Lê Văn Doanh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Văn Doanh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu 1

“Việt Nam quê hương ta” là một áng thơ đong đầy tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Ngay từ cách lựa chọn thể thơ để sáng tác, đã nói lên tình cảm chân thành của ông dành cho tổ quốc. Bởi lục bát là một thể thơ dân gian có từ lâu đời, đi sâu vào trong đời sống của nhân dân và hoàn toàn “thuần Việt”. Do đó, những vần thơ lục bát luôn dễ dàng đến gần hơn trái tim người Việt và cũng phù hợp nhất để chuyên chở những cảm xúc của người dân ta. Trong bài thơ, tác giả đã khéo léo khắc họa nên một Việt Nam với vẻ đẹp bình yên và thơ mộng. Ông đã tái hiện lại hình ảnh những cánh đồng lúa trù phú, những cánh cò bay ẩn hiện, và cả ngọn núi Trường Sơn cao vút trong tầng mây. Đó cũng là hình ảnh thân thuộc nhất của đất nước ta trong lòng nhân dân bao đời nay. Dù trải qua bao cuộc chiến tranh, bước lên hành trình phát triển mạnh mẽ, thì Việt Nam vẫn là mảnh đất hình chữ S dịu dàng, bình yên. Ở đó, có những người dân hiền lành, chân chất, thật thà nhưng có một ý chí sắt đá, kiên trinh. Vì quê hương, họ sẵn sàng hi sinh để dành lại từng tấc đấc của cha ông, tổ tiên để lại. Và khi tổ quốc hòa bình, họ lại trở về với mảnh ruộng vàng, với những cánh cò bay lả bay la. Cái tài của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, chính là thông qua những nét bút đó, đã phác họa nên cái hồn thuần túy nhất của người dân Việt Nam, của tổ quốc Việt Nam. Chính vì thế, mà giữa rừng ca về tình yêu tổ quốc, “Việt Nam quê hương ta” vẫn luôn có một chỗ đứng vững chắc, không gì lay chuyển 

câu 2 

 

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.

Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

câu 1

-thể thơ lục bát 

câu 2

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Việt Nam quê hương ta” là biểu cảm.

câu 3

Biện pháp tu từ: Điệp từ "nhớ".
Tác dụng:Nhấn mạnh tình cảm nhớ nhung sâu sắc của tác giả đối với quê hương.
Tạo nhịp điệu cho đoạn thơ, góp phần bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ và chân thành.

câu 4

bài Việt Nam quê hương taTrong những vần thơ ấy, quê hương đất nước hiện lên trong niềm tự hào về một Tổ quốc đẹp giàu, về một dân tộc anh hùng tình nghĩa, hiện lên trong sự căm giận khi đất nước đau thương trong chiến tranh và cả niềm hân hoan về một đất nước kiên cường, bất khuất trong chiến đấu.

câu 5

Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” ca ngợi vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp, trù phú, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng thủy chung và sự tài hoa.