Tài liệu liên quan
Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
BÀI 35: HỆ BÀI TIẾT Ở NGƯỜI (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ
- Nêu được chức năng của hệ bài tiết; kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận.
- Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống bệnh; vận dụng kiến thức về hệ bài tiết để bảo vệ sức khỏe.
- Tìm hiểu được một số thành tựu: ghép thận, chạy thận nhân tạo.
- Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận như sỏi thận, viêm thận,… trong trường học hoặc địa phương.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh video để tìm hiểu về chức năng của hệ bài tiết; kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận, trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống bệnh; vận dụng kiến thức về hệ bài tiết để bảo vệ sức khỏe, tìm hiểu được một số thành tựu: ghép thận, chạy thận nhân tạo, thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: xác định được nội dung hợp tác nhóm và thực hiện nhiệm vụ được phân công để tìm hiểu về chức năng của hệ bài tiết; kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận, trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống bệnh; vận dụng kiến thức về hệ bài tiết để bảo vệ sức khỏe, tìm hiểu được một số thành tựu: ghép thận, chạy thận nhân tạo, thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng linh hoạt kiến thức, kĩ năng để biết cách phòng chống bệnh, bảo vệ hệ bài tiết; điều tra, thống kê được số lượng người mắc các bệnh hệ bài tiết trong trường học hoặc cộng đồng.
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được chức năng của hệ bài tiết, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận, trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống bệnh.
- Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Thu thập và xử lý được số liệu khi điều tra bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Vận dụng được các kiến thức về hệ bài tiết để đưa ra các biện pháp phòng chống và bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu; thu thập và xử lý được số liệu khi điều tra bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực đọc sách, tài liệu và thực hiện nhiệm vụ để tìm hiểu về chức năng của hệ bài tiết; kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận, trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống bệnh; vận dụng kiến thức về hệ bài tiết để bảo vệ sức khỏe, tìm hiểu được một số thành tựu: ghép thận, chạy thận nhân tạo, thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương.
- Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận để tìm hiểu chức năng của hệ bài tiết; kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận, trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống bệnh; tìm hiểu được một số thành tựu: ghép thận, chạy thận nhân tạo, thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương. Ý thức trách nhiệm trong bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh phòng chống bệnh về thận.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Máy chiếu, laptop
- Phiếu học tập
2. Đối với học sinh
- SGK khoa học tự nhiên 8.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Mỗi ngày cơ thể con người liên tục lọc và thải ra ngoài môi trường các chất cặn bã, dư thừa hoặc chất độc hại cho cơ thể. Quá trình đó được thực hiện nhờ những cơ quan nào trong cơ thể?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân, suy nghĩ đưa ra dự đoán.