Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
BÀI 33. MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN CỦA CƠ THỂ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được chức năng của máu; kể tên các thành phần của máu và chức năng của chúng.
- Nêu được khái niệm nhóm máu và vai trò của kiến thức về nhóm máu trong thực tiễn.
- Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể; cơ chế miễn dịch trong cơ thể người và vai trò của vaccine trong phòng bệnh.
- Kể tên một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng tránh, bảo vệ cơ thể.
- Kể tên các cơ quan của hệ tuần hoàn, chức năng và sự phối hợp hoạt động của các cơ quan.
- Thực hiện tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; thực hiện băng bó vết thương khi bị chảy máu; thực hiện đúng các bước đo huyết áp.
- Thực hiện dự án “Điều tra một số bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn”; tìm hiểu phong trào hiến máu nhân đạo tại địa phương.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Chia sẻ và thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm.
+ Sử dụng được các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn để trình bày các nội dung.
+ Biểu diễn được các cơ chế liên quan đến các cơ chế đông máu, nhóm máu, miễn dịch, vận chuyển máu trên các sơ đồ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng các kiến thức một cách linh hoạt để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thông qua các tình huống giả định.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: quan sát, phát hiện các đặc điểm liên quan đến cơ chế miễn dịch, đông máu, nhóm máu, các bệnh liên quan đến tuần hoàn máu.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: giải thích được nguyên nhân, cơ chế gây ra các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn ở người; từ đó có được lưu ý đối với việc phòng tránh bệnh.
3. Phẩm chất
- Tích cực hoạt động nhóm, tích cực chủ động tìm tòi phù hợp với năng lực bản thân.
- Trung thực, có trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá, tìm tòi khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Hình ảnh: các thành phần của máu, kháng nguyên và kháng thể, cơ chê miễn dịch ở người, nhóm máu và truyền máu, hệ tuần hoàn ở người, mạch máu bình thường và mạch máu xơ vữa, sơ cứu chảy máu ở tay, sơ cứu chảy máu,…
- Bảng phụ.
- Phiếu học tập:
- Sơ đồ tư duy về một số bệnh về máu và tim mạch
2. Đối với học sinh
- SGK khoa học tự nhiên 8.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- Mỗi nhóm cần chuẩn bị: (lớp chia 3 nhóm)
+ Băng gạc: 1 cuộn
+ Gạc: 1 gói
+ Bông y tế: 1 gói
+ Dây cao su hoặc dây vải
+ Vải mềm 10 cm x 30 cm: 1 miếng
+ Cồn iodine: 1 lọ
+ Máy đo huyết áp (huyết áp kế), ống nghe tim phổi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo sự hào hứng, tập trung chú ý cho HS.
b. Tổ chức thực hiện