Ngô Bảo Minh Châu

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Ngô Bảo Minh Châu
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Tại \(x = 9\) thì:

\(C=x^1414-10x^{13}+10x^{12}-10x^{11}+...+10x^2-10x+10\)

\(C = x^{14} - \left(\right. x + 1 \left.\right) x^{13} + \left(\right. x + 1 \left.\right) x^{12} - \left(\right. x + 1 \left.\right) x^{11} + . . . + \left(\right. x + 1 \left.\right) x^{2} - \left(\right. x + 1 \left.\right) x + x + 1\)

\(C = x^{14} - x^{14} - x^{13} + x^{13} + x^{12} - x^{12} - x^{11} + . . . + x^{3} + x^{2} - x^{2} - x + x + 1\)

\(C = 1\).

Vậy tại \(x = 9\) thì giá trị của \(C\) bằng \(1\).

a) Xét \(\Delta A H B\) và \(\Delta A H C\) có:

\(A B = A C\) (gt);

\(A H\) chung;

\(H B = H C\) (\(H\) là trung điểm của \(B C\));

Suy ra \(\Delta A H B = \Delta A H C\) (c.c.c).

b) Vì \(\Delta A H B = \Delta A H C\) (cmt) suy ra \(\hat{A H B} = \hat{A H C}\) (cặp góc tương ứng).

Mà \(\hat{A H B} + \hat{A H C} = 18 0^{\circ}\) (hai góc kề bù).

Suy ra \(\hat{A H B} = \hat{A H C} = 9 0^{\circ}\).

Vậy \(A H \bot B C\).

c) Vi \(\Delta A H B = \Delta A H C\) (cmt) suy ra \(\hat{H A B} = \hat{H A C} = 4 5^{\circ}\);

\(\hat{H C A}=\hat{H B A}=\frac{180^{\circ}-HCA}{2}=45^{\circ}\) (cặp góc tương ứng).

Xét \(\Delta E B A\) và \(\Delta B F C\) có:

\(A B = C F\) (gt);

\(\hat{B A E} = \hat{B C F}\) (cùng bù với \(\hat{H A B} = \hat{H C A} = 4 5^{\circ}\));

\(E A = B C\) (gt);

Suy ra \(\Delta E B A = \Delta B F C\) (c.g.c).

Vậy \(B E = B F\) (cặp cạnh tương ứng).

a) Biến cố \(A\) là biến cố ngẫu nhiên, biến cố \(B\) là biến cố chắc chắn, biến cố \(C\) là biến cố không thể.

b) Xác suất của biến cố \(A\) là:3/6=1/2

1

Số tiền bác Mai phải trả khi mua \(5\) chai dung dịch sát khuẩn là:

\(5.80 000 = 400 000\) (đồng)

Số tiền bác Mai phải trả khi mua \(3\) hộp khẩu trang là: \(3. x\) (đồng)

Đa thức \(F \left(\right. x \left.\right)\) biểu thị tổng số tiền bác Mai phải thanh toán là: \(400 000 + 3 x\) (đồng)

2

a) Ta có: \(A \left(\right. x \left.\right) = 2 x^{2} - 3 x + 5 + 4 x - 2 x^{2} = \left(\right. 2 x^{2} - 2 x^{2} \left.\right) + \left(\right. - 3 x + 4 x \left.\right) + 5 = x + 5\)

Bậc: \(1\); hệ số cao nhất: \(1\); hệ số tự do: \(5\).

b) Ta có: \(C \left(\right. x \left.\right) = \left(\right. x - 1 \left.\right) . A \left(\right. x \left.\right) + B \left(\right. x \left.\right) = \left(\right. x - 1 \left.\right) \left(\right. x + 5 \left.\right) + \left(\right. x^{2} - 2 x + 5 \left.\right) = x^{2} + 4 x - 5 + x^{2} - 2 x + 5\) \(= \left(\right. x^{2} + x^{2} \left.\right) + \left(\right. 4 x - 2 x \left.\right) + \left(\right. - 5 + 5 \left.\right) = 2 x^{2} + 2 x\).

Câu 1  Văn bản tập trung bàn về vấn đề: Tác hại của thói quen lạm dụng/ phụ thuộc vào công nghệ.

Câu 2 Câu văn nêu ý kiến trong đoạn Công nghệ khiến cho công việc xâm nhập cả vào cuộc sống gia đình và vui chơi giải trí.

Câu 3 a. Xác định 01 phép liên kết dùng để liên kết các câu trong đoạn:

– Phép thế:

+ “thời gian đó” thế cho “8 giờ một ngày trong 5 – 6 ngày một tuần”.

+ “họ” thế cho “người lao động”.

b. Xác định phép liên kết chủ yếu dùng để liên kết đoạn (1) và đoạn (2): Phép thế: “Một trong số đó” thế “nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta bị đe dọa”.

Câu 4 Ý nghĩa của bằng chứng được tác giả sử dụng trong đoạn

– Bằng chứng là những ví dụ cụ thể trong đời sống, khách quan, có sức thuyết phục cao.

– Tác dụng:

+ Giúp làm sáng tỏ cho luận điểm “Bên cạnh việc công nghệ chiếm chỗ con người khiến người lao động mất việc thì công nghệ còn đang chiếm mất sự riêng tư của con người.”.

+ Thuyết phục người đọc về tác hại của việc quá lạm dụng, phụ thuộc vào công nghệ.

Câu 5 Thái độ của người viết được thể hiện trong văn bản:

– Không đồng tình với việc con người phụ thuộc vào công nghệ.

– Khi nêu ra những cảnh báo về tác hại của việc lạm dụng công nghệ, người viết mong muốn, khuyến khích mọi người nên sử dụng công nghệ đúng cách, hiệu quả.

Câu 6

+ Phân bổ thời gian một ngày thật hợp lí, ngoài công việc, học tập, giải trí,… cũng cần có thời gian cùng ăn cơm, trò chuyện với người thân, bạn bè.

+ Nếu có thể, hãy gặp gỡ trực tiếp bạn bè, người thân hoặc biến công nghệ thành sợi dây kết nối.

+ Biết cách lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng người thân, bạn bè.

Cuộc sống là một chuỗi những hành trình, để thực hiện những mục tiêu, dự định con người cần lên kế hoạch và thực hiện tốt những công việc. Thời gian để hiện thực hóa mục tiêu của mỗi người lại không giống nhau, có người thực hiện một cách nhanh chóng trong một khoảng thời gian xác định, cũng có người phải mất khoảng thời gian rất dài mới có thể thực hiện được. Có sự khác nhau này không chỉ do định hướng, cách thức thực hiện của con người mà còn bị chi phối bởi thói quen trì hoãn công việc.

“Công việc” là những mục tiêu, dự định trước mắt mà chúng ta cần thực hiện. “Trì hoãn” là kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc. Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc.

Cuộc sống có rất nhiều biến động, trong đó có nhiều điều bất thường có thể xảy ra ngoài ý muốn của con người. Những thay đổi đó có thể làm gián đoạn buộc con người phải trì hoãn công việc đang thực hiện để giải quyết những vấn đề trước mắt. Chẳng hạn, công việc hàng ngày của người học sinh là học tập, nhưng vì những lí do bất ngờ: thời tiết, sức khỏe, phương tiện đi lại, người học có thể phải trì hoãn công việc học để giải quyết những vấn đề phát sinh trước mắt ấy.

Tuy nhiên, đó chỉ là việc trì hoãn tạm thời, còn thói quen trì hoãn công việc lại là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần ở con người. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng, đứng trước một công việc cần phải giải quyết nhưng mãi ngần ngừ không chịu thực hiện và trì hoãn cho đến ngày hôm sau, ngày sau nữa hoặc một khoảng thời gian không xác định nào đó.

Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, thậm chí thói quen trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân.

Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Nếu duy trì thói quen xấu này, con người không chỉ khó khăn trong việc thực hiện những mục tiêu, bỏ lỡ cơ hội để phát triển, thăng tiến mà còn đánh mất đi uy tín, làm giảm đi giá trị của bản thân trong mắt đối tác cũng như mọi người xung quanh.

Trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lí mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể.

Trì hoãn là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay đổi nếu như muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công các bạn nhé!

Chúng ta có thể sống ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, có người no đủ, có người đói khổ. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào hãy luôn nhớ giữ cho bản thân mình một bản chất tốt đẹp, đúng như ông cha ta đã từng dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ này khuyên nhủ con người dù sống trong hoàn cảnh nào, khó khăn bần cùng đến bao nhiêu thì hãy luôn ngay thẳng, giữ cho mình những đức tính, phẩm chất tốt đẹp vốn có; không nên tha hóa theo cái xấu, theo những điều sai trái.

Người sống ngay thẳng là những người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt. Họ cũng là những người không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải và luôn biết giữ mình trước những cám dỗ, không bán rẻ bản thân vì những lợi ích nhỏ nhoi trước mắt.

Việc sống ngay thẳng, sống đúng có vai trò to lớn và mang đến nhiều ý nghĩa đối với con người. Người sống ngay thẳng sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý. Ngoài ra, người sống ngay thẳng sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, bản lĩnh, tự tin,… Khi sống trong một môi trường con người luôn trung thực, ngay thẳng với nhau sẽ tạo được khối xã hội trung thực.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích và cần khắc phục nếu muốn cuộc sống của mình thêm tốt đẹp hơn.

Chúng ta chỉ có một lần được sống. Hãy tạo ra những giá trị tốt đẹp của bản thân và sống với lòng tự trọng, giữ cho mình những giá trị đó để cuộc đời thêm an yên, tươi đẹp hơn và cảm nhận được cuộc sống tươi đẹp hơn.

Thói quen nhiều chuyện sẽ gây hại đến mối quan hệ và giao tiếp của bạn với người khác:
 
- Gây mất thời gian.
 
- Gây nên những hiểu lầm không đáng có.
 
- Gây phiền toái cho người khác.
--> Nên từ bỏ thói quen này.

Thói nhiều chuyện sẽ diệt tình bằng hữu, vì:

- Người bạn có thói quen nhiều chuyện dẫn đến những hiểu lầm và xung đột, khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm hoặc bất mãn.

- Người có thói quen nói nhiều, có thể trở nên quá tập trung vào chính họ và bỏ qua nhu cầu, cảm xúc của người khác.

- Nếu một người nói nhiều về những chuyện không quan trọng hoặc có tính chất riêng tư, điều này có thể khiến bạn bè cảm thấy không thoải mái và mất lòng tin.

- Đối lập nhau:

+ Câu số 1: nói về người thông minh, sáng ý, học ít hiểu nhiều, hiểu sâu xa.

+ Câu số 9: chê những người học kém.

Rút ra bài họccần học cho hiệu quả, không phải cứ học nhiều, học tràn lan là sẽ giỏi,…)