

Trương Minh Quân
Giới thiệu về bản thân



































C1: đối tượng là những người kém cỏi nhưng lại đòi học theo người khác một cách mù quáng
C2:tác giả sử dụng câu nói diễu cợt để châm biếm cùng với ngôn ngữ bình dị
C3: mang ý nghĩa khinh bỉ,chê bài
C4:chủ đề :phê phán những kẻ không có năng lực nhưng vẫn cố học theo người khác một cách mù quáng
Căn cứ:dắc díu
C5:cảm xúc:sự chán ghét và chê bai
Cuộc sống không chỉ là tồn tại mà còn là sự cống hiến, là biết cho đi mà không đòi hỏi nhận lại. Giống như chim yến chắt chiu từng giọt máu để xây tổ, con người cũng cần sống hết mình, làm việc, cống hiến vì những điều ý nghĩa. Đôi khi, những điều nhỏ bé ta làm lại có sự ý nghĩa đến cuộc sống. Sự dâng tặng ấy không cần hào nhoáng hay so đo với người khác, mà chỉ cần xuất phát từ tấm lòng chân thành. Như vậy, một cuộc sống ý nghĩa chính là khi ta biết cho đi, biết sống vì người khác và để lại giá trị tốt đẹp cho đời.
Guy de Maupassant là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của Pháp thế kỷ XIX, nổi tiếng với những truyện ngắn giàu tính nhân văn. Bố của Xi-mông là một trong những tác phẩm tiêu biểu, kể về cậu bé Xi-mông – một đứa trẻ thiếu vắng tình cha và bị bạn bè chế giễu. Qua câu chuyện, tác giả không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn thể hiện tình người ấm áp và niềm hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Xi-mông là connủủa chị Blang-sốt – một người phụ nữ bị bỏ rơi và phải một mình nuôi con. Vì không có cha, cậu trở thành mục tiêu trêu chọc của lũ trẻ trong làng. Hình ảnh Xi-mông đau đớn, tuyệt vọng, khóc nức nở bên bờ sông cho thấy sự tổn thương sâu sắc trong tâm hồn non nớt của cậu. Cậu cảm thấy cô đơn, xấu hổ và không biết phải đối mặt với cuộc sống ra sao
Khi đang tuyệt vọng, Xi-mông tình cờ gặp bác thợ rèn Phi-líp. Bác không chỉ an ủi mà còn đưa cậu về nhà, giúp cậu tìm lại niềm tin. Sự xuất hiện của Phi-líp mang đến một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Xi-mông. Bác thợ rèn không chỉ là một con người mạnh mẽ, hiền hậu mà còn là hiện thân của lòng nhân ái, sẵn sàng che chở cho đứa trẻ đáng thương.
Khi Phi-líp đồng ý làm "bố" của Xi-mông, cậu bé vỡ òa trong hạnh phúc. Hình ảnh cậu hãnh diện khoe với bạn bè rằng mình đã có bố cho thấy sự thay đổi lớn lao trong tâm lý và cảm xúc của cậu. Nếu như trước đây cậu tủi thân và chán nản, thì bây giờ cậu trở nên tự tin, vui vẻ hơn. Hành động của Phi-líp không chỉ cứu rỗi một đứa trẻ mà còn mang đến một mái ấm trọn vẹn cho mẹ con chị Blang-sốt.
Truyện ngắn Bố của Xi-mông không chỉ phản ánh thực trạng xã hội thời bấy giờ mà còn ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu và sự tha thứ cho những người mắc phải sai lầm Maupassant đã gửi gắm một thông điệp nhân văn sâu sắc: ai cũng có quyền được yêu thương, được che chở, và đôi khi chỉ một hành động nhỏ cũng có thể thay đổi cả cuộc đời một con người.