NGUYỄN VŨ TRÀ MY

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của NGUYỄN VŨ TRÀ MY
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1: Thể thơ tự do

Câu 2: Bài thơ thể hiện cảm xúc bồi hồi, dao động, bất an, lo sợ của nhân vật trữ tình khi nghĩ về những điều xấu có thể xảy đến với tình yêu của mình. Nhân vật trữ tình lo sợ khi cơn mưa, hay những biến động của cuộc sống, xảy đến, người anh yêu sẽ đổi thay và tình yêu của anh sẽ không còn.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ nhân hóa: Mưa "cướp đi" ánh sáng của ngày

- Ý nghĩa:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, giúp người đọc hình dung diễn đạt dễ dàng hơn.

+ Khiến mưa, một hiện tượng vô tri vô giác, có hành động "cướp" như con người. Động từ cướp còn thể hiện tính cưỡng ép, không đồng thuận, tiêu cực của việc mưa lấy đi ánh sáng.

+ Tác giả có nỗi lo lắng, sợ hãi về những điều tiêu cực mà cơn mưa mang lại. Qua đó, nhà thơ bày tỏ sự bất an trước sự đổi thay, vô thường của cuộc sống.

Câu 4:

Khi đối diện với những điều chưa biết, con người cần:

- Chuẩn bị sẵn sàng trước những thay đổi, dự liệu những trường hợp có thể xảy ra

- Trân trọng hiện tại, chấp nhận những thay đổi khi xảy đến

- Sống lạc quan, hướng đến tương lai

Câu 1:

Bài thơ "Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa" của nhà thơ Lưu Quang Vũ đã khắc họa nên một hình tượng đầy sâu lắng về hình ảnh mưa. Những cơn mưa tuy xuất hiện xuyên suốt bài thơ theo nhiều hình thức, từ "mây đen" đến "mưa rào" rồi "mưa ngâu", nhưng đều mang một nét nghĩa: những đổi thay của sự đời. Khi cơn mưa tới, chúng "xóa nhòa" lời hứa, khiến "trời" chẳng còn xanh, "xóa" cả dấu chân, "cướp đi" ánh sáng. Bằng các hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được sự dữ dội, tàn phá, ảnh hưởng to lớn của mưa, hay chính là những điều chưa biết trong cuộc sống. Qua đó, nhà thơ Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm thông điệp rằng tình yêu lẫn cuộc sống đều vô cùng mong manh trước thế sự vô thường. Chính điều này đã thúc giục người đọc thêm yêu thương, trân trọng những gì mình đang có và không để bản thân phải nuối tiếc.

Câu 2:

Howard Thurman đã từng nói: "Hãy tự hỏi xem điều gì sẽ khiến bạn tỉnh thức, và thực hiện điều đó. Bởi cái thế giới cần là những con người đã thức tỉnh.”. Câu nói này đã đặt ra một câu hỏi lớn cho nhiều người: Điều gì thật sự làm con người tỉnh thức?

Đối với nhiều người, sự thức tỉnh đến từ những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là trong những hoàn cảnh đầy thử thách, đau khổ hay thất bại. Khi cuộc sống không còn là màu hồng, khi mọi thứ đều dường như sụp đổ, con người buộc phải đối diện với chính mình. Những cảm xúc này như một cú đánh thức mạnh mẽ, khiến ta phải nhìn nhận lại con đường mình đã đi, nhận thức lại giá trị của bản thân và mục tiêu sống. Chính trong những thời khắc đen tối ấy, con người có thể tìm thấy sức mạnh tiềm ẩn để vượt qua nghịch cảnh, bứt phá giới hạn và tiến về phía trước. Một ví dụ điển hình là Nelson Mandela, tổng thống đầu tiên của Nam Phi. Trong suốt hơn 20 năm bị giam cầm, ông đã phải đối mặt với những điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt, nhưng chính trong những năm tháng đó, Mandela đã trở thành một biểu tượng của sự kiên cường và quyết tâm. Ông đã thức tỉnh từ những đau khổ, để rồi dành cả cuộc đời đấu tranh cho tự do và bình đẳng ở Nam Phi.

Tuy nhiên, sự thức tỉnh không phải lúc nào cũng đến từ những điều tiêu cực. Với một số người, sự thức tỉnh lại đến từ những cảm xúc tích cực. Tình yêu thương, khát khao chinh phục những mục tiêu lớn lao hay sự tò mò về những điều chưa biết chính là động lực giúp con người vươn lên. Những cảm xúc tích cực này có thể khiến người ta sẵn sàng hi sinh, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện điều mình mong muốn. Chẳng hạn như Thomas Edison, với tình yêu mãnh liệt dành cho khoa học và sự khát khao tạo ra những phát minh mới, đã thử nghiệm hàng nghìn lần, vượt qua vô vàn thất bại để cuối cùng phát minh ra bóng đèn điện. Chính niềm đam mê và khao khát này đã khiến ông trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại, thay đổi hoàn toàn cuộc sống của nhân loại.

Dù có ý kiến cho rằng không phải ai cũng có thể biến sự tỉnh thức thành hành động, nhưng điều đó không làm giảm đi giá trị của sự thức tỉnh. Sự tỉnh thức không chỉ là sự nhận thức hay hiểu biết, mà là động lực để con người bước ra khỏi vùng an toàn, dám đối mặt với thử thách và hành động. Khi một người đã thức tỉnh, họ không chỉ thay đổi chính mình mà còn có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và thế giới xung quanh.

Để tỉnh thức, con người cần biết lắng nghe chính mình, nhận thức được giá trị và tiềm năng của bản thân, từ đó tìm kiếm những mục tiêu thực sự có ý nghĩa. Việc lắng nghe những tiếng nói bên trong giúp mỗi người hiểu rõ hơn về mình, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của việc đóng góp cho xã hội, giúp đỡ cộng đồng. Khi mỗi người sống với sự thức tỉnh, họ không chỉ sống một cuộc đời có ý nghĩa, mà còn tạo ra những thay đổi đáng kể trong xã hội, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ chung. Như vậy, sự thức tỉnh không phải là một điều gì đó trừu tượng mà là một quá trình liên tục, nơi mỗi cá nhân tìm kiếm và thực hiện những điều khiến họ tràn đầy cảm hứng, sẵn sàng thay đổi thế giới.