Vũ Tường Vy

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Vũ Tường Vy
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

"Có một nghề bụi phấn bám vào tay
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nở cho đời những đóa hoa thơm"
Giáo viên là một nghề cao quý, ban tặng cho ta những người thầy, người cô đáng trân trọng. Tôi đã từng được dẫn dắt bởi rất nhiều những người giáo viên tâm huyết, ai cũng để lại trong lòng những ấn tượng khó quên. Nhưng có lẽ, người mà tôi nhớ nhất là người cô đầu tiên đồng hành cùng tôi vào năm lớp một.
     Cô Hằng, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A chúng tôi năm đó, là người lái chuyến đò đầu tiên trong sự nghiệp học tập của tôi. Cô hướng dẫn tôi từng con chữ, từng bài tập đánh vần, dẫn dắt những đứa trẻ mới bỡ ngỡ rời khỏi vòng tay bố mẹ như chúng tôi quả thực rất khó khăn, nhưng cô vẫn kiên trì dạy dỗ, nuôi dưỡng tôi như người mẹ thứ hai vậy. Tôi đã từng nghĩ nếu như suốt đời học sinh của tôi được cô chủ nhiệm thì hay biết mấy, những suy nghĩ thời thơ ấu đó cũng là vì tôi ấn tượng và cảm phục tấm lòng bao dung, sự quan tâm mà cô dành cho tôi. Tôi đã gắn bó với cô trong suốt năm lớp một đó, kỉ niệm vui cũng có, buồn cũng có, cô luôn là người ở bên giúp đỡ tôi giải những bài toán khó, trông nom chúng tôi khi ngày đó vẫn còn học nội trú trong trường. 
    Đối với tôi, tôi đều biết ơn và trân trọng những thầy cô giáo đã dạy dỗ tôi nên người, để tôi có ngày hôm nay. Nhưng có lẽ người tôi không bao giờ quên được vẫn là cô giáo chủ nhiệm ngày xưa, người dẫn bước tôi qua từng trang sách đầu tiên của thời học. Tôi từng cho rằng sẽ chẳng có ai yêu thương mình như cha mẹ, người thân. Nhưng cho đến khi được tiếp xúc với người cô yêu quý ấy tôi mới nhận ra được tình yêu thương đến từ những điều bình dị quanh ta, những người gần gũi quanh mình.
Tôi luôn tự hào vì được là học trò của cô. Sau này khi xa mái trường tôi vẫn sẽ luôn luôn nhớ về cô Hằng, cố gắng học tập theo những gì cô đã chỉ bảo cho chúng tôi.

"Bác ngồi đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà."
Mỗi con người Việt ngắm nhìn bóng hình đất nước đều thấy dáng hình vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta - chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, giải thoát cho cả dân tộc Việt Nam. Biết bao hành động đẹp của Người đã in sâu vào dòng máu của con cháu đất Việt
    Năm 1911 nơi cảng Nhà Rồng người đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba 30 năm trời mới quay lại đất mẹ yêu thương. Từ ấy, người cùng nhân dân làm cách mạng, dẫn dắt cả dân tộc tìm đến với con đường tự do. Cả cuộc đời người vì dân vì nước, ngay cả đến lúc ra đi vẫn không ngôn nguôi niềm lo lắng.
    Yêu nước như Bác, được mấy người? Từ mùa hoa năm ấy người từ biệt quê hương, rũ bỏ đằng sau mọi những tình cảm cá nhân, từ bỏ gia đình, từ bỏ bạn bè cất bước ra đi. Tình yêu nước tha thiết của Bác rộng lớn bao trùm lên mọi tình yêu cá nhân. Bác biết chỉ có nỗ lực hết sức mới có thể tìm được con đường giải phóng dân tộc. Bác không hề bỏ cuộc, kiên nhẫn, trường kì dẫn dắt nhân dân đi qua bao mùa chiến dịch. Một đất nước đói nghèo, lạc hậu như vậy nhờ có Bác đã tiếp tục phát triển, tiếp tục vươn lên dù còn khó khăn.
    Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác là hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm, mang tấm lòng yêu nước cao cả và rộng lớn vô cùng. Bác căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi nhưng những tư tưởng chân lý của người vẫn còn sáng mãi. Các thế hệ nối tiếp người cần phát huy và làm theo những lời người đã khuyên nhủ, dạy dỗ. "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.", ta cần noi theo tấm lòng yêu nước bao la của Bác, cố gắng xây dựng và phát triển đất nước thêm giàu đẹp. 

   Trong thời buổi đất nước loạn lạc, tiếng súng nổ, bom đạn ở khắp nơi, những người phụ nữ có người thân xông pha nơi chiến trường luôn là những người âm thầm gánh chịu sự đau khổ, hi sinh thầm lặng. Điều đó đã phần nào được thể hiện qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm "Người ngồi đợi trước hiên nhà" của Huỳnh Như Phương.
    Câu chuyện đưa chúng ta trở về thời kháng chiến, khi dì và dượng Bảy chỉ mới cưới nhau được một tháng thì đã phải rời xa nhau vì dượng lên đường ra Bắc tập kết rồi lại vào Nam chiến đấu, đôi người đôi ngả. Suốt hai mươi năm, dì lúc nào cũng mong ngóng tin tức của chồng, chờ ngày chồng trở về. Nhưng khi hoà bình lặp lại, trong niềm vui của sự chiến thắng lại thiếu đi bóng hình của dượng. Đến tận cuối năm dì Bảy mới nhận được giấy báo tử, dượng đã ngã xuống trên chiến trường. Bấy giờ dì đã tám mươi tuổi, vẫn một lòng chung thủy với người chồng đã khuất của mình, ngồi một mình đợi Tết.
    Có thể thấy rằng, nhân vật dì Bảy mang những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam - giàu đức hi sinh, tấm lòng thủy chung son sắt. Trong những năm xa cách, dì luôn giữ liên lạc với dượng, chờ mong ngày dượng trở về, dì luôn hi vọng đến ngày được đoàn tụ, được ôm chầm lấy dượng một lần nữa. Ngày biết tin dượng hi sinh, dì năm ấy đã bốn mươi tuổi nhưng lòng không còn rung động với ai nữa, dì đã giữ tấm lòng thủy chung như vậy cho đến hết đời. Dì Bảy được khắc hoạ đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam có chồng, người thân tham gia chiến trường, dì đã đặt lợi ích của đất nước lên trên hạnh phúc của bản thân, điều đó càng làm bạn đọc cảm phục trước tấm lòng của dì.
    Dì Bảy chỉ là một trong rất nhiều người phụ nữ Việt thời chiến tranh. Từ đó, chúng ta càng ngưỡng mộ sự hi sinh cao cả mà thầm lặng, âm thầm gánh vác nỗi cô đơn, sự đau khổ của những người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến. Họ đã góp phần đưa chúng ta đến ngày hoà bình của tổ quốc, vì vậy, mỗi người cần tôn trọng, biết ơn những người phụ nữ như dì Bảy.
    Hình ảnh dì Bảy cũng là tấm gương để thế hệ ngày nay ghi nhớ công ơn của những thế hệ đi trước. Cuộc sống hoà bình được đánh đổi bằng xương máu của biết bao con người Việt Nam. Họ không chỉ hi sinh tuổi thanh xuân mà còn cả tính mạng để đổi lấy độc lập cho đất nước. Bởi vậy chúng ta cần biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của những người đi trước, giữ gìn và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.