K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đáp án đúng là C. Đường, muối ăn, đạm urê.

Giải thích:

  • Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp mà các chất trộn lẫn vào nhau một cách hoàn toàn, không thể phân biệt được bằng mắt thường.
  • Đường, muối ăn, đạm urê là các chất tan hoàn toàn trong nước, tạo thành dung dịch trong suốt, không bị vẩn đục.
  • Bột sắn dây, tinh bột nghệ, xi măng là các chất không tan hoàn toàn trong nước, tạo thành hỗn hợp vẩn đục hoặc huyền phù.

Đáp án đúng là B. Giấm, đường, muối ăn, rượu.

Giải thích:

  • Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
  • Giấm, đường, muối ăn, rượu đều là các chất tan hoàn toàn trong nước, tạo thành dung dịch trong suốt, không bị vẩn đục.
  • Cát, thủy tinh, gỗ, gốm là các chất không tan trong nước. Chúng sẽ tạo thành hỗn hợp không đồng nhất nếu trộn với nước.
Câu 1. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?A Gỗ.B. Nước khoáng.C. Sodium chioride.D. Nước biển.Câu 2. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vàoA. tính chất của chất.B. thể của chất.C mùi vị của chất.D. số chất tạo nên.Câu 3. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?A. Hỗn hợp nước đường.B. Hỗn hợp nước muối,C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.D. Hỗn...
Đọc tiếp

Câu 1. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

A Gỗ.

B. Nước khoáng.

C. Sodium chioride.

D. Nước biển.

Câu 2. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

A. tính chất của chất.

B. thể của chất.

C mùi vị của chất.

D. số chất tạo nên.

Câu 3. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

A. Hỗn hợp nước đường.

B. Hỗn hợp nước muối,

C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.

D. Hỗn hợp nước và rượu.

Câu 4. Hai chất lỏng không hoà tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là

A. dung dịch.

B. huyền phù.

C. nhủ tương.

D. chất tinh khiết

Câu 5. Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗ hợp này được coi là

A. dung dịch.

B. chất tan,

C. nhũ tương.

D.huyền phù.

Câu 6. Hình ảnh dưới đây minh hoạ cho trạng thái nào của hỗn hợp?

 

A. Dung dịch.

B. Huyền phù.

C. Nhũ tương.

D Hỗn hợp đồng nhất.

 

Câu 7. Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành,

 

A. huyền phù

B. nhũ tương,

C dung dịch.

D. dung môi.

Câu 8. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, tạ thu được

A. nhủ tương.

B. huyền phù.

C. dung dịch.

D. dung môi,

Câu 9. Xác định chất tan, dung môi trong các dung dịch sau:

a) Dung dịch sodium hydroxide.

b) Dung dịch sulfuric acid.

Trả lời:

 a) Dung môi là nước, chất tan là sodium hydroxide.

b) Dung môi là nước, chất tan là sulfuric acid.

Câu 10. Hằng năm vào mùa lũ, Đồng bằng sông Cửu Long được bù đắp một lượng phù sa rất lớn, Em hãy cho biết:

a) Phù sa ở sông Cửu Long có phải là một dạng huyền phù không?

b) Phù sa có vai trò gì đối vớI nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Câu 11. Cách làm hỗn hợp muối tiêu:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

-  Tiêu đen: 100 g

-  Muối tinh: 200 g.

- Mì chính (bột ngọt): 1 thìa,

Bước 2: Tiến hành

- Tiêu hạt: cho vào chảo rang trên lửa nhỏ tới khi dậy mùi thơm thì ngừng. Tiếp theo, đổ tiêu ra đĩa và để nguội thì  cho tiêu vào máy xay, xay đến khi nhuyễn mịn, Sau đó dùng rây, cho số tiêu đã xay vào lọc lại để loại bỏ phần cặn cứng.

- Muối tinh: cho vào chảo, rang trên lửa nhỏ đến khi hạt muối tiêu muối tơi ra, sờ thấy mịn như cát thì tắt bếp và để nguội. Khi rang cần đảo đều để tránh muối bị cháy khét.

- Cho toàn bộ muối và tiêu xay đã nguội vào một chiếc bát, thêm 1 thìa mì chính rồi trộn đều là có thể sử dụng. Nếu cần, có thể trút hỗn hợp này vào cối xay, xay thêm một lần nữa để tiêu và muối hoà quyện đều vào nhau.

a) Hỗn hợp muối tiêu là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất?

b) Độ mặn của hỗn hợp muối tiêu có thế thay đổi được không? Thay đổi bằng cách nào?

c) Từ quy trình trên, em hãy tự chế biến hỗn hợp muối tiêu tại gia đình để sử dụng cho an toàn, tiết kiệm.

Câu 12. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lần trong nước?

A. Lọc.

B. Dùng máy li tâm.

C Chiết.

D. Cô cạn.

Câu 13. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

A. Lọc.

B. Dùng máy li tâm.

C. Chiết.

D. Cô cạn.

Câu 14. Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?

 

A. Lọc chất tan trong nước.

B. Lọc chất không tan trong nước.

C. Lọc và giữ lại khoáng chất.D. Lọc hoá chất độc hại.

Câu 15: Thế nào là chất tinh khiết?

A. Chất tinh khiết chỉ có một chất và không ổn định về tính chất của chất .             

B. Chất tinh khiết chỉ có một chất và luôn ổn định về tính chất của chất .               

C. Chất tinh khiết có hai chất và không ổn định về tính chất.   

D. Chất tinh khiết có ba chất và luôn ổn định về tính chất.   

Câu 16: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

A. Thể của chất.                                                     B. Mùi vị của chất.

C. Tính chất của chất.                                            D. Số chất tạo nên.

Câu 17: Khái niệm nào sau đây được gọi là huyền phù?

A. Huyền phù là hổn hợp đồng nhất giữa chất rắn với chất lỏng

B. Huyền phù là hổn hợp không đồng nhất giữa chất lỏng với chất lỏng

C. Huyền phù là hổn hợp không đồng nhất giữa chất rắn với chất lỏng

D. Huyền phù là hổn hợp không đồng nhất giữa dung môi với chất tan

Câu 18: Khái niệm nào sau đây được gọi là nhủ tương?

A. Nhủ tương là hổn hợp không đồng nhất giữa chất lỏng với chất lỏng

B.  Nhủ tương là hổn hợp đồng nhất giữa chất lỏng với chất lỏng

C.  Nhủ tương là hổn hợp không đồng nhất giữa chất rắn với chất lỏng

D. Nhủ tương là hổn hợp không đồng nhất giữa chất lỏng với dung môi

Câu 19: Dãy chất nào sau đây hòa tan hoàn toàn trong nước để tạo ra dung dịch?

A. Gấm,đường,cát,thủy tinh.                                   B. Gấm,đường,muối ăn,rượu.

C. Gấm,gỗ,muối ăn,rượu.                                       D. Gốm,đường,muối ăn,rượu.

Câu 20: Dãy các chất nào sau đây khi hòa với nước cất tạo ra hổn hợp đồng nhất

A. Đường,bột sắn dây,đạm urê.                              B. Tinh bột nghệ,muối ăn,đạm urê.

C. Đường,muối ăn,đạm urê.                                   D. Đường,muối ăn,xi măng.

 

1

Dưới đây là đáp án cho các câu hỏi của bạn:

Câu 1: C. Sodium chloride.

Câu 2: A. Tính chất của chất.

Câu 3: C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.

Câu 4: C. Nhũ tương.

Câu 5: D. Huyền phù.

Câu 6: B. Huyền phù.

Câu 7: B. Nhũ tương.

Câu 8: B. Huyền phù.

Câu 9:

  • a) Dung môi là nước, chất tan là sodium hydroxide.
  • b) Dung môi là nước, chất tan là sulfuric acid.

Câu 10:

  • a) Phù sa ở sông Cửu Long là một dạng huyền phù.
  • b) Phù sa có vai trò rất quan trọng đối với nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, giúp bồi đắp đất đai, tăng độ màu mỡ, giúp cây trồng phát triển tốt.

Câu 11:

  • a) Hỗn hợp muối tiêu là hỗn hợp không đồng nhất.
  • b) Độ mặn của hỗn hợp muối tiêu có thể thay đổi bằng cách tăng hoặc giảm lượng muối trong hỗn hợp.
  • c) Để chế biến hỗn hợp muối tiêu tại nhà, bạn có thể làm theo các bước sau:
    1. Chuẩn bị nguyên liệu: tiêu đen, muối tinh, mì chính.
    2. Rang tiêu trên lửa nhỏ đến khi thơm, sau đó xay nhuyễn và rây để loại bỏ cặn.
    3. Rang muối trên lửa nhỏ đến khi tơi ra.
    4. Trộn đều tiêu xay, muối rang và mì chính.
    5. Xay lại hỗn hợp nếu muốn mịn hơn.

Câu 12: A. Lọc.

Câu 13: C. Chiết.

Câu 14: B. Lọc chất không tan trong nước.

Câu 15: B. Chất tinh khiết chỉ có một chất và luôn ổn định về tính chất của chất.

Câu 16: C. Tính chất của chất.

Câu 17: C. Huyền phù là hỗn hợp không đồng nhất giữa chất rắn với chất lỏng.

Câu 18: A. Nhũ tương là hỗn hợp không đồng nhất giữa chất lỏng với chất lỏng.

Câu 19: D. Gốm, đường, muối ăn, rượu.

Câu 20: C. Đường, muối ăn, đạm urê.

20 tháng 12 2024

- Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.

20 tháng 12 2024

Huyền phù" là một thuật ngữ trong hóa học, không phải là một cá nhân. Nó đề cập đến một hệ thống phân tán không đồng nhất của các hạt rắn trong một chất lỏng hoặc khí. Khi các hạt rắn không tan hoặc tan không đều trong chất lỏng, chúng sẽ tạo thành lớp rắn lỏng lẻo, gọi là "huyền phù".

23 tháng 3

Để cung cấp đủ oxygen cho cá có thể hô hấp được nha !

17 tháng 11 2024

kkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk

17 tháng 11 2024

nnbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb

6 tháng 11 2024

Tính chất hóa học là Sự biến đổi một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất hóa học của chất đó.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
6 tháng 11 2024

Tính chất hóa học hay đặc tính hóa học, thuộc tính hóa học là bất kỳ đặc tính nào của vật liệu trở nên rõ ràng trong hoặc sau một phản ứng hóa học; nghĩa là, bất kỳ thuộc tính nào chỉ có thể được xác lập bằng cách thay đổi nhận dạng hóa học của một chất.

30 tháng 6 2024

ko biết nha bé

30 tháng 6 2024

Vì nó không được tiếp xúc với không khí mát mẻ

11 tháng 5 2024

Dầu ăn và nước trong nước mắm được tạo ra từ việc ủ lên men từ các thành phần như dầu dừa, nước, muối, và đường. Dầu ăn thường được sử dụng để chiết xuất từ hạt cọ hoặc hạt dừa, trong khi nước mắm được thực hiện thông qua quá trình lên men của cá hoặc các loại hải sản khác.

Nhũ tương, hay còn gọi là tofu, là sản phẩm thực vật hay đậu nành đã qua xử lí và đông lạnh để tạo thành một khối chắc chắn có độ đàn hồi cao. Nhũ tương không phải là dạng dầu mà là một loại thực phẩm chứa nhiều protein có nguồn gốc từ đậu nành.

Tóm lại, dầu ăn không phải là nhũ tương. Nhũ tương là một sản phẩm làm từ đậu nành, trong khi dầu ăn là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt cây.

 

12 tháng 5 2024

sao ko lên google hỏi cho nhanh?