K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
10 giờ trước (10:57)

- dòng thơ có biện pháp tu từ liệt kê:

+ Dang Tay đón gió, gật đầu gọi trăng

+ Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao

- Tác dụng:

+ Miêu tả cụ thể, chi tiết

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm

+ Nhấn mạnh đặc điểm nổi bật

+ tạo nhịp điệu cho câu thơ

22 giờ trước (22:57)

MK tham khảo nha!

Giải thích các bước giải: Biện pháp tu từ điệp thanh được tạo nên bằng cách lặp lại một loại âm tiết có cùng loại thanh điệu là thanh bằng vd như : Trong đoạn thơ các vần ưa , át , ai , a xuất hiện nhiều lần và kết hợp với việc sử dụng từ láy " xôn xao"," ngân nga " .

Tác dụng : Đem đến cho người đọc cảm nhận tinh tế về những lần sóng  biển du dưa từng đợt xô đẩy vào buổi trưa đầy nắng ở vùng quê một cách dịu dàng , nhẹ nhàng, và đó cũng là nơi mẹ nuôi của tác giả được xưng " tôi " ( Tố Hữu ) đã từng hoặc đang sinh sống . Điều đó gợi lên cho tác giả một thứ cảm xúc khó mà diễn tả , chỉ nói là " Mát rượi lòng ta , ngân nga tiếng hát " cũng đủ hiểu sự an tâm và thanh bình ở trong lòng tác giả khi về nơi đó .

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
9 tháng 7

42B
43 C
44 B
45 B
46 B
47 C
48 C
49 A
50 D

22 giờ trước (22:23)

42 B

43 A

44 B

45 C

46 B

47 D

48 B

49 C

50 D

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
9 tháng 7

42B
43 C
44 B
45 B
46 B
47 C
48 C
49 A
50 D

22 giờ trước (22:25)

31 A

32 C

33 A

34 A

35 C

36 C

37 C

38 A

39 A

40 D

41 sai đề

Câu 1 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích hai nhân vật người tử tù trong đoạn trích ở phần đọc hiểu.Câu 2 (4,0 điểm). Trong văn bản Quả bàng hình trái tim, ở xà lim, hai người tử tù ấp ủ ước mơ về một ngày đất nước thống nhất, người mang giống bàng Phú Quốc về trồng ở Hà Nội, người chế biến quả bàng thành món quà ý nghĩa cho quê hương. Đến nay, tại...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích hai nhân vật người tử tù trong đoạn trích ở phần đọc hiểu.

Câu 2 (4,0 điểm). Trong văn bản Quả bàng hình trái tim, ở xà lim, hai người tử tù ấp ủ ước mơ về một ngày đất nước thống nhất, người mang giống bàng Phú Quốc về trồng ở Hà Nội, người chế biến quả bàng thành món quà ý nghĩa cho quê hương. Đến nay, tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, cây bàng với những sản phẩm đặc trưng như: trà bàng lá nếp, bánh lá bàng, thạch bàng, khung ảnh lá bàng,... đã trở thành món quà ý nghĩa đối với du khách. Đó là minh chứng cho ước mơ của những người tử tù ấy đã trở thành hiện thực.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về những giải pháp thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ với những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã hy sinh cả cuộc đời để mang đến cuộc sống hòa bình hôm nay.

3
9 tháng 7

Bạn tham khảo:

           Hai nhân vật tử tù trong đoạn trích hiện lên đầy tính nhân văn và ý chí kiên cường trước cảnh ngục tù nghiệt ngã. Dù bị giam cầm trong hoàn cảnh tăm tối, đau đớn và khát nước, họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, gợi nhớ về những ký ức tuổi thơ tươi đẹp bên cây bàng xanh mát đã biểu tượng của niềm hy vọng và tự do. Người tử tù trẻ tuổi thể hiện sự yếu đuối và đau đớn thể xác rõ ràng nhưng vẫn cố gắng kiềm chế, thể hiện ý chí chiến đấu không đầu hàng trước số phận. Trong khi đó, người tử tù lớn tuổi lại mang dáng dấp của sự an ủi, chia sẻ, luôn giữ sự lạc quan và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Tình bạn và sự sẻ chia giữa họ tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, giúp họ vượt qua thử thách khắc nghiệt của nhà tù. Hình ảnh cây bàng, quả bàng chín vàng rơi vào xà lim như sự tiếp thêm sức sống, làm dịu đi nỗi khát, khắc họa rõ nét sức mạnh của thiên nhiên và niềm tin không bao giờ tắt trong lòng con người, dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Hai nhân vật tượng trưng cho ý chí và tình người bất diệt, là biểu tượng cho khát vọng sống và tự do của con người.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?


MT
9 tháng 7

Dung chatgpt

(4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:QUẢ BÀNG HÌNH TRÁI TIM (Tóm lược phần đầu: Cây bàng vươn cành tới gần song sắt xà lim, khiến hai người tử tù trong ngục nhớ lại những kỷ niệm tuổi thơ. Họ trò chuyện về trường lớp ngày xưa, nơi có cây bàng xanh mát che nắng trên sân trường. Dù đang trong hoàn cảnh tuyệt vọng, hình ảnh cây bàng và những ký ức ấy làm họ tươi cười, vơi bớt nỗi...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

QUẢ BÀNG HÌNH TRÁI TIM

(Tóm lược phần đầu: Cây bàng vươn cành tới gần song sắt xà lim, khiến hai người tử tù trong ngục nhớ lại những kỷ niệm tuổi thơ. Họ trò chuyện về trường lớp ngày xưa, nơi có cây bàng xanh mát che nắng trên sân trường. Dù đang trong hoàn cảnh tuyệt vọng, hình ảnh cây bàng và những ký ức ấy làm họ tươi cười, vơi bớt nỗi đau).

Bỗng nhiên, người tử tù, từng là học sinh Hà Nội, rên khe khẽ:

– Ôi! Khát nước quá! Có lẽ, anh sắp ngất đây!

Đôi mắt người tử tù nhắm nghiền, nén cơn khát và đau đớn vết thương do kẻ thù tra tấn. Người tử tù trẻ tuổi ngả đầu vào bạn tù. Đôi mắt nhìn qua song sắt, thầm ước:

– Nếu không bị kẻ thù cùm chân thì ta vươn tay ra ngoài song sắt, hái một quả bàng chín vàng kia, vắt nước cho anh...

Cây bàng đã lớn lên bên song sắt nhà tù mấy chục năm. Tiếng hô của các tử tù trước khi ra pháp trường, ánh mắt chứa chan hy vọng của mỗi người tử tù thấm đẫm vào thân cây, vào từng nụ hoa bàng.

Lộp độp! Lộp độp! Bỗng nhiên, mấy quả bàng chín mọng rơi vào trong xà lim. Người tử tù trẻ tuổi kinh ngạc, tay run run nhặt quả bàng. Hai tay lẩy bẩy vắt nước từ cùi quả bàng vào miệng bạn tù. Đôi môi khô rạn, nứt nẻ dần dần mềm mại. Nước quả bàng thấm dần vào lưỡi... Đôi mắt mệt mỏi từ từ hé mở. Người tù trẻ tuổi lấy cùm ghè vỡ quả bàng, lấy nhân bên trong. Nhân quả bàng bùi ngậy giống nhân hạt lạc. Từ hôm ấy, quả bàng là nước uống, là cơm ăn của hai người tử tù. Sức khỏe của hai người tử tù hồi phục. Hai người vẫn dựa lưng vào nhau, kể cho nhau nghe những kỷ niệm về cây bàng giữa sân trường yêu dấu của mình.

Người tử tù lớn tuổi rất ngạc nhiên thấy quả bàng rơi vào xà lim mang hình trái tim của người. Lạ nhỉ?

– Gió biển Phú Quốc mạnh mẽ. Gió nắn trái bàng thành hình trái tim để hướng xuống mặt đất?

– Cây bàng trên đảo thấu hiểu khát vọng của biết bao người tử từ. Từ đó, quả bàng mang hình trái tim, hệt trái tim con người?

Một buổi chiều, tên cai ngục đi qua các xà lim tử tù. Mắt hắn vằn hệt mắt thú dữ nhìn vào trong xà lim. Đôi mắt vằn đỏ vì ngạc nhiên:

– Bảy ngày qua, ta không cho những tên tử tù ăn cơm hẩm, uống nước cống, nhằm để chúng chết khô đét trong ngục. Nhưng vì sao, chúng nó vẫn tươi tắn như cây được tưới nước mưa nhỉ?

Rào... rào... rào... Từ trên cành cao, những quả bàng hướng mũi nhọn đầu trái tim, phóng tới tấp xuống tên cai ngục, Bị tấn công bất ngờ, tên cai ngục hoảng hốt bỏ chạy.

Đàn chim sáo đậu trên cành bàng hót nhặng lên:

– Đáng đời kẻ ác! Quả bàng bé nhỏ đã làm cho kẻ ác khiếp sợ!

Bên ngoài biển, sóng ào ào vỗ vào chân đảo. Bên trong xà lim, hai người tử tù bàn chuyện xa xôi:

– Bao giờ đất nước thống nhất, trở về Hà Nội, anh mang giống bàng Phú Quốc, trồng một hàng trong công viên!

– Em lấy nhân quả bàng, chế biến thành món mứt tết tặng cho tất cả du khách đến thăm vịnh Hạ Long, quê em. Nước quả bàng thì đóng hộp, tặng các cháu mẫu giáo được cô giáo phát phiếu “Bé ngoan” ngày cuối tuần.

Vào một ngày biển động. Bọn người mắt vằn như mắt thú dữ hì hục chặt hạ cây bàng bên ngoài song sắt. Chúng xông vào xà lim. Hai người tử tù đều nắm trong tay một quả bàng hình trái tim. Người tử tù bị bịt mắt, lôi đi là người muốn tất cả nhân quả bàng trên đời hóa thành mứt tết ngọt ngào tặng cho nhân loại.

Thời gian trôi theo mặt trời trên biển Việt Nam. Tên cai ngục mắt vằn hung dữ, trở lại di tích nhà tù Phú Quốc. Đôi mắt già nua bối rối nhìn qua song sắt xà lim. Trong xà lim, hiện lên mô hình sống động hai người tử tù dựa lưng vào nhau. Cây bàng ngoài song sắt bị chặt hạ, từ phần gốc nảy lên một mầm bàng non tươi xanh. Mầm bàng non ấy, bây giờ đã hóa thân thành cây bàng già, lưng gù theo năm tháng. Bên gốc bàng, ló dạng căn nhà nhỏ xinh xắn. Bước ra cửa là một người tử tù năm xưa.

– Nào, hãy thưởng thức món mứt nhân quả bàng. Đây là món quà mà bạn tôi muốn làm quà cho mọi người trên Trái đất này!

Đôi mắt vằn năm xưa của người cai ngục, nay chuyển sang màu xám ngoét. Những giọt nước mắt chảy ngoằn ngoèo theo hai bên sống mũi gồ ghề.

(Lê Toán, Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi, NXB Văn học, 2008)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể và chỉ ra dấu hiệu hình thức của ngôi kể đó trong văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra lời người kể chuyện và lời nhân vật trong các câu văn sau:

Đàn chim sáo đậu trên cành bàng hót nhặng lên:

– Đáng đời kẻ ác! Quả bàng bé nhỏ đã làm cho kẻ ác khiếp sợ!

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn sau:

Từ trên cành cao, những quả bàng hướng mũi nhọn đầu trái tim, phóng tới tấp xuống tên cai ngục.

Câu 4 (1,0 điểm). Nhan đề văn bản Quả bàng hình trái tim có ý nghĩa gì?

Câu 5 (1,0 điểm). Những quả bàng mang hình trái tim rơi vào xà lim đã giúp người chiến sĩ vượt qua hoàn cảnh tù đày nghiệt ngã. Vậy chúng ta cần làm gì đề vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống?

1
1 giờ trước (19:32)

Câu1:

  • Ngôi kể: Ngôi thứ ba.
  • Dấu hiệu: Người kể xưng "hắn", "họ", "hai người tử tù" và biết mọi suy nghĩ, hành động của nhân vật mà không xưng "tôi".Câu 2 (0,5 điểm)

Câu 2:

  • Lời người kể chuyện: "Đàn chim sáo đậu trên cành bàng hót nhặng lên:"
  • Lời nhân vật: "– Đáng đời kẻ ác! Quả bàng bé nhỏ đã làm cho kẻ ác khiếp sợ!"

Câu 3:

  • Tác dụng của biện pháp nhân hóa: Khiến quả bàng trở nên sống động, có ý chí, sức mạnh. Nhấn mạnh sự phản kháng mạnh mẽ của thiên nhiên và những điều tốt đẹp (biểu tượng của sự sống, hy vọng) trước cái ác, cái xấu. Tạo bất ngờ và gây ấn tượng về sức mạnh của chính nghĩa.

Câu 4:

Nhan đề "Quả bàng hình trái tim" mang ý nghĩa:

  • Nghĩa tả thực: Quả bàng có hình dáng giống trái tim (chi tiết kỳ ảo).
  • Nghĩa biểu tượng:
    • Tình yêu thương, sự sẻ chia: Biểu tượng cho tình cảm giữa những người tù, sự đồng cảm của thiên nhiên.
    • Sự sống và niềm hy vọng: Quả bàng là nguồn sống, giúp người tù vượt qua cái chết, giữ vững niềm tin vào tương lai thống nhất đất nước.
    • Lòng căm thù cái ác: Quả bàng còn thể hiện tinh thần chống đối kẻ thù.

    Câu 5:

    Để vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chúng ta cần:

    • Giữ vững niềm tin và ý chí kiên cường.
    • Trân trọng những điều nhỏ bé, tích cực.
    • Phát huy tình yêu thương và sự sẻ chia.
    • Luôn lạc quan và nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng.
    • Xem khó khăn là cơ hội để học hỏi và trưởng thành.
7 tháng 7

Nhân vật Tử Hư trong truyện “Tử Hư du tiên” là hình tượng tiêu biểu cho khát vọng vượt thoát trần tục, tìm đến cõi tiên để đạt tới sự tự do tuyệt đối của con người trong văn học phương Đông. Tử Hư mang vẻ đẹp của một con người thanh cao, thoát tục, không bị ràng buộc bởi lợi danh hay những ham muốn tầm thường của thế gian. Khi đến thăm Lô Sơn, Tử Hư thể hiện lòng ham mê khám phá, yêu thiên nhiên và luôn khao khát tìm đến những điều cao đẹp, huyền diệu. Tuy nhiên, điều khiến Tử Hư trở nên đáng quý là ở chỗ, sau hành trình gặp gỡ và đàm đạo với vị tiên, ông đã nhận ra rằng “đạo tiên” không phải là thứ có thể cưỡng cầu mà phải tự giác ngộ. Cuối cùng, ông quay trở về trần thế, nhưng không còn vướng bận bụi trần, mà sống một đời ung dung, tự tại, giữ được sự an nhiên trong tâm hồn. Tử Hư là biểu tượng cho vẻ đẹp của một tâm hồn thanh sạch, của con người biết sống hài hòa giữa mộng và thực, giữa lý tưởng và đời sống, đồng thời thể hiện triết lý sâu sắc của Lão Trang: sống thuận theo tự nhiên, buông bỏ để được tự do.

LG
7 tháng 7

Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Dữ trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, nhân vật Tử Hư hiện lên như một hình tượng rực rỡ về người trí thức thời phong kiến, mang trong mình vẻ đẹp của trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần chính nghĩa. Là một thầy đồ nghèo nhưng giàu khí phách, Tử Hư không chỉ uyên bác mà còn can đảm đối mặt với thế lực ma quái mà không hề nao núng. Dẫu bị lôi vào chốn âm phủ đầy rẫy hiểm nguy, ông vẫn giữ được sự điềm tĩnh, sáng suốt và niềm tin vào công lý. Tử Hư mang vẻ đẹp của một con người trọng lẽ phải, không mưu cầu danh lợi, sống thanh cao giữa thời đại hỗn mang. Đặc biệt, ông còn là biểu tượng của sức mạnh tinh thần, dám đối mặt với điều phi lý, dám nói thẳng, nói thật giữa chốn u minh. Qua nhân vật này, Nguyễn Dữ không chỉ phản ánh khát vọng công lý mà còn ca ngợi nhân cách cao đẹp, khí chất bất khuất của người trí thức chân chính. Tử Hư là minh chứng cho sự chiến thắng của lẽ phải trước tà ác, là ánh sáng soi đường cho những tâm hồn thiện lương.

7 tháng 7

I'm sorry , but I didn't do my homework.

7 tháng 7

I’m sorry, but I didn’t do my homewor.

6 tháng 7

Bạn ơi, vui lòng gửi lại ảnh nhé! Bạn chụp nghiêng quá, mình không nhìn được gì.

6 tháng 7

ôi mắt tôi 😣