Tô Thanh Tâm

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Tô Thanh Tâm
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1 (2 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật Dung trong đoạn trích.

Trong đoạn trích Hai lần chết của Thạch Lam, nhân vật Dung hiện lên là hình ảnh tiêu biểu cho số phận bất hạnh, bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Dung sinh ra trong một gia đình sa sút, lớn lên trong sự hờ hững và bị bán đi như một món hàng. Về nhà chồng, nàng bị bóc lột sức lao động, bị mẹ chồng và em chồng chèn ép, xúc phạm, trong khi người chồng thì nhu nhược, vô tâm. Sống trong cảnh không tình thân, không nơi nương tựa, nàng uất ức đến mức tìm đến cái chết như một lối thoát. Nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó, khi sống sót trở về, Dung lại tiếp tục bị chất vấn, bị đẩy vào thế bị buộc tội. Câu nói “Con xin về” thể hiện sự cam chịu đến tận cùng, không còn chút sức phản kháng. Nhân vật Dung là nạn nhân của tư tưởng trọng nam khinh nữ, của sự bất công về quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Qua đó, Thạch Lam lên án xã hội bất nhân, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với số phận người phụ nữ.


Câu 2 (4 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề bình đẳng giới hiện nay.

Trong xã hội hiện đại, bình đẳng giới không chỉ là một khái niệm mang tính khẩu hiệu, mà đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tiến bộ của một quốc gia. Bình đẳng giới là khi nam và nữ có cơ hội ngang nhau trong học tập, lao động, tham gia quản lý, hưởng thụ thành quả phát triển. Đây là nền tảng của sự công bằng xã hội và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều định kiến và rào cản khiến phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi. Trong nhiều gia đình, con trai vẫn được ưu tiên hơn con gái về giáo dục và cơ hội. Nơi công sở, nhiều phụ nữ dù năng lực không thua kém vẫn bị trả lương thấp hơn hoặc ít được đề bạt. Trên mạng xã hội hay truyền thông, không ít trường hợp nữ giới bị đối xử thiếu tôn trọng, bị soi mói ngoại hình hoặc đời tư. Những điều đó cho thấy bình đẳng giới vẫn là vấn đề cần được tiếp tục đấu tranh và cải thiện.

Để thúc đẩy bình đẳng giới, trước hết cần thay đổi nhận thức từ chính mỗi người: không phân biệt nam nữ trong công việc hay vai trò gia đình; đồng thời cần có sự hỗ trợ từ pháp luật, chính sách và truyền thông trong việc bảo vệ quyền lợi và hình ảnh phụ nữ. Nam giới cũng cần trở thành những người đồng hành tích cực trong việc xoá bỏ định kiến.

Tóm lại, bình đẳng giới không chỉ đem lại cơ hội cho nữ giới mà còn giúp toàn xã hội phát triển hài hòa, văn minh hơn. Mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một xã hội công bằng, nhân văn và không có sự phân biệt đối xử giữa các giới.

Câu 1. Xác định luận đề của văn bản.

Trả lời:
Luận đề của văn bản là:
Chi tiết cái bóng trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần tạo nên tình huống truyện độc đáo và thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân văn, lên án thói ghen tuông mù quáng.


Câu 2. Theo người viết, truyện Chuyện người con gái Nam Xương hấp dẫn bởi tình huống truyện độc đáo nào?

Trả lời:
Truyện hấp dẫn bởi tình huống độc đáo là:
Người chồng sau nhiều năm chinh chiến trở về mong gặp lại con thì lại bị chính con trai từ chối, dẫn đến hiểu lầm vợ ngoại tình. Tình huống đạt đỉnh điểm khi đứa trẻ chỉ vào cái bóng và nói “Cha Đản đấy”, khiến người chồng ngộ ra sai lầm của mình.


Câu 3. Mục đích của việc người viết nhắc đến tình huống truyện ở phần mở đầu văn bản là gì?

Trả lời:
Để dẫn dắt người đọc đến với chi tiết cái bóng – chi tiết trung tâm của bài viết – một cách tự nhiên và hợp lí, đồng thời nhấn mạnh vai trò của tình huống truyện trong việc tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm.


Câu 4. Chỉ ra một chi tiết được trình bày khách quan và một chi tiết được trình bày chủ quan trong đoạn (2). Nhận xét về mối quan hệ giữa cách trình bày khách quan và cách trình bày chủ quan đó trong văn bản.

Trả lời:

  • Chi tiết khách quan:
    “Ngày xưa chưa có tivi, đến cả 'rối hình' cũng không có, tối tối con cái thường quây quần quanh cha mẹ, ông bà, chơi trò soi bóng trên tường…”
  • Chi tiết chủ quan:
    “Có lẽ vì muốn con luôn cảm thấy người cha vẫn có mặt ở nhà… nên người vợ đã chỉ vào cái bóng của mình mà nói với con rằng đó là cha của Đản…”
  • Nhận xét:
    Việc trình bày xen kẽ giữa yếu tố khách quan và chủ quan giúp lập luận trở nên thuyết phục hơn: thông tin khách quan làm nền tảng thực tế, còn yếu tố chủ quan thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết, góp phần làm rõ ý đồ nghệ thuật và giá trị nhân văn của chi tiết cái bóng.

Câu 5. Từ văn bản, cho biết vì sao người viết lại cho rằng chi tiết cái bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc?

Trả lời:
Vì chi tiết cái bóng được lấy từ một trò chơi dân dã đời thường nhưng lại được nâng tầm thành một chi tiết nghệ thuật có vai trò then chốt trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, góp phần làm nổi bật nỗi oan khuất của Vũ Nương, đồng thời thể hiện sự sáng tạo tài hoa và sâu sắc của người kể chuyện xưa. Chi tiết này còn gợi lên tình cảm sâu nặng của người vợ với chồng con, từ đó khiến người đọc thêm cảm thương và xót xa trước bi kịch của nhân vật.

a)th1: 3x-2=0         th2: 2x+1=0              b) từ pt (2) ta có: x =-3-2y(3) 

          3x    =2                2x    =-1               Thế (3) vào (1) ta được: 2(-3-2y) -y=4

            x=\(\dfrac{2}{3}\)                     x=\(\dfrac{-1}{2}\)                                                             -6-4y-y=4

        Vậy nghiệm của phương trình là                                                       -4y-y=4+6

        x=\(\dfrac{2}{3}\)     và x=\(\dfrac{-1}{2}\)                                                                                   -5y=10

                                                                                                                         y=-2

                                                                  Thay y=-2 vào (3) ta có:x=-3-2.-2

                                                                                                        x=3+4
                                                                                                        x=7

                                                                  Vậy nghiệm của hệ phương trình là (x;y)là (7;-2)