

Lê Thị Phương Thảo
Giới thiệu về bản thân



































Chính trị:
+ Hoàn thiện bộ máy thống trị ở Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.
+ Việt Nam bị chia thành ba kì với ba chế độ cai trị khác nhau.
- Kinh tế:
+ Dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa và cây công nghiệp.
+ Tập trung khai thác mỏ; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo,...
+ Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới.
+ Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và cảng biển.
- Văn hóa, giáo dục:
+ Chú trọng truyền bá văn hóa phương Tây, tìm cách hạn chế ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
+ Đào tạo một lớp người thân Pháp làm chỗ dựa cho công cuộc thống trị và khai thác thuộc địa.
+ Mở trường học, cơ sở y tế, văn hóa.
A/ Các bộ phận gồm: 1 nội thuỷ,2 lãnh hải,3 vùng tiếp giáp lãnh hải,4 vùng đăt quyền kinh tế, 5 thềm lục địa.
B/ + Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp, thương mại,...
+ Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
+ Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển,...
+ Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch,...), tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
+ Phát triển giao thông vận tải biển góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
- Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.
+ Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển - đảo tốt hơn.