

Trần Thị Hiền Lương
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1 :
Bài làm
Bức tranh quê trong đoạn thơ trích từ bài Trăng hè của Đoàn Văn Cừ hiện lên với vẻ đẹp thanh bình, giản dị và đầy chất thơ. Nhà thơ đã sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi để vẽ nên một khung cảnh làng quê đêm hè yên ả và đậm chất trữ tình. Ngay từ câu thơ đầu tiên, âm thanh “kẽo kẹt” của tiếng võng trong nhà đã gợi nên sự thân thuộc, gợi nhớ đến một nhịp sống chậm rãi, êm đềm. Tiếp đó, hình ảnh con chó ngủ lơ mơ nơi đầu thềm, bóng cây đổ nghiêng “lơi lả bên hàng dậu” khiến người đọc cảm nhận được sự tĩnh lặng tuyệt đối của không gian và thời gian: “Đêm vắng, người im, cảnh lặng tờ”.
Không chỉ thiên nhiên, con người trong bức tranh ấy cũng mang vẻ đẹp rất đời thường, chân chất. Hình ảnh ông lão nằm chơi giữa sân và thằng cu đứng vịn bên thành chõng ngắm bóng con mèo quyện dưới chân khiến ta như thấy cả một thế giới tuổi thơ êm đềm, vô tư hiện lên trước mắt. Ánh trăng hiện diện qua “tàu cau lấp loáng ánh trăng ngân” càng làm tăng thêm vẻ đẹp thơ mộng và yên bình của không gian thôn quê. Trăng không chỉ là yếu tố tả cảnh mà còn gợi lên một cảm giác mát dịu, trong trẻo – chất xúc tác để mọi hình ảnh trong thơ trở nên mềm mại, lung linh hơn.
Qua đoạn thơ, Đoàn Văn Cừ đã thể hiện một tình yêu sâu đậm với quê hương. Ông không chỉ miêu tả cảnh vật bằng mắt, mà còn bằng cả trái tim chan chứa cảm xúc. Bức tranh làng quê trong thơ ông không rực rỡ, huyền ảo mà rất đời thường, rất Việt Nam. Chính sự giản dị ấy lại mang đến vẻ đẹp bền vững, gợi nhắc người đọc về một miền ký ức tuổi thơ trong trẻo, một cuộc sống yên bình mà ai cũng từng yêu, từng nhớ.
Câu 2:
Bài làm
Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất của đời người – khi con người có đầy đủ sức khỏe, tinh thần, hoài bão và ước mơ. Đó là giai đoạn đánh dấu những bước đi đầu tiên trên hành trình trưởng thành, khẳng định bản thân và tạo dựng vị trí trong xã hội. Trong bối cảnh hiện đại – nơi mà thế giới thay đổi không ngừng từng ngày, sự nỗ lực hết mình của tuổi trẻ lại càng trở nên quan trọng, không chỉ với mỗi cá nhân mà còn với tương lai của cả một dân tộc.
Nỗ lực hết mình là việc con người dốc toàn tâm, toàn sức, kiên trì, bền bỉ để theo đuổi mục tiêu, lý tưởng đã đặt ra. Với tuổi trẻ, nỗ lực là hành động thiết yếu để vượt qua những thử thách đầu đời, để chuyển hóa những hoài bão thành hiện thực, và để khẳng định bản lĩnh của mình giữa muôn vàn người khác. Tuổi trẻ không chỉ có ước mơ, mà còn cần có ý chí và hành động cụ thể. Bởi lẽ, ước mơ nếu chỉ nằm trong suy nghĩ sẽ mãi là điều viển vông, còn hành động chính là cây cầu dẫn tới thành công.
Trong thực tế cuộc sống, không thiếu những tấm gương tiêu biểu cho sự nỗ lực bền bỉ của tuổi trẻ. Đó có thể là những học sinh nghèo vượt khó, ngày đêm học tập để thay đổi số phận. Đó là những bạn trẻ khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, dám thử thách bản thân, chấp nhận thất bại để vươn lên. Hay đơn giản là những người trẻ kiên trì rèn luyện mỗi ngày, dù kết quả đến chậm nhưng không bỏ cuộc. Chính những sự kiên cường đó đã làm nên những con người vững vàng, bản lĩnh và đầy khát vọng.
Sự nỗ lực hết mình còn giúp tuổi trẻ rèn luyện phẩm chất tốt đẹp: từ tính kỷ luật, sự bền chí, lòng kiên định, đến khả năng tự vượt qua giới hạn bản thân. Trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt, ai có năng lực và bản lĩnh thì người đó có cơ hội tiến xa hơn. Tuổi trẻ chính là thời điểm vàng để học hỏi, tích lũy tri thức và kinh nghiệm sống. Nếu không nỗ lực hôm nay, sẽ chẳng thể mong chờ một tương lai tươi sáng ngày mai.
Tuy nhiên, bên cạnh những người trẻ không ngừng vươn lên, vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ đang sống thiếu lý tưởng, dễ dàng buông xuôi khi gặp thử thách. Một số người trẻ ngày nay bị cuốn vào lối sống hưởng thụ, ỷ lại, sống vội vàng và thiếu kiên trì. Họ dễ nản lòng khi gặp khó khăn, thiếu kế hoạch lâu dài cho tương lai, và không có tinh thần cầu tiến. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, bởi nếu tuổi trẻ không biết nỗ lực, thì sẽ đánh mất cơ hội, thậm chí trở thành gánh nặng cho xã hội.
Vậy làm thế nào để tuổi trẻ ngày nay có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình? Trước hết, mỗi bạn trẻ cần tự nhận thức được giá trị của bản thân và vai trò của mình đối với gia đình, cộng đồng và đất nước. Cần xác định rõ mục tiêu sống, từ đó lập kế hoạch cụ thể để từng bước chinh phục. Bên cạnh đó, cần rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần học hỏi không ngừng và dũng cảm đối mặt với thất bại. Sự thành công không đến từ may mắn mà là kết quả của cả một quá trình bền bỉ và lao động nghiêm túc. Ngoài ra, gia đình, nhà trường và xã hội cũng cần tạo môi trường thuận lợi, truyền cảm hứng và định hướng đúng đắn để người trẻ có thể phát huy hết khả năng của mình.
Không thể phủ nhận, trong thời đại số ngày nay, tuổi trẻ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển bản thân: từ cơ hội học tập, làm việc đến khả năng tiếp cận thông tin toàn cầu. Tuy nhiên, chính vì vậy mà áp lực cũng lớn hơn. Tuổi trẻ không chỉ cần nỗ lực, mà còn cần nỗ lực một cách thông minh – biết lựa chọn hướng đi phù hợp, biết học từ thất bại, và không bao giờ dừng lại trên con đường hoàn thiện mình.
Tóm lại, tuổi trẻ là quãng thời gian quý báu nhất của mỗi con người, và sự nỗ lực hết mình chính là yếu tố quan trọng giúp biến những khát khao, ước vọng thành hiện thực. Một người trẻ sống hết mình, nỗ lực không ngừng sẽ luôn tỏa sáng dù trong hoàn cảnh nào. Đó không chỉ là cách sống xứng đáng với tuổi trẻ, mà còn là sự chuẩn bị cần thiết cho một tương lai vững vàng và ý nghĩa. Vì thế, mỗi bạn trẻ hôm nay hãy trân trọng từng ngày mình đang có và sống sao cho xứng đáng với hai chữ “tuổi trẻ”.
Câu 1:
- Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình).
Câu 2:
Một số chi tiết cho thấy chị Bớt không giận mẹ dù trước đó từng bị phân biệt đối xử:
- Khi mẹ đến ở cùng, Bớt rất mừng nhưng vẫn hỏi lại mẹ để mẹ suy nghĩ kỹ.
- Chị không trách móc mẹ mà chỉ lo mẹ sẽ lại thay đổi ý định.
- Chị tận tình chăm sóc mẹ, để mẹ ở cùng mà không oán giận chuyện cũ.
- Khi mẹ ân hận, Bớt vội ôm lấy mẹ và trấn an để mẹ không phải suy nghĩ nhiều.
Câu 3:
Nhân vật Bớt là một người:
- Bao dung, hiếu thảo: Dù từng bị mẹ phân biệt đối xử, chị vẫn mở lòng đón mẹ về sống cùng, không oán trách.
- Chăm chỉ, tần tảo: Một mình chị vừa lo công tác, vừa nuôi con, làm ruộng.
- Yêu thương gia đình: Chị quan tâm, lo lắng cho mẹ và các con, luôn cố gắng vun vén gia đình.
Câu 4:
Hành động ôm lấy mẹ và câu nói "- Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?" có ý nghĩa:
- An ủi mẹ, giúp mẹ bớt mặc cảm, không dằn vặt về những lỗi lầm trong quá khứ.
- Thể hiện sự bao dung của Bớt, chị không hề trách mẹ mà ngược lại còn muốn mẹ sống thanh thản.
- Khẳng định tình cảm mẹ con: Dù trước kia có chuyện gì xảy ra, Bớt vẫn yêu thương và kính trọng mẹ.
Câu 5:
Thông điệp ý nghĩa nhất: "Hãy bao dung và yêu thương gia đình, bởi gia đình là nơi cuối cùng ta có thể trở về."
Lí do:
- Gia đình có thể xảy ra mâu thuẫn, nhưng nếu biết tha thứ và yêu thương, mọi vết thương đều có thể hàn gắn.
- Như chị Bớt, dù từng chịu thiệt thòi, chị vẫn mở lòng với mẹ, giữ gìn tình cảm gia đình.
- Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người vì những mâu thuẫn nhỏ mà xa cách người thân, nên thông điệp này càng trở nên ý nghĩa.
Câu 1 :
Bài làm
Thiên nhiên và tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều "của quý". Nhờ có thiên nhiên mà đất nước chúng ta mới phát triển được như ngày hôm nay. Vậy thiên nhiên là gì và thiên nhiên có vai trò quan trọng như thế nào khiến chúng ta có thể khẳng định một cách dõng dạc đến như vậy? Tôi cũng chẳng biết giải thích thiên nhiên là gì chỉ biết đó chính là đất, là nước, là rừng, là tài nguyên quý báu. Hơn thế nữa, thiên nhiên có vai trò hết sức đặc biệt trong cuộc sống của con người. Trước hết, nó cung cấp nước, nuôi sống con người. Thử hỏi xem, nếu không có nguồn nước, làm sao chúng ta có thể sinh sống, làm sao cuộc sống của chúng ta mới đầy đủ và ấm no. Gỉa sử như nếu không có nước, thì hành tinh này sẽ chẳng bao giờ có sự sống. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn cho chúng ta đất để nuôi trồng, để xây dựng nhà cửa,... một cách vô điều kiện. Mỗi năm, các công ti xí nghiệp thi hành biết bao nhiêu công trình để nâng cao tiềm lực của đất nước cũng như thay đổi màu áo mới cho nước nhà. Nếu không có đất, chúng ta sẽ chẳng có nhà cao thậm chí cũng không có thức ăn. Kể làm sao cho hết được vai trò to lớn của thiên nhiên. Ấy thế mà, cạnh bên những người biết gìn giữ sắc đẹp của thiên nhiên, vẫn còn một số bộ phận hằng ngày hằng giờ làm trái pháp luật, hủy hoại thiên nhiên. Như phá rừng, chặt phá cây bừa bãi để khai thác gỗ, làm ruộng, hay sử dụng chất cấm, thuốc nổ để đánh bắt thủy sản. Thật là đáng bị chỉ trích và lên án. Việc làm đó đòi hỏi các nhà chức trách phải mạnh tay hơn nữa, phải tiến hành những biện pháp mang tính răn đe, xử lí kịp thời. Thật vậy, thiên nhiên chính là vàng, là bạc của chúng ta. Mỗi người hãy nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Câu 2 :
Bài làm
Trong văn học trung đại Việt Nam, hình tượng người ẩn sĩ – người rời bỏ chốn quan trường để tìm đến cuộc sống thanh nhàn, gắn bó với thiên nhiên – là một biểu tượng tiêu biểu, thể hiện lý tưởng sống cao đẹp và khí tiết của người trí sĩ. Qua hai bài thơ tiêu biểu là “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, hình ảnh người ẩn sĩ hiện lên vừa giống nhau trong lựa chọn lối sống thanh đạm, nhưng cũng mang những sắc thái riêng biệt về tâm thế và cảm nhận cuộc đời.
Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ nét hình ảnh một người ẩn sĩ đã chủ động rời bỏ danh lợi để tìm về với thiên nhiên, sống một cuộc đời thanh bạch nhưng đầy tự tại. Ngay từ câu đầu tiên: “Một mai, một cuốc, một cần câu”, nhà thơ đã dựng lên hình ảnh một cuộc sống điền viên giản dị, gần gũi với lao động và thiên nhiên. Những dụng cụ thô sơ trở thành biểu tượng cho lối sống an nhàn, không vướng bụi trần. Cái “nhàn” ở đây không phải là nhàn rỗi mà là một trạng thái an nhiên, tự tại trong tâm hồn.
Điểm đặc biệt trong bài thơ là lối nói mang tính triết lý sâu sắc: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ ,Người khôn, người đến chốn lao xao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đảo ngược quan niệm thông thường khi xem cái “dại” là khôn, còn cái “khôn” lại là dại. Ông khẳng định sự lựa chọn sống ẩn dật không phải vì thất thế mà là sự từ chối cố ý những phù phiếm của danh vọng. Cảnh sống của người ẩn sĩ trong thơ ông được mô tả bằng những chi tiết giản dị mà gợi cảm: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá , Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. Thiên nhiên và con người như hòa làm một, từng mùa đi qua không phải là thời gian trôi mà là chuỗi những trải nghiệm sống giản dị, tinh tế.
Câu kết “Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” thể hiện quan điểm sống rõ ràng: danh vọng chỉ như giấc mộng, không có giá trị bền lâu. Hình tượng người ẩn sĩ trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang vẻ đẹp triết nhân, sống hòa hợp với tự nhiên, bình thản trước mọi biến thiên của cuộc đời.
Trái lại, người ẩn sĩ trong bài thơ thu của Nguyễn Khuyến lại mang nhiều tâm sự u hoài, nhiều nỗi niềm chưa nguôi. Bức tranh thu hiện lên với những hình ảnh đặc trưng: “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao ,Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu ,Nước biếc trông như tầng khói phủ”. Đó là một khung cảnh yên tĩnh, thoát tục, nhưng lại gợi cảm giác trống trải, hiu hắt. Nếu như Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm thấy niềm vui trong đời sống ẩn dật, thì Nguyễn Khuyến lại mang nỗi cô đơn, lạc lõng giữa thiên nhiên.
Người ẩn sĩ trong bài thơ này không hoàn toàn là một người an nhiên. Câu thơ cuối “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” bộc lộ một nỗi ngập ngừng, tự vấn. “Ông Đào” ở đây là Đào Tiềm , người được xem là biểu tượng của ẩn sĩ lý tưởng. Nguyễn Khuyến so sánh mình với hình tượng ấy để rồi cảm thấy “thẹn”, như thể ông chưa thực sự đạt đến cảnh giới ẩn dật lý tưởng. Sự “thẹn” ấy có thể là vì ông vẫn mang nặng trong lòng nỗi buồn thời cuộc, chưa thể buông bỏ hoàn toàn.
Bên cạnh đó, những hình ảnh như “mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái” hay “một tiếng trên không ngỗng nước nào” gợi nên nỗi nhớ quá khứ và cảm giác mông lung về hiện tại. Người ẩn sĩ trong thơ Nguyễn Khuyến không chỉ lui về ở ẩn mà còn mang trong lòng nỗi day dứt, nỗi tiếc nuối của một người từng canh cánh với vận nước, nay bất lực trước thời thế nhiễu nhương.
Từ sự so sánh này, có thể thấy cả hai nhà thơ đều thể hiện hình tượng người ẩn sĩ như một biểu tượng của khí tiết, của sự cao khiết và lòng yêu thiên nhiên. Tuy nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đến hình ảnh một người ẩn sĩ triết nhân, bản lĩnh, dứt khoát và thấu hiểu lẽ đời. Trong khi đó, Nguyễn Khuyến khắc họa hình ảnh người ẩn sĩ với tâm thế trĩu nặng, nhiều suy tư, cho thấy một nỗi niềm chưa nguôi trong lòng một nhà nho yêu nước giữa thời loạn.
Cả hai hình tượng đều đẹp và đáng kính. Họ không chỉ là những con người rút lui khỏi cuộc đời, mà là những tâm hồn sâu sắc, mang trong mình một tình yêu thiên nhiên, một tinh thần độc lập, một lý tưởng sống thanh cao và khí tiết đáng quý giữa chốn bụi trần.
câu 1: Hiện tượng tiếc thương sinh thái là nỗi đau khổ trước những mất mác về sinh thái do biến đổi khí hậu gây raNhững mất mát này có thể là sự biến mất của các loài sinh vật hoặc sự thay đổi của những cảnh quan quan trọng đối với đời sống tinh thần của con người. Nỗi đau này giống như cảm giác mất mát khi mất người thân
Câu 2. Bài viết trên trình bày thông tin theo trình tự từ khái niệm và xuất xứ của hiện tượng tiếc thương sinh thái, sau đó là những trường hợp cụ thể về tác động của biến đổi khí hậu đối với các cộng đồng khác nhau. Cuối cùng, bài viết đưa ra kết quả nghiên cứu về cảm xúc của trẻ em và thanh thiếu niên đối với biến đổi khí hậu, nhằm nhấn mạnh tác động rộng rãi của vấn đề này.
câu 3: Tác giả đã sử dụng những bằng chứng khoa học các con số thống kê và những ví dụ thực tiễn để cung cấp những thông tin xác thực cho người đọc về hiện tượng tâm lý "tiếc thương sinh thái" một hậu quả của biến đổi khí hậu
Câu 4. Cách tiếp cận vấn đề biến đổi khí hậu của tác giả rất sâu sắc và nhân văn. Tác giả không chỉ đơn thuần đưa ra thông tin về biến đổi khí hậu mà còn đi sâu vào tác động tâm lý của nó đối với con người, đặc biệt là cảm xúc tiếc thương sinh thái. Điều này giúp người đọc cảm nhận được sự gần gũi và nghiêm trọng của vấn đề, đồng thời nhấn mạnh rằng tác động không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn đến tinh thần và tâm lý của con người.
Câu 5. Thông điệp sâu sắc nhất mà tôi nhận được từ bài viết trên là biến đổi khí hậu không chỉ là một vấn đề về môi trường mà còn là một vấn đề về sức khỏe tâm thần và tinh thần của con người. Nỗi tiếc thương sinh thái là một phản ứng tự nhiên đối với những mất mát về môi trường sống và cảnh quan, nhắc nhở chúng ta về sự liên kết mật thiết giữa con người và thiên nhiên.