Phạm Văn Nghĩa

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Văn Nghĩa
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1 Bảo vệ môi trường không còn là lựa chọn, mà là nhiệm vụ sống còn của toàn nhân loại. Những thảm họa môi trường ngày càng gia tăng như cháy rừng, lũ lụt, hạn hán, băng tan… là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tổn thương nghiêm trọng mà Trái Đất đang gánh chịu. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống vật chất, biến đổi khí hậu còn tác động sâu sắc đến tinh thần con người, khiến nhiều người rơi vào trạng thái “tiếc thương sinh thái” – cảm giác mất mát như mất đi một phần bản sắc và cuộc sống. Một môi trường bị huỷ hoại là đe dọa trực tiếp đến sự sống, sức khỏe và tương lai của con người, đặc biệt là giới trẻ – những người sẽ gánh vác thế giới ngày mai. Vì vậy, mỗi hành động nhỏ như tiết kiệm năng lượng, tái chế rác thải, trồng cây xanh hay chỉ đơn giản là nâng cao nhận thức cộng đồng cũng góp phần quan trọng trong công cuộc gìn giữ hành tinh xanh. Chỉ khi sống hài hòa với thiên nhiên, con người mới thật sự bền vững và hạnh phúc.

Câu 2:

Trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam, hình tượng người ẩn sĩ – người chọn lối sống tách biệt với thế tục để giữ gìn phẩm giá và lý tưởng – luôn là đề tài hấp dẫn. Qua hai bài thơ: “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ thu (trích Thu vịnh) của Nguyễn Khuyến, người đọc bắt gặp hai chân dung ẩn sĩ với những sắc thái khác nhau nhưng đều thể hiện khát vọng sống thanh cao, hòa mình vào thiên nhiên để giữ gìn tâm hồn trong sạch giữa dòng đời đục ngầu danh lợi.

Ở bài thơ “Nhàn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm khắc họa một ẩn sĩ chủ động chọn lối sống đơn sơ, tự tại giữa thiên nhiên. Ông rũ bỏ chốn quan trường để tìm niềm vui trong cuộc sống dân dã: “Một mai, một cuốc, một cần câu”. Với ông, nơi “vắng vẻ” mới là chốn khôn ngoan, nơi con người có thể tìm thấy sự bình yên thực sự, không bị cuốn vào vòng xoáy danh lợi. Cuộc sống tuy đơn sơ nhưng đầy đủ và thanh thản: ăn măng trúc, giá đỗ theo mùa, uống rượu dưới bóng cây. Tất cả tạo nên một hình ảnh ẩn sĩ ung dung, tiêu dao và đầy bản lĩnh.

Trái lại, bài thơ thu của Nguyễn Khuyến lại xây dựng hình tượng ẩn sĩ qua khung cảnh mùa thu tĩnh lặng, sâu lắng. Người ẩn sĩ không trực tiếp nói về lý tưởng sống mà ẩn mình trong thiên nhiên: “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”, “Song thưa để mặc bóng trăng vào”. Không khí trong thơ như ngưng đọng, gợi cảm giác cô tịch nhưng không buồn bã. Người ẩn sĩ ở đây sống trong vẻ đẹp của thiên nhiên và văn chương, nhưng khi định “cất bút” làm thơ lại chợt thẹn với ông Đào – một bậc ẩn sĩ xưa. Điều này gợi một chút tự vấn, cho thấy ông vẫn trăn trở giữa lý tưởng ẩn dật và những giá trị mà bản thân chưa chắc đã đạt tới.

Tuy có cách thể hiện khác nhau, cả hai bài thơ đều thể hiện sự lựa chọn sống cao đẹp: sống tách biệt, không màng danh lợi, để giữ gìn nhân cách. Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện lý tưởng ẩn sĩ một cách rõ ràng, mạnh mẽ và dứt khoát; còn Nguyễn Khuyến lại thể hiện sự hòa quyện giữa cảnh và tình, giữa con người và thiên nhiên, thiên về nội tâm trầm lắng, sâu sắc hơn.

Từ hai hình tượng này, người đọc giả có thể nhận ra vẻ đẹp chung của những con người biết sống đủ, sống đúng với lòng mình giữa một xã hội nhiễu nhương. Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, lý tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị, nhắc nhở con người cần giữ gìn tâm hồn thanh sạch, biết buông bỏ những phù phiếm để tìm lại sự bình yên đích thực.


Câu 1:

Tiếc thương sinh thái là nỗi đau trước mất mát môi trường do biến đổi khí hậu gây ra.

Câu 2:

Bài viết trình bày theo trình tự diễn giải và phân tích.

Câu 3:

Tác giả dùng nghiên cứu khoa học, ví dụ thực tế (Inuit, người bản địa Brazil), và khảo sát quốc tế.

Câu 4:

Tác giả tiếp cận vấn đề biến đổi khí hậu từ góc nhìn tâm lí, nhấn mạnh ảnh hưởng tinh thần và cảm xúc của con người, không chỉ dừng ở thiệt hại vật chất hay môi trường.

Câu 5:

Thông điệp sâu sắc là: Biến đổi khí hậu không chỉ là khủng hoảng môi trường mà còn là khủng hoảng tinh thần, ảnh hưởng đến cảm xúc, bản sắc và cuộc sống của con người trên toàn thế giới.


My favorite animal is rabbit. It have two legs, two small eyes and two long ears. It is playful and messy. It can jump and eat.

1

a) o thuoc AB, CD

b) O la trung diem cua AB, CD

2

a) 30 do

b) ko bit

ảo à ko biết à dễ mà


Câu 1:

Tiếc thương sinh thái là nỗi đau trước mất mát môi trường do biến đổi khí hậu gây ra.

Câu 2:

Bài viết trình bày theo trình tự diễn giải và phân tích.

Câu 3:

Tác giả dùng nghiên cứu khoa học, ví dụ thực tế (Inuit, người bản địa Brazil), và khảo sát quốc tế.

Câu 4:

Tác giả tiếp cận vấn đề biến đổi khí hậu từ góc nhìn tâm lí, nhấn mạnh ảnh hưởng tinh thần và cảm xúc của con người, không chỉ dừng ở thiệt hại vật chất hay môi trường.

Câu 5:

Thông điệp sâu sắc là: Biến đổi khí hậu không chỉ là khủng hoảng môi trường mà còn là khủng hoảng tinh thần, ảnh hưởng đến cảm xúc, bản sắc và cuộc sống của con người trên toàn thế giới.


Câu1:

Bài thơ "Ca sợi chỉ" của tác giả Hồ Chí Minh là một tác phẩm mang nhiều bài học sâu sắc, thể hiện tư tưởng nhân đạo và tinh thần cách mạng của Bác Hồ. Sợi chỉ là một vật nhỏ bé, quen thuộc, giản dị và thiết thực trong đời sống, tác giả Hồ Chí Minh đã gửi gắm những bài học về tinh thần đoàn kết, gắn bó và trách nhiệm trong công việc chung của tập thể. Những câu thơ “ Càng dài lại càng mỏng manh,

             Thế gian ai sợ chi anh chỉ xoàng!

               Nhờ tôi có nhiều đồng bang,

      Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.

                 Dệt nên tấm vải mỹ miều,

        Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da"

Qua lối miêu tả chiều dài và cách nhìn nhận sợi chỉ từ góc nhìn của người ngoài, tác giả đã lấy hình ảnh sợi chỉ để gợi ra hình ảnh con người, phần nào làm rõ khả năng của một cá nhân khi ở riêng lẻ và khi ở trong tập thể. Nhấn mạnh sức mạnh chung, đồng thời là trách nhiệm của một cá nhân với tập thể. Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, gần gũi, đồng thời là ngôn ngữ mộc mạc giàu sức miêu tả, khiến thông điệp truyền tải trở nên sâu sắc nhưng dễ cảm nhận. 2 câu thơ cuối           

              "Yêu nhau xin nhớ lời nhau,

    Việt Minh hội ấy mau mau phải vào."

Là 1 lời kêu gọi xuyên thời gian, kêu gọi nhân dân trong quá khứ và khơi gợi mãnh liệt tình yêu nước của những người trẻ hiện tại của chủ tịch Hồ Chí Minh. "Ca sợi chỉ" không chỉ là một bài thơ giàu nghệ thuật mà còn là lời nhắn gửi về tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và ý nghĩa của sự cống hiến trong cuộc sống.

Câu 2:

Đoàn kết là một trong những phẩm chất quan trọng nhất để xây dựng nên một tập thể vững mạnh và xã hội phát triển. Từ ngàn đời nay, ông cha ta đã khẳng định: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, nhấn mạnh vai trò to lớn của tinh thần đoàn kết trong đời sống con người. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự gắn bó, đồng lòng giữa các cá nhân cũng luôn là nền tảng tạo nên thành công.

Đoàn kết không chỉ đơn thuần là việc cùng làm một việc gì đó, mà còn là sự thấu hiểu, cảm thông, sẵn sàng chia sẻ và cùng hướng tới một mục tiêu chung. Khi mọi người biết gạt bỏ lợi ích cá nhân, biết hỗ trợ và nâng đỡ lẫn nhau, thì sức mạnh được tạo ra sẽ lớn hơn rất nhiều so với nỗ lực riêng lẻ. Một tập thể thống nhất sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách mà nếu đi một mình, ta khó có thể vượt qua. Câu chuyện bó đũa vẫn luôn là minh chứng rõ ràng nhất: một chiếc đũa dễ bị bẻ gãy, nhưng cả bó đũa thì lại rất cứng cáp.

Trong lịch sử dân tộc, tinh thần đoàn kết đã làm nên những chiến thắng vẻ vang. Nhờ sự đồng lòng của toàn dân mà chúng ta đã vượt qua những thời kỳ gian khổ, chiến thắng thực dân, đế quốc, giành lại độc lập tự do. Không có sự đoàn kết, sẽ không có một Việt Nam vững mạnh và kiên cường như hôm nay. Trong thời kỳ hiện đại, khi đại dịch COVID-19 lan rộng, tinh thần đoàn kết của người dân cả nước – từ bác sĩ, chiến sĩ, đến những người dân thường đã góp phần kiểm soát dịch bệnh và lan tỏa tình người giữa cuộc sống đầy biến động.

Không chỉ trên bình diện quốc gia, đoàn kết còn cần thiết trong từng môi trường nhỏ hơn như trường lớp, cơ quan, hay chính gia đình. Một lớp học có tinh thần gắn bó, biết hỗ trợ nhau trong học tập sẽ tạo nên môi trường tích cực, thân thiện. Một gia đình đoàn kết là nền tảng để nuôi dưỡng yêu thương, giáo dục con người. Một tập thể làm việc biết cùng hướng về mục tiêu chung sẽ luôn phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

Tuy nhiên, xây dựng sự đoàn kết không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi mỗi người phải biết tôn trọng người khác, biết lắng nghe, chia sẻ và hy sinh cái tôi cá nhân vì lợi ích chung. Sự đoàn kết thực sự đến từ sự chân thành, trách nhiệm và tinh thần cộng đồng cao.

      Đoàn kết là một sức mạnh to lớn, là chiếc cầu nối giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể. Trong thời đại ngày nay, khi thế giới ngày càng phức tạp và cạnh tranh gay gắt, tinh thần đoàn kết lại càng trở nên cần thiết. Là một người trẻ, chúng ta cần nhận thức rõ vai trò của đoàn kết, và góp phần xây dựng một xã hội yêu thương, gắn bó và vững mạnh hơn

Câu 1: Biểu cảm

Câu 2: Cái bông

Câu 3:

+ So sánh tấm vải với lụa và da

+ “Dệt nên tấm vải mỹ miều” là ẩn dụ cho một tập thể gắn kết

+ Nhấn mạnh sự bền chắc của đoàn kết

Câu 4:

+Đặc tính: yếu dễ đứt, dễ rời rạc, rối, nhưng khi gắn kết để khâu vá lại rất bền chặt

+Sức mạnh: có thể gắn kết với nhau, sự bền chặt, chắc chắn, gắn kết khi kết hợp lại với nhau như 1 tập thể

Câu 5:

Bài học lớn nhất rút ra là sự gắn bó bền chặt, phối hợp trong 1 tập thể, 1 khối đoàn kết chung để có thể làm được những điều mà 1 cá nhân không thể làm được giống như những sợi chỉ.

Câu1:

Bài thơ "Ca sợi chỉ" của tác giả Hồ Chí Minh là một tác phẩm mang nhiều bài học sâu sắc, thể hiện tư tưởng nhân đạo và tinh thần cách mạng của Bác Hồ. Sợi chỉ là một vật nhỏ bé, quen thuộc, giản dị và thiết thực trong đời sống, tác giả Hồ Chí Minh đã gửi gắm những bài học về tinh thần đoàn kết, gắn bó và trách nhiệm trong công việc chung của tập thể. Những câu thơ “ Càng dài lại càng mỏng manh,

             Thế gian ai sợ chi anh chỉ xoàng!

               Nhờ tôi có nhiều đồng bang,

      Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.

                 Dệt nên tấm vải mỹ miều,

        Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da"

Qua lối miêu tả chiều dài và cách nhìn nhận sợi chỉ từ góc nhìn của người ngoài, tác giả đã lấy hình ảnh sợi chỉ để gợi ra hình ảnh con người, phần nào làm rõ khả năng của một cá nhân khi ở riêng lẻ và khi ở trong tập thể. Nhấn mạnh sức mạnh chung, đồng thời là trách nhiệm của một cá nhân với tập thể. Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, gần gũi, đồng thời là ngôn ngữ mộc mạc giàu sức miêu tả, khiến thông điệp truyền tải trở nên sâu sắc nhưng dễ cảm nhận. 2 câu thơ cuối           

              "Yêu nhau xin nhớ lời nhau,

    Việt Minh hội ấy mau mau phải vào."

Là 1 lời kêu gọi xuyên thời gian, kêu gọi nhân dân trong quá khứ và khơi gợi mãnh liệt tình yêu nước của những người trẻ hiện tại của chủ tịch Hồ Chí Minh. "Ca sợi chỉ" không chỉ là một bài thơ giàu nghệ thuật mà còn là lời nhắn gửi về tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và ý nghĩa của sự cống hiến trong cuộc sống.

Câu 2:

Đoàn kết là một trong những phẩm chất quan trọng nhất để xây dựng nên một tập thể vững mạnh và xã hội phát triển. Từ ngàn đời nay, ông cha ta đã khẳng định: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, nhấn mạnh vai trò to lớn của tinh thần đoàn kết trong đời sống con người. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự gắn bó, đồng lòng giữa các cá nhân cũng luôn là nền tảng tạo nên thành công.


Đoàn kết không chỉ đơn thuần là việc cùng làm một việc gì đó, mà còn là sự thấu hiểu, cảm thông, sẵn sàng chia sẻ và cùng hướng tới một mục tiêu chung. Khi mọi người biết gạt bỏ lợi ích cá nhân, biết hỗ trợ và nâng đỡ lẫn nhau, thì sức mạnh được tạo ra sẽ lớn hơn rất nhiều so với nỗ lực riêng lẻ. Một tập thể thống nhất sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách mà nếu đi một mình, ta khó có thể vượt qua. Câu chuyện bó đũa vẫn luôn là minh chứng rõ ràng nhất: một chiếc đũa dễ bị bẻ gãy, nhưng cả bó đũa thì lại rất cứng cáp.


Trong lịch sử dân tộc, tinh thần đoàn kết đã làm nên những chiến thắng vẻ vang. Nhờ sự đồng lòng của toàn dân mà chúng ta đã vượt qua những thời kỳ gian khổ, chiến thắng thực dân, đế quốc, giành lại độc lập tự do. Không có sự đoàn kết, sẽ không có một Việt Nam vững mạnh và kiên cường như hôm nay. Trong thời kỳ hiện đại, khi đại dịch COVID-19 lan rộng, tinh thần đoàn kết của người dân cả nước – từ bác sĩ, chiến sĩ, đến những người dân thường – đã góp phần kiểm soát dịch bệnh và lan tỏa tình người giữa cuộc sống đầy biến động.


Không chỉ trên bình diện quốc gia, đoàn kết còn cần thiết trong từng môi trường nhỏ hơn như trường lớp, cơ quan, hay chính gia đình. Một lớp học có tinh thần gắn bó, biết hỗ trợ nhau trong học tập sẽ tạo nên môi trường tích cực, thân thiện. Một gia đình đoàn kết là nền tảng để nuôi dưỡng yêu thương, giáo dục con người. Một tập thể làm việc biết cùng hướng về mục tiêu chung sẽ luôn phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.


Tuy nhiên, xây dựng sự đoàn kết không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi mỗi người phải biết tôn trọng người khác, biết lắng nghe, chia sẻ và hy sinh cái tôi cá nhân vì lợi ích chung. Sự đoàn kết thực sự đến từ sự chân thành, trách nhiệm và tinh thần cộng đồng cao.


      Đoàn kết là một sức mạnh to lớn, là chiếc cầu nối giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể. Trong thời đại ngày nay, khi thế giới ngày càng phức tạp và cạnh tranh gay gắt, tinh thần đoàn kết lại càng trở nên cần thiết. Là một người trẻ, chúng ta cần nhận thức rõ vai trò của đoàn kết, và góp phần xây dựng một xã hội yêu thương, gắn bó và vững mạnh hơn.

Câu 1: Biểu cảm

Câu 2: Cái bông

Câu 3:

+ So sánh tấm vải với lụa và da

+ “Dệt nên tấm vải mỹ miều” là ẩn dụ cho một tập thể gắn kết

+ Nhấn mạnh sự bền chắc của đoàn kết

Câu 4:

+Đặc tính: yếu dễ đứt, dễ rời rạc, rối, nhưng khi gắn kết để khâu vá lại rất bền chặt

+Sức mạnh: có thể gắn kết với nhau, sự bền chặt, chắc chắn, gắn kết khi kết hợp lại với nhau như 1 tập thể

Câu 5:

Bài học lớn nhất rút ra là sự gắn bó bền chặt, phối hợp trong 1 tập thể, 1 khối đoàn kết chung để có thể làm được những điều mà 1 cá nhân không thể làm được giống như những sợi chỉ.