

GP Vĩnh Cửu
Giới thiệu về bản thân



































j đó
đừng xoá câu trả lời của em nữa
Một trong những cách sống tốt đẹp của con người Việt Nam đó là lòng biết ơn. Điều đó đã được ông cha ta khuyên nhủ qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ đã gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ sâu sắc.
Những lời khuyên của thế hệ đi trước luôn giàu ý nghĩa sâu sắc. Câu tục ngữ mang nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhắc nhở con người khi được thưởng thức một loại quả nào đó cần nhớ đến những người nông dân đã vất vả vun trồng, chăm bón cây cối để tạo ra được những hoa thơm trái ngọt đó. Còn xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.
TK
Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ cùng quan điểm với câu tục ngữ trên. Đó có thể là bài ca dao:
“Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Hay câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”… đều là lời khuyên về sự biết ơn trong cuộc sống.
Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những hành động thể hiện sự biết ơn. Những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ… Ngay cả những hành động vô cùng đơn giản như: lễ phép với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, cố gắng học tập tốt… cũng thể hiện được sự biết ơn.
Nhờ có sự biết ơn mà mỗi người sẽ biết trân trọng cuộc sống của mình hơn. Họ sẽ cố gắng trở thành những người sống có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lên án những người có thái độ sống vô ơn. Những con người như vậy sẽ chỉ ngày càng sống xa rời với cộng đồng, rơi vào sự cô đơn. Dù họ có thành công nhưng cũng sẽ không được mọi người công nhận, yêu thương.
Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã đem đến cho chúng ta một lời răn dạy sâu sắc. Con người cần có lòng biết ơn để có thể hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
19/5=19:5=3,8
tk ạ có 1 đoạn thôi :
Trên một vùng đất ven sông, một cộng đồng nhỏ đang đối diện với một thách thức lớn lao: nạn lũ lụt đang dồn dập tấn công. Những cơn mưa lớn kéo dài đã làm cho mực nước sông dâng cao, đe dọa cuộc sống và tài sản của những người dân nơi đây. Tuy nhiên, họ không chấp nhận số phận và đã tổ chức một cuộc chiến đấu không khoan nhượng chống lại cơn thịnh nộ của thiên nhiên.
Ngày đêm, mọi người đã cùng nhau làm việc, dùng mọi phương tiện có thể để bảo vệ nhà cửa và mương nước khỏi bị lũ cuốn trôi. Các tình nguyện viên đã dùng bùn đất và túi cát để xây dựng các bức tường chắn nước. Cả làng cùng nhau cày đất để tạo ra hệ thống thoát nước phức tạp hơn, đảm bảo nước lũ không thể tụ lại trong khu dân cư.
Không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ chính mình, cộng đồng còn chia sẻ tình thương và hỗ trợ nhau. Những người có thể đã mất nhà cửa vẫn mở cửa đón người lạ, cung cấp nơi ẩn náu và thức ăn cho những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn lũ. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình đều đóng góp một phần nhỏ của mình, tạo nên một tinh thần đoàn kết và đồng lòng chưa từng thấy.
Dù nạn lũ đã gây ra nhiều thiệt hại, nhưng tinh thần và lòng gan của những người dân này đã không bao giờ chùn bước. Họ đã chiến đấu đến cùng, với hy vọng rằng họ có thể vượt qua thử thách và xây dựng lại cuộc sống mới, vững mạnh hơn sau mỗi trận đòn của thiên nhiên. Đó là một câu chuyện về sức mạnh của tình đoàn kết và ý chí vượt lên trên mọi khó khăn.