K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 giờ trước (14:41)

p là số nguyên tố lớn hơn 3

=>p là số lẻ và p không chia hết cho 3

p không chia hết cho 3 nên p=3k+1 hoặc p=3k+2

TH1: p=3k+1

\(25-p^2=25-\left(3k+1\right)^2\)

\(=\left(4-3k-1\right)\left(4+3k+1\right)\)

\(=\left(-3k+3\right)\left(3k+5\right)=-3\left(k-1\right)\left(3k+5\right)⋮3\)(1)

TH2: p=3k+2

\(25-p^2=25-\left(3k+2\right)^2\)

\(=\left(5-3k-2\right)\left(5+3k+2\right)=\left(-3k+3\right)\left(3k+7\right)\)

\(=-3\left(k+1\right)\left(3k+7\right)⋮3\)(2)

Từ (1),(2) suy ra \(25-p^2⋮3\)

p là số lẻ nên p=2k+1

\(25-p^2=25-\left(2k+1\right)^2\)

\(=\left(5-2k-1\right)\left(5+2k+1\right)\)

\(=\left(-2k+4\right)\left(2k+6\right)\)

\(=-4\left(k-2\right)\left(k+3\right)\)

Vì k-2;k+3 có khoảng cách là 5 đơn vị nên (k-2)(k+3)\(⋮\)2

=>\(-4\left(k-2\right)\left(k+3\right)⋮4\cdot2=8\)

=>\(25-p^2⋮8\)

mà \(25-p^2⋮3\)

và ƯCLN(3;8)=1

nên \(25-p^2⋮\left(8\cdot3\right)\)

=>\(25-p^2⋮24\)

14 tháng 4

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897–1914) đã có những tác động sâu sắc đến xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện, từ kinh tế, chính trị đến đời sống xã hội như sau:

1. Tác động về kinh tế

- Phát triển kinh tế thuộc địa: Thực dân Pháp tập trung khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là than đá, khoáng sản và cao su. Các ngành công nghiệp khai thác và giao thông vận tải (như đường sắt, cảng biển) được xây dựng để phục vụ lợi ích của chính quốc.

- Hình thành nền kinh tế hàng hóa: Nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp của Việt Nam bị phá vỡ, thay vào đó là kinh tế hàng hóa phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo, cũng được định hướng sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Pháp.

- Đầu tư mang tính bóc lột: Mặc dù cơ sở hạ tầng được cải thiện, nhưng chúng chủ yếu phục vụ khai thác tài nguyên và bóc lột kinh tế, không mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam.

2. Tác động về xã hội

- Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.

- Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như:

+ Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

+ Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

+ Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

3. Tác động về chính trị

- Gia tăng sự bất bình trong xã hội: Chính sách bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị của Pháp làm gia tăng mâu thuẫn xã hội. Đời sống người dân ngày càng khổ cực, dẫn đến sự bất mãn và các cuộc nổi dậy chống Pháp.

- Sự phát triển của phong trào yêu nước:

+ Các tầng lớp trí thức mới, như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, xuất hiện và khởi xướng các phong trào đấu tranh đòi độc lập, tự do.

+ Những phong trào này thể hiện rõ sự chuyển biến về nhận thức, từ các cuộc đấu tranh theo mô hình phong kiến sang các hình thức đấu tranh mới, mang tư tưởng hiện đại hơn.

4. Tác động về văn hóa

- Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy…) du nhập vào Việt Nam

- Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…)

Tóm lại, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm thay đổi sâu sắc xã hội Việt Nam, từ kinh tế đến văn hóa và tư tưởng. Dù mang yếu tố hiện đại hóa, nhưng phần lớn phục vụ cho lợi ích của thực dân, khiến người dân chịu cảnh bóc lột nặng nề. Tuy vậy, những tác động này cũng khơi dậy mâu thuẫn xã hội và ý thức đấu tranh, đặt nền móng cho các phong trào yêu nước sau này.

22 giờ trước (21:23)
Tham khảoTác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến xã hội Việt Nam1. Tầng lớp xã hội bị phân hóa sâu sắc

Địa chủ phong kiến:

Một bộ phận cấu kết với Pháp, giàu lên nhờ bóc lột nông dân và hợp tác với chính quyền thực dân.

Hình thành địa chủ mới, tay sai cho Pháp.

Nông dân:

Bị bóc lột nặng nề hơn (thuế, lao dịch, mất đất vào tay đồn điền).

Đời sống khốn khổ, mâu thuẫn với Pháp và địa chủ ngày càng gay gắt.

Tư sản Việt Nam:

Xuất hiện manh nha, chủ yếu là tiểu thương, thợ thủ công.

Nhưng bị kìm hãm phát triển do Pháp độc quyền kinh tế.

Tiểu tư sản:

Bao gồm học sinh, trí thức, viên chức, nhà báo.

Bị ảnh hưởng bởi tư tưởng dân chủ tư sản, dần có ý thức chính trị.

Giai cấp công nhân:

Mới hình thành, làm trong hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp của Pháp.

Bị bóc lột nặng nề → Hạt nhân cách mạng sau này.

2. Tác động chung

Xã hội Việt Nam chuyển biến từ phong kiến sang xã hội có yếu tố tư bản chủ nghĩa.

Mâu thuẫn dân tộc (toàn dân với Pháp)giai cấp (nông dân với địa chủ, tư sản với Pháp) ngày càng gay gắt.

Đặt cơ sở xã hội cho các phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (như Đông Du, Duy Tân...).

RUINING THE RUINS Acid rain is now a familiar problem in the industrialized countries in Europe. Gases like sulphur dioxide and nitrogen oxide are produced by power stations and cars. (0) Acid rain is also capable of dissolving some rocks, and buildings made of soft rocks, such as limestone, are particularly badly affected. The acid rain attacks the rocks, and so carvings and statues are eroded more quickly...(1).. . According to a report in the New Scientist, acid rain is being...
Đọc tiếp

RUINING THE RUINS
Acid rain is now a familiar problem in the industrialized countries in Europe. Gases like sulphur dioxide and nitrogen oxide are produced by power stations and cars. (0) Acid rain is also capable of dissolving some rocks, and buildings made of soft rocks, such as limestone, are particularly badly affected. The acid rain attacks the rocks, and so carvings and statues are eroded more quickly.
..(1).. . According to a report in the New Scientist, acid rain is being blamed for the rapid decay of ancient ruins in Mexico. The old limestone buildings in places like Chichen Itza, Tulum and Palenque are wearing away very quickly indeed. These sites are the remains of the buildings built by the Mayas between 250 BC and AD 900, and the spectacular ruins of Mayan civilization are visited by thousands of tourists every year.
But those ruins are in danger of being seriously damaged by pollution. At many sites the stone has been covered with a layer of black substance like tar. (2). . Scientists estimate that about one millimeter of stone is worn away every twelve years. .(3). . The acid rain is said to be caused by pollution from oil wells in the Gulf of Mexico. Car exhaust gases are also a problem. Local volcanic eruptions make the problem even worse. Nevertheless, with enough money and effort, researchers say that many of the problems could be solved and the rate of erosion reduced. .(4). .
Mexicos current lack of funds is also partly due to oil. The country has rich oil fields and a few years ago, when oil was expensive, Mexico was selling large quantities of oil to the USA and earning a lot of money. .(5).. . However, the price of oil then dropped, and Mexico has been left owing enormous sums of money and with not enough income from oil sales to pay back the loans. So unless the price of oil rises, it is unlikely that Mexico will be able to afford to clean up the pollution and save its Mayan ruins from destruction.
A. At others the painted surfaces inside temples are lifting and flaking off and the stone is bein eaten away.
B. That is enough to have caused some of the ancient carvings to become seriously damaged already.
C. These measures would reduce the pollution, but would not stop it completely.
D. The government was therefore able to borrow huge sums of money from banks around the world, thinking they would have no problem repaying their debts.
E. The problem, however, is not just a European one.
F. They dissolve in rainwater and this makes acid rain, which damages trees, rivers and streams.
G. However, the Mexican government does not have enough money to do the work, and needs to spend what money it has on the Mexican people.

0
6. My education has given me a _____ view of life.      A. large                       B. far                              C. wide                           D. broad7. – “Do you mind if I smoke here?”              - “_____”      A. Yes, I don’t mind.  B. No, go right ahead.   C. Yes, go ahead.           D. No, I don’t think so.8. I’m tired. I’d rather _____ out this...
Đọc tiếp

6. My education has given me a _____ view of life.

      A. large                       B. far                              C. wide                           D. broad

7. – “Do you mind if I smoke here?”              - “_____”

      A. Yes, I don’t mind.  B. No, go right ahead.   C. Yes, go ahead.           D. No, I don’t think so.

8. I’m tired. I’d rather _____ out this evening.

      A. not going                B. not to go                    C. don’t go                     D. not go

9. There is a red maple leaf on the_____of Canada.

      A. flag                         B. banner                       C. money                       D.currency

Kiểm tra hộ mik với ạ


1
11 tháng 4

Đúng rùi ạ

II. Complete the following sentences with the correct forms of the words in brackets. (10 pts)1. Did Dick mean to tell Sue about the party, or did it slip out (accident) ........ ?         2. The young couple had been (child) ......for ten years and so they are thrilled to have a child after they had virtually given up.         3. Many high school and college students in the United States often spend many hours as volunteers in hospitals, (orphan) ....... or homes for the...
Đọc tiếp

II. Complete the following sentences with the correct forms of the words in brackets. (10 pts)

1. Did Dick mean to tell Sue about the party, or did it slip out (accident) ........ ?         

2. The young couple had been (child) ......for ten years and so they are thrilled to have a child after they had virtually given up.         

3. Many high school and college students in the United States often spend many hours as volunteers in hospitals, (orphan) ....... or homes for the aged.   

4.  Although (establish) ......... not long ago, the Women's World Cup is growing in popularity.   

5. There is a considerable (agree) ..... over the safety of the treatment, so it hasn't been applied yet.

6. I am preparing some Christmas gifts for the students with (able) ______ in the school we visited some months ago.

7. It is becoming (increase) ______ obvious that changes will have to take place

8. The teacher will be very much energized (provide) ______ we all work hard enough.                 

9. This service will help you to (notice) ______ the recipient of the time and place to receive the call.     

10. The neighbors are so tired because her dogs keep barking (control) ____________

Nếu được thì giải thích giúp mình luôn. Cảm ơn ạ

0
23 giờ trước (21:02)

1.Vị trí địa lý – địa chất:

Nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, giáp biển, trong vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo → hình thành nhiều địa hình đa dạng và biến động mạnh.

2.Vận động kiến tạo (nội lực):

Các vận động tạo núi, đứt gãy (như vận động Tân kiến tạo) → tạo núi, nâng cao địa hình, hình thành đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

3.Khí hậu – ngoại lực:

Mưa nhiều, dòng chảy mạnh → xói mòn, bồi tụ, san bằng địa hình.

Gió mùa, bão → tác động mạnh đến bờ biển và đồng bằng.

4.Tác động của con người:

Khai thác khoáng sản, xây đập, đô thị hóa… → làm thay đổi địa hình tự nhiên (sạt lở, lấn biển, biến đổi lòng sông, v.v,mây mây).

14 tháng 4

Bạn tham khảo nhé 

 

Câu 1: Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề: Tuổi trẻ với việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.LƯU Ý GHI DỰA VÀO DÀN Ý PHÍA DƯỚI K CHÉP MẠNG1.Mở bài:Giới thiệu vấn đề di sản văn hóa dân tộc và vai trò quan trọng của tuổi trẻ trong việc giữ gìn và bảo vệ.Nêu khái quát tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa...
Đọc tiếp

Câu 1: Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề: Tuổi trẻ với việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.


LƯU Ý GHI DỰA VÀO DÀN Ý PHÍA DƯỚI K CHÉP MẠNG

1.Mở bài:

Giới thiệu vấn đề di sản văn hóa dân tộc và vai trò quan trọng của tuổi trẻ trong việc giữ gìn và bảo vệ.

Nêu khái quát tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

– Di sản văn hóa dân tộc là gì? – Bao gồm di sản vật thể (di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc…) và di sản phi vật thể (lễ hội, phong tục, tập quán, văn hóa truyền miệng…).

b. Biểu hiện/ Thực trạng:

 Những nỗ lực của một bộ phận tuổi trẻ trong việc bảo vệ di sản:

 – Tham gia các phong trào tình nguyện bảo vệ di sản văn hóa, tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, tái hiện các lễ hội truyền thống.

– Đưa di sản vào nội dung sáng tạo trên các nền tảng truyền thông xã hội để quảng bá rộng rãi hơn.

 – Thực trạng đáng lo ngại:

– Một số di sản đang bị xuống cấp hoặc bị mai một do thiếu sự quan tâm, ý thức kém trong cộng đồng. – Sự thiếu hiểu biết của một bộ phận giới trẻ dẫn đến hành động xâm phạm hoặc không tôn trọng các quy tắc bảo vệ di sản.

c. Ý nghĩa: Tầm quan trọng của di sản văn hóa:

– Di sản văn hóa lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc, góp phần hình thành bản sắc dân tộc và tạo nên sự gắn kết giữa các thế hệ.

– Giữ gìn và phát huy di sản giúp tuổi trẻ hiểu và tự hào về cội nguồn, tạo niềm tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu đất nước.

– Góp phần phát triển kinh tế – xã hội

– Du lịch văn hóa, phát triển cộng đồng gắn liền với việc bảo tồn di sản.

– Tạo nền tảng giao lưu quốc tế

– Bảo tồn di sản giúp nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.

d. Giải pháp:

– Nâng cao nhận thức của tuổi trẻ qua giáo dục và truyền thông:

– Tích cực đưa nội dung về di sản vào chương trình giáo dục, tổ chức các buổi nói chuyện, tham quan, và tìm hiểu về di sản.

– Khuyến khích tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản:

+ Các phong trào tình nguyện bảo vệ di tích lịch sử, lễ hội văn hóa.

+ Sử dụng công nghệ hiện đại (mạng xã hội, ứng dụng thông minh) để quảng bá di sản. – Chính sách hỗ trợ từ nhà nước và cộng đồng:

+  Đầu tư bảo tồn, khôi phục di sản và ban hành quy định bảo vệ di sản chặt chẽ hơn.

e. Ý kiến trái chiều và phản biện:

– Ý kiến trái chiều: Có ý kiến cho rằng việc bảo vệ di sản chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng, còn tuổi trẻ nên tập trung phát triển kinh tế, học tập.

– Phản biện: – iệc giữ gìn di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà cần sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ – người sẽ tiếp nối và phát huy các giá trị văn hóa. Tham gia bảo vệ di sản không làm cản trở việc học tập, mà còn góp phần tạo động lực, khơi gợi ý chí phát triển toàn diện cho tuổi trẻ.

  1. Kết bài: 

– Khẳng định lại vai trò quan trọng của tuổi trẻ trong việc bảo vệ di sản văn hóa.

– Kêu gọi sự ý thức và trách nhiệm từ thế hệ trẻ để giữ gìn những giá trị tốt đẹp của dân tộc cho tương lai.

Mái ấm ngôi nhà ; đọc hiểu mái ấm ngôi nhà ; mái ấm ngôi nhà trương hữu lợi


2
13 tháng 4

bạn có dàn ý rồi thì có thể chuyển sang thành bài và chỉnh sửa lại cho phù hợp nhé không cần phải hỏi đâu( ý kiến riêng )

13 tháng 4

Di sản văn hóa dân tộc là kho tàng quý báu kết tinh từ quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của cha ông ta. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản ấy là trách nhiệm không chỉ của các cơ quan chức năng mà còn là nghĩa vụ của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuổi trẻ với sức sống, trí tuệ và lòng nhiệt huyết chính là lực lượng tiên phong trong việc giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Di sản văn hóa dân tộc bao gồm hai nhóm chính: di sản vật thể như đền chùa, di tích lịch sử, công trình kiến trúc... và di sản phi vật thể như lễ hội truyền thống, ca dao, tục lệ, phong tục tập quán… Những di sản ấy không chỉ mang giá trị lịch sử, nghệ thuật mà còn là dấu ấn đậm nét của bản sắc dân tộc, là sợi dây kết nối giữa các thế hệ người Việt.

Trong thực tế, không ít bạn trẻ đã thể hiện tinh thần trách nhiệm với di sản thông qua việc tham gia các hoạt động tình nguyện bảo vệ di tích, tổ chức lễ hội truyền thống, hay sử dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc. Nhiều chương trình giao lưu, sáng tạo nội dung số xoay quanh chủ đề văn hóa đã góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít người trẻ thiếu kiến thức, thờ ơ hoặc vô tình làm tổn hại di sản do thiếu ý thức – điều này đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức về giá trị của di sản.

Việc bảo vệ di sản không chỉ góp phần gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc mà còn giúp tuổi trẻ hiểu và tự hào hơn về truyền thống, từ đó khơi dậy tình yêu quê hương, tinh thần trách nhiệm và ý chí vươn lên. Di sản còn là nền tảng cho sự phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế, đồng thời tạo cầu nối giao lưu văn hóa với bạn bè năm châu.

Để làm được điều đó, cần tăng cường giáo dục về di sản trong nhà trường, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thực tiễn như tham quan, tìm hiểu di tích, tham gia lễ hội truyền thống... Ngoài ra, cần phát huy vai trò của công nghệ, mạng xã hội trong việc quảng bá di sản, đồng thời có chính sách cụ thể từ nhà nước để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

Có ý kiến cho rằng việc giữ gìn di sản là trách nhiệm của cơ quan chức năng, còn người trẻ nên ưu tiên học tập và phát triển bản thân. Tuy nhiên, việc bảo vệ di sản không làm cản trở sự phát triển cá nhân mà ngược lại, còn bồi dưỡng thêm lý tưởng sống, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm công dân cho thế hệ trẻ.

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, là người gìn giữ và tiếp nối những giá trị truyền thống. Mỗi bạn trẻ hãy là một sứ giả văn hóa, có ý thức bảo vệ và phát huy di sản dân tộc để những giá trị ngàn đời ấy không chỉ được lưu truyền mà còn tỏa sáng giữa lòng hiện đại. Giữ gìn di sản hôm nay chính là gìn giữ bản sắc, linh hồn của dân tộc cho mai sau.