NGUYỄN THỊ TRÀ MY
Giới thiệu về bản thân
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là Nghị luận
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích là Cái chết
Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh "một người trở về từ cánh đồng bên cạnh" với "một người đã đến thăm những khu phố cổ ở Stockhome" nhằm nhấn mạnh việc không thể gặp gỡ những người đã mất, không thể được nghe những câu chuyện của họ sau khi mất nữa và sự tò mò của những người ở lại về cuộc sống của những người mất sau khi chết. Đồng thời, biện pháp này cũng giúp cho đoạn văn thêm đặc sắc, tăng tính biểu đạt và thêm gợi hình gợi cảm hơn. Qua đó ta thấy được sự thấu hiểu của tác giả dành cho những người ở lại qua đoạn văn.
Câu 4: Tác giả bài viết cho rằng cái chết chứa đựng "một lời nhắc nhở những người còn sống hãy sống tốt hơn như con người có thể". Tôi đồng tính với ý kiến "những người còn sống hãy sống tốt hơn như con người có thể". Khi chúng ta sống tốt, cuộc sống sẽ trở nên đầy ý nghĩa và tích cực hơn. Việc sống tốt hơn sẽ giúp ta biết cách đối xử tử tế và thấu hiểu những người thân, bạn bè và đồng nghiệp hơn trong bất kì hoàn cảnh nào.
Câu 5: Qua văn bản về vấn đề xung quanh cái chết, thông điệp ý nghĩa tôi rút ra được là mỗi chúng ta cần biết trân trọng những người xung quanh ta. Khi chúng ta biết trân trọng những người xung quanh ta, chúng ta sẽ biết đồng cảm, thấu hiểu những người thân, bạn bè và đồng nghiệp khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, biết trân trọng những người xung quanh sẽ giúp ta nhận ra các giá trị ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống mang lại hơn. Qua đó, mỗi chúng ta cần biết trân trọng những người xung quanh để có thể hiểu được nhiều những ý nghĩa trong cuộc sống. Do vậy, chúng ta hãy cố gắng rèn luyện bản thân và học hỏi nhiều hơn để hoàn thiện nhận thức, nhân cách của bản thân.