân loại từng chứng kiến biết bao tội ác được gây nên không chỉ bởi kẻ cầm quyền mà còn bởi sự cúi đầu, sợ hãi hoặc vô cảm của những người dân thường. Đức Quốc xã đã gây ra cuộc thảm sát người Do Thái không chỉ vì Hitler quá độc ác, mà còn vì hàng triệu người đã im lặng, không lên tiếng phản kháng. Trong đời sống hiện đại cũng vậy, sự im lặng trước nạn bạo lực học đường, tham nhũng, phá hoại môi trường... cũng là một dạng “đồng lõa”. Đôi khi, chỉ một tiếng nói lên tiếng đúng lúc có thể cứu một người khỏi bất công; ngược lại, sự im lặng lại có thể khiến cái ác tiếp tục gieo rắc đau thương.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong nhiều hoàn cảnh, con người ta buộc phải im lặng vì sợ hãi, vì bị áp chế, vì cảm thấy mình quá nhỏ bé giữa dòng chảy xã hội. Nhưng điều đó không thể là lý do để ta mãi trốn tránh. Chỉ khi con người dám lên tiếng, dám phản đối cái sai, cái ác mới bị đẩy lùi, công lý mới được bảo vệ.

Từ câu nói của Martin Luther King, ta cần nhìn lại chính mình: đừng chờ đến khi cái ác chạm vào ta mới hành động. Mỗi hành động nhỏ, mỗi lời nói đúng lúc đều có thể là ngọn đèn soi sáng trong bóng tối. Sống có trách nhiệm, có lương tâm – đó mới là cách sống đúng đắn và nhân văn nhất.

Câu 1. Sự việc trong văn bản trên là gì?

Sự việc chính là hành trình Hăm-lét vạch trần và trả thù vua Clô-đi-út – kẻ đã sát hại cha mình để cướp ngôi và lấy mẹ của Hăm-lét. Trong quá trình đó, nhiều biến cố xảy ra như: Hăm-lét vô tình giết chết Pô-lô-ni-út, bị Clô-đi-út âm mưu giết, Ô-phê-li-a phát điên và chết, cuộc đấu kiếm giữa Hăm-lét và La-ớc-tơ, cái chết của hoàng hậu, La-ớc-tơ và Clô-đi-út. Cuối cùng, Hăm-lét thực hiện được sự trả thù trước khi qua đời.

Câu 2. Chỉ ra một chỉ dẫn sân khấu trong văn bản.

Một chỉ dẫn sân khấu là: “thấy có người nấp sau rèm, tưởng là Clô-đi-út, chàng rút gươm đâm.”
Đây là phần mô tả hành động của nhân vật để đạo diễn và diễn viên dàn dựng trên sân khấu.

Câu 3.
Mâu thuẫn chính là xung đột giữa Hăm-lét và Clô-đi-út – đại diện cho chính nghĩa và tội ác. Hăm-lét muốn vạch trần và trả thù cho cái chết của cha, trong khi Clô-đi-út tìm mọi cách để tiêu diệt Hăm-lét nhằm che giấu tội lỗi. Ngoài ra còn có xung đột giữa Hăm-lét và La-ớc-tơ, một người vì thù cha mà bị kẻ xấu lợi dụng.

Câu 4.
Lời thoại thể hiện tâm trạng giằng xé, đầy căm phẫn và sẵn sàng hành động của Hăm-lét. Chàng đang bị dằn vặt bởi nỗi đau mất cha, sự phản bội của mẹ, và tội ác của Clô-đi-út, từ đó nảy sinh quyết tâm trả thù đến mức sẵn sàng làm những điều kinh hoàng, vượt khỏi khuôn mẫu đạo đức thông thường.

Câu 5.
Văn bản gợi lên suy nghĩ về sự phức tạp của con người, ranh giới mong manh giữa thiện và ác, công lý và thù hận. Nó cũng cho thấy cái giá đau đớn của sự trả thù – không chỉ kẻ ác mà cả người vô tội cũng phải chịu hậu quả. Tác phẩm là lời cảnh tỉnh về hậu quả của lòng tham, sự dối trá, và đồng thời ca ngợi khát vọng công lý, sự thật của con người.

Câu 1:Mỗi một quốc gia có một bản sắc văn hóa dân tộc riêng biệt. Là công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chúng ta cần có ý thức bảo vệ, gữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa chan hòa sau. Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Là một người học sinh, chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Mỗi người một hành động nhỏ tạo nên hiệu ứng lớn, mỗi chúng ta hãy thay đổi bản thân ngay từ hôm nay. 

Câu 2: 

Bài thơ khắc họa hình ảnh thân thuộc và ấm áp của người bà và cháu, đồng thời gửi gắm những tình cảm sâu sắc và tinh tế về tình cảm gia đình. Từ hình ảnh "khói chiều cõng một hoàng hôn" đến "bờ vai bà cõng tâm hồn cháu bay", tác giả đã vẽ nên một bức tranh đầy thơ mộng và gợi cảm. Hình ảnh bà hiện lên không chỉ là người chăm sóc, mà còn là người bạn đồng hành, người truyền tải những giá trị sống cho cháu.

Nghệ thuật miêu tả trong bài thơ rất đặc sắc, với việc sử dụng hình ảnh so sánh và ẩn dụ tinh tế. "Bờ vai bà cõng tâm hồn cháu bay" không chỉ là hình ảnh cụ thể, mà còn chứa đựng ý nghĩa tượng trưng sâu xa về sự che chở và dạy dỗ của bà. Hình ảnh “bánh xe bà đạp quay tròn” như tượng trưng cho sự vất vả, hy sinh và tình yêu thương vô bờ của người bà dành cho cháu.

Bài thơ còn sử dụng ngôn từ giản dị, gần gũi nhưng đầy sức gợi, làm cho người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được khung cảnh và tình cảm trong bài. Những câu hỏi tu từ như “sau lưng bà, cháu cứ trông” hay “bà ơi?” càng làm tăng thêm sự gắn kết và tình cảm giữa bà và cháu.

Cuối cùng, bài thơ là lời nhắc nhở tinh tế về giá trị của gia đình và những kỷ niệm tuổi thơ, là hành trang quý báu mà mỗi người cần trân trọng và giữ gìn suốt cuộc đời.

Câu 1 : quần thể di tích Cố đô Huế

Câu 2: Phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, thuyết minh

Câu 3: 

Văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế được coi là văn bản thông tin vì:

+ Cung cấp thông tin cụ thể: Văn bản nêu rõ các thông tin về lịch sử, kiến trúc, văn hóa và giá trị của quần thể di tích, giúp người đọc hiểu rõ về di sản này.

Câu 4:Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản "Di tích Cố đô Huế" không chỉ hỗ trợ việc truyền tải thông tin về các di tích lịch sử mà còn giúp tạo nên một không gian tưởng tượng đầy sắc thái. Những yếu tố phi ngôn ngữ như hình ảnh, âm thanh, kiến trúc, màu sắc và biểu tượng văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc làm phong phú thêm trải nghiệm cảm nhận và thấu hiểu giá trị của Cố đô Huế đối với người đọc.

Câu 5: Qua cảm nhận của em, quần thể di tích Cố đô Huế không chỉ là một công trình kiến trúc, mà là một kho tàng di sản văn hóa, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Nó mang lại cho em cảm giác vừa linh thiêng, vừa gần gũi, tạo ra niềm tự hào dân tộc và thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ những giá trị quý báu của ông cha để lại cho thế hệ sau. Huế không chỉ là nơi của những di tích lịch sử mà còn là một không gian sống động, đầy cảm hứng và ý nghĩa đối với tất cả những ai đến thăm và tìm hiểu