K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 7

Cả hai từ xe cộ chợ búa là từ ghép đẳng lập nha bạn!

Chúc bạn học tốt!

11 tháng 7

"Xe cộ" và "chợ búa" là những từ ghép đẳng lập.

Đề thi đánh giá năng lực

Thông Tin Trong Kỷ Nguyên SốCô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của cộng đồng tri thức. Khi kỷ nguyên số đang bước vào giai đoạn thịnh trị thì mọi thông tin và sự tìm kiếm của con người ở thế giới đều dựa trên nên tảng công nghệ. Chính vì thế web nào cung cấp thông tin chính xác và hữu ích nhất thì nó sẽ thành web hàng đầu được ưa thích bởi người dùng. Chính vì...
Đọc tiếp

Thông Tin Trong Kỷ Nguyên Số

Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của cộng đồng tri thức. Khi kỷ nguyên số đang bước vào giai đoạn thịnh trị thì mọi thông tin và sự tìm kiếm của con người ở thế giới đều dựa trên nên tảng công nghệ. Chính vì thế web nào cung cấp thông tin chính xác và hữu ích nhất thì nó sẽ thành web hàng đầu được ưa thích bởi người dùng. Chính vì vậy, cô mong rằng các câu trả lời của các bạn cần phải chú tâm vào chất lượng của câu trả lời. ngôn ngữ và thái độ khi trả lời. Vì nó là tiêu chí hàng đầu để xây dựng hình ảnh và thương hiệu của web, nơi mà chúng ta đang tham gia. Chỉ cần các bạn tích cực và cống hiến hết mình, giúp đỡ các bạn trên cộng đồng Olm, yêu thương, chia sẻ, lan tỏa hình ảnh và thương hiệu của Olm. Đảm bảo một cộng đồng lành mạnh, thân thiên, tích cực thì dù các em không phải là cộng tác viên cũng vẫn được khen thưởng cuối nhiệm kỳ, nếu xứng đáng. Ngoài ra bạn nào có thể đưa ra những câu hỏi hay, hoặc bài viết, thông tin hữu ích cũng sẽ được cô lựa chọn để trao thưởng. Vậy nên cô mong các bạn đoàn kết, yêu thương, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để web của chúng ta luôn là web hàng đầu trong thời kỳ thịnh trị của kỷ nguyên số. Biết ơn các bạn rất nhiều.

9
9 tháng 7

2gp của Đoàn Hải Uyên là do cô tick nhé Mai Thành Tín, câu này bạn ấy không hề dùng chat gpt.

9 tháng 7

Ý kiến của cô rất đúng, em tôn trọng ý kiến của cô ạ!

Dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận về vai trò của sự im lặng và phản biện câu nói "Im lặng là vàng":

I. Mở bài:

  • Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc sống, giao tiếp là yếu tố quan trọng, nhưng sự im lặng cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng.
  • Nêu vấn đề cần nghị luận: Bàn về vai trò của sự im lặng và phản biện câu nói "Im lặng là vàng".

II. Thân bài:

  1. Giải thích:
    • "Im lặng" là trạng thái không phát ra âm thanh, không nói, không bày tỏ ý kiến.
    • "Vàng" là một kim loại quý, có giá trị cao.
    • "Im lặng là vàng" có nghĩa là sự im lặng đôi khi có giá trị, mang lại lợi ích hơn là lời nói.
  2. Bàn luận về vai trò của sự im lặng:
    • Trong giao tiếp:
      • Im lặng để lắng nghe: Giúp ta thấu hiểu người khác, tránh hiểu lầm, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
      • Im lặng để suy nghĩ: Giúp ta có thời gian cân nhắc, đưa ra quyết định đúng đắn.
      • Im lặng để tránh xung đột: Trong những tình huống căng thẳng, im lặng có thể giúp hạ nhiệt, tránh những lời nói làm tổn thương nhau.
    • Trong công việc:
      • Im lặng để quan sát: Giúp ta học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt cơ hội.
      • Im lặng để tập trung: Giúp ta hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
    • Trong cuộc sống:
      • Im lặng để tĩnh tâm: Giúp ta thư giãn, giảm căng thẳng, tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.
      • Im lặng để chiêm nghiệm: Giúp ta suy ngẫm về bản thân, về cuộc đời, từ đó sống ý nghĩa hơn.
  3. Phản biện và làm rõ giới hạn của câu nói "Im lặng là vàng":
    • Không phải lúc nào im lặng cũng tốt.
    • Trong một số trường hợp, im lặng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực:
      • Khi cần lên tiếng bảo vệ lẽ phải, im lặng là sự hèn nhát, đồng lõa với cái xấu.
      • Khi cần bày tỏ tình cảm, im lặng có thể khiến người khác hiểu lầm, tổn thương.
      • Khi cần giải quyết vấn đề, im lặng có thể khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
    • "Im lặng là vàng" chỉ đúng trong một số trường hợp nhất định. Cần phải biết khi nào nên im lặng, khi nào nên lên tiếng.
    • Cần phải phân biệt giữa im lặng tích cực lngnghe,suynghĩ,tránhxungđột và im lặng tiêu cực hènnhát,thờơ,vôcm.
  4. Mở rộng vấn đề:
    • Trong xã hội hiện đại, khi con người ngày càng trở nên vội vã, ồn ào, việc tìm kiếm sự im lặng càng trở nên quan trọng.
    • Cần tạo ra những không gian im lặng để con người có thể tĩnh tâm, suy ngẫm, kết nối với bản thân.

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại vai trò của sự im lặng trong cuộc sống.
  • Rút ra bài học: Cần phải biết khi nào nên im lặng, khi nào nên lên tiếng để sống một cuộc đời ý nghĩa.

Lưu ý:

  • Con có thể sử dụng các dẫn chứng từ văn học, lịch sử, đời sống để làm cho bài văn thêm sinh động và thuyết phục.
  • Con nên sử dụng ngôn ngữ trang trọng, mạch lạc, rõ ràng.
  • Con nên thể hiện quan điểm cá nhân một cách sáng tạo và độc đáo.
6 tháng 7

😃

NLXH (chung cho các mẫu đề )

Cuộc sống không chỉ là hành trình tồn tại mà còn là quá trình con người không ngừng hoàn thiện bản thân và hướng đến những giá trị tốt đẹp. Trong hành trình ấy, ...... luôn giữ một vai trò quan trọng, không chỉ tác động đến cách mỗi cá nhân sống và cư xử, mà còn góp phần hình thành nên một xã hội văn minh, nhân ái.

VM
3 tháng 7

Mỗi người sinh ra đều có một quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có những dòng sông, lũy tre, con đường làng thân thuộc. Quê hương tuy nhỏ bé, nhưng lại là một phần không thể tách rời của đất nước. Bởi thế, người ta mới nói: " Vùng trời quê hương nà cũng là bầu trời tổ quốc "

Câu nói ấy chứa đựng một chân lý giản dị mà sâu sắc. Việt Nam là một dải đất hình chữ S, trải dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau, với biết bao vùng quê khác nhau. Mỗi vùng trời – từ miền núi Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, đến cao nguyên miền Trung, sông nước miền Tây – đều có phong cảnh riêng, con người riêng, nhưng tất cả đều góp phần làm nên bản đồ của đất nước. Dù ở nơi đâu, thì bầu trời xanh ấy vẫn là bầu trời Việt Nam – tổ quốc thân yêu.

Tình yêu quê hương vì thế không chỉ dừng lại ở nơi ta sinh ra, mà còn là tình yêu đối với mọi miền của đất nước. Khi hiểu rằng "vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc", ta sẽ biết yêu hơn từng tấc đất, từng con người dù là ở gần hay xa, biết đoàn kết và trân trọng sự đa dạng trong một khối thống nhất.

Là học sinh, em tự nhủ phải học tập tốt, tìm hiểu và yêu quý không chỉ quê hương mình mà cả các vùng miền khác. Bởi lẽ, khi mỗi vùng quê được gìn giữ, phát triển, thì tổ quốc sẽ thêm mạnh giàu, vững bền.

VM
3 tháng 7

Mình viết hơi lâu thông cảm, còn cái in đậm là nhắc lại đề bài nha !

3 tháng 7

“Chúng ta đang sống trong một thời đại mà con người có thể bay lên sao Hỏa, nhưng đôi khi lại không thể hiểu nổi chính mình.” Câu nói này không chỉ là một nhận định, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về mối quan hệ giữa sự phát triển của tri thức và những khủng hoảng trong đời sống tinh thần của con người hiện đại. Trong khi trí tuệ và công nghệ đưa nhân loại lên tầm cao mới, thì tinh thần – phần sâu kín nhất trong mỗi con người – lại đang chịu nhiều tổn thương, mất phương hướng và đôi khi trở nên xa lạ với chính bản thân mình.

Không thể phủ nhận rằng tri thức nhân loại đang phát triển vượt bậc. Chúng ta đã khám phá vũ trụ, chế tạo trí tuệ nhân tạo, lập trình robot, kết nối toàn cầu qua mạng internet và giải mã bộ gen người. Những thành tựu ấy là kết quả của hàng thế kỷ lao động miệt mài và sáng tạo không ngừng của con người. Khoa học và công nghệ ngày nay không chỉ phục vụ cuộc sống mà còn định hình cả tương lai của nhân loại.

Thế nhưng, trong ánh hào quang của tri thức, con người dường như đang đánh mất một điều gì đó rất quan trọng: chính mình. Sự phát triển quá nhanh của xã hội hiện đại khiến con người quay cuồng trong guồng quay của công việc, áp lực thành tích, nỗi sợ bị bỏ lại phía sau và cuộc chạy đua không ngừng nghỉ để “trở nên tốt hơn”. Ta dễ dàng thấy những biểu hiện của khủng hoảng tinh thần: trầm cảm, lo âu, cảm giác cô đơn dù sống giữa đám đông, sự đứt gãy trong các mối quan hệ và khoảng trống trong đời sống ý nghĩa.

Con người hiện đại biết nhiều, nhưng không hẳn hiểu sâu. Chúng ta có thể truy cập hàng triệu thông tin chỉ trong vài giây, nhưng lại không biết điều gì thực sự quan trọng với mình. Chúng ta có thể xây dựng một thành phố thông minh, nhưng lại gặp khó khăn khi lắng nghe và thấu hiểu một người thân yêu. Ta có thể viết những thuật toán tinh vi, nhưng không giải nổi bài toán của cảm xúc, của giá trị sống, của sự cân bằng nội tâm.

Nguyên nhân của khủng hoảng tinh thần này có thể đến từ chính sự lệch pha trong phát triển: tri thức – đặc biệt là khoa học kỹ thuật – phát triển nhanh hơn khả năng thích nghi tinh thần, đạo đức và cảm xúc của con người. Khi con người bị cuốn vào thế giới ảo, những giá trị thật trở nên mong manh và bị lãng quên. Khi thành công được đo bằng tiền bạc hay danh vọng, thì lòng tự trọng, sự cảm thông hay thấu hiểu lại trở nên “xa xỉ”.

Vậy con người cần làm gì để không trở thành “kẻ mù quáng giữa ánh sáng tri thức”? Câu trả lời là cần sự cân bằng giữa phát triển trí tuệ và chăm sóc đời sống tinh thần. Học cách lắng nghe bản thân, dành thời gian để nghỉ ngơi, kết nối với thiên nhiên, duy trì những mối quan hệ lành mạnh và tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Giáo dục cũng cần được điều chỉnh để không chỉ truyền đạt kiến thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn – dạy con người biết yêu thương, bao dung và sống có trách nhiệm.

Tóm lại, thời đại chúng ta đang sống là thời đại của những kỳ tích về tri thức, nhưng cũng là thời đại của những thách thức tinh thần chưa từng có. Câu nói mở đầu như một lời nhắc nhở: tiến bộ không đồng nghĩa với hạnh phúc, và để thật sự phát triển, con người không chỉ cần hiểu thế giới – mà còn cần hiểu chính mình. Chỉ khi đó, tri thức mới thực sự trở thành ánh sáng dẫn đường chứ không phải là ngọn đèn chói lóa khiến ta quên mất con đường về.

Tích cho mik nha

2 tháng 7

mình không biết đâu, mới học lớp 5 thôi mà.

(4,0 điểm) Đọc văn bản:NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU Tóm tắt bối cảnh: Lê và Sơn là pháo thủ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Lần đầu gặp gỡ, Lê không có cảm tình với Sơn – một công tử Hà Nội trắng trẻo. Sau ba năm, những ấn tượng đầu tiên về Sơn đã thay đổi. Lê và Sơn trở thành đôi bạn thân. Họ cùng về Nghệ An đóng quân cạnh làng của Lê. Trong một trận chiến đấu,...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản:

NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU

Tóm tắt bối cảnh: Lê và Sơn là pháo thủ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Lần đầu gặp gỡ, Lê không có cảm tình với Sơn – một công tử Hà Nội trắng trẻo. Sau ba năm, những ấn tượng đầu tiên về Sơn đã thay đổi. Lê và Sơn trở thành đôi bạn thân. Họ cùng về Nghệ An đóng quân cạnh làng của Lê. Trong một trận chiến đấu, Sơn bị thương nặng phải vào Quân y viện. Khi Sơn trở lại đơn vị, anh được phân công tiếp tục ở lại Nghệ An, còn Lê được điều ra Hà Nội. Phần văn bản sau kể về cảnh hai người bạn chia tay để chuyển đến chiến đấu ở những vùng trời khác nhau.

Một đêm, Lê và Sơn đứng bên nhau rất lâu trên cái gò đất xung quanh ì ầm tiếng sấm và tiếng nước lũ đổ về. Trước mặt hai người chỉ huy, những pháo thủ của đại đội pháo cũ gặp nhau trên mảnh đất miền Tây Quảng Bình đang từ biệt nhau. Đại đội pháo của họ như một gốc cây đã lớn, nhựa cây ứ đầy tỏa ra thành hai nhánh.

Đại đội của Lê đã dàn xe pháo sẵn sàng trên mặt đất theo đội hình hành quân.

Lê ngửng lên ngắm một lần cuối cùng vùng trời quê hương mình, nói với Sơn:

– Mấy hôm nay ngày nào chúng cũng cho máy bay trinh sát…

– Cậu cứ yên tâm. Chúng mình sẽ bảo vệ cái đập nước và vùng trời quê hương của cậu bằng mọi giá…

– Tớ rất tin… Tớ rất tin cậu!

Sau ba năm sống với nhau từ ngày hai người còn ngồi trên hai chiếc ghế sắt của một khẩu 37 cũ kỹ, lần này Lê và Sơn mỗi người nhận một nhiệm vụ. Họ chia nhau tấm giát nằm, vài tấm áo sặc mùi thuốc đạn và chia nhau bầu trời Tổ quốc trên đầu. Tận trong những ý nghĩ sâu kín nhất của Lê, anh đã coi Sơn như một đồng chí thân thiết nhất trong đời lính – “Đi nhá!”. Họ bắt tay nhau, từ biệt nhau chỉ có hai tiếng ấy.

Lê bắt đầu một cuộc hành quân dài. Những thùng xe chất đầy đồ đạc. Bên những nòng pháo chênh chếch chĩa lên trời lại bày ra trước mắt thiên hạ cả cuộc sống bình thường của con nhà lính. Hãy nhìn những người chiến sĩ cao xạ ngồi ngất ngưởng hai bên thành xe; có một trăm người lính thì có một trăm cuộc đời và vùng trời quê khác nhau. Họ đi qua cầu Bùng, cầu Hổ, Hàm Rồng và Nam Định, Phủ Lý, để lại phía sau rất xa những đèo Ngang, Quán Hầu[1], Bãi Hà… Những vùng trời họ đã để lại một nửa tâm hồn ở đấy.

[…] Thế là hôm nay Lê đã đứng dưới bầu trời Hà Nội, cạnh những người đồng đội mới và cũ. Trời gần sáng. Sau lưng Lê, Thủ đô đầy tiếng động như một cái tổ ong vừa thức giấc. Lê tựa lưng vào vách ụ pháo và nhớ lại giấc mơ vừa qua[2]. Phải rồi, Sơn có ra ngoài này đâu? Sơn đang chiến đấu trong vùng trời quê hương của Lê. Ngày nào hai người mới từ biệt nhau trên gò đất trận địa của đại đội Sơn, những ụ pháo ở đấy đắp bằng phù sa sông Lam vàng tươi như nghệ, giữa một bãi sông trồng toàn lạc.

Đất phù sa sông Hồng truyền[3] sang người Lê một cảm giác mát lạnh – “Như thể là mình đã đứng ở đây – Lê chợt nghĩ một cách thú vị – bên cạnh Hà Nội, cái thành phố Thủ đô mà Sơn từng thân thuộc từng gốc cây, từng mảnh tường và cả từng sắc mây trên nóc phố”.

(Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu,
NXB Văn học, 2022, tr.33 - 35)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Trong văn bản, quê hương của Lê và quê hương của Sơn gắn với hai dòng sông nào?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Đại đội pháo của họ như một gốc cây đa lớn, nhựa cây ứ đầy toả ra thành hai nhánh.

Câu 4. Nêu vai trò của chi tiết Họ chia nhau tấm giát nằm, vài tấm áo sặc mùi thuốc đạn và chia nhau bầu trời Tổ quốc trên đầu trong việc thể hiện nội dung văn bản.

Câu 5. Hai ngữ liệu sau đây có sự tương đồng nào về ý nghĩa?

– Họ đi qua cầu Bùng, cầu Hổ, Hàm Rồng và Nam Định, Phủ Lý, để lại phía sau rất xa những đèo Ngang, Quán Hầu, Bãi Hà… Những vùng trời họ đã để lại một nửa tâm hồn ở đấy.

(Những vùng trời khác nhau – Nguyễn Minh Châu)

– Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Chú thích:

[1] Ngữ liệu nguồn ghi là Hầu.

[2] Giấc mơ Lê gặp lại Sơn tại Hà Nội được nói đến ở phần đầu tác phẩm.

[3] Ngữ liệu nguồn ghi là chuyền.

1
2 tháng 7

Chịu!

30 tháng 6

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

Câu 1:
Trong bài thơ ở phần Đọc hiểu, hình ảnh người mẹ hiện lên qua lăng kính cảm xúc của nhân vật trữ tình "tôi" với tất cả sự kính yêu và trân trọng. Mẹ không chỉ là người sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của quê hương, của những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Hình ảnh mẹ gắn liền với những điều bình dị, thân thương nhất: lời ru ngọt ngào, cánh võng đưa êm ái, những bữa cơm gia đình ấm cúng. Tình yêu thương mẹ được thể hiện qua những chi tiết nhỏ nhặt, giản dị nhưng đầy xúc động. "Tôi" cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, những vất vả lo toan mẹ gánh trên vai để vun vén cho gia đình. Đồng thời, "tôi" cũng ý thức được trách nhiệm của mình đối với mẹ, mong muốn được đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục. Tóm lại, hình ảnh người mẹ trong bài thơ là sự hội tụ của những phẩm chất cao đẹp, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn của nhân vật trữ tình "tôi".

Câu 2:
Trong bài thơ ở phần Đọc hiểu, hình ảnh người mẹ hiện lên qua lăng kính cảm xúc của nhân vật trữ tình "tôi" với tất cả sự kính yêu và trân trọng. Mẹ không chỉ là người sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của quê hương, của những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Hình ảnh mẹ gắn liền với những điều bình dị, thân thương nhất: lời ru ngọt ngào, cánh võng đưa êm ái, những bữa cơm gia đình ấm cúng. Tình yêu thương mẹ được thể hiện qua những chi tiết nhỏ nhặt, giản dị nhưng đầy xúc động. "Tôi" cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, những vất vả lo toan mẹ gánh trên vai để vun vén cho gia đình. Đồng thời, "tôi" cũng ý thức được trách nhiệm của mình đối với mẹ, mong muốn được đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục. Tóm lại, hình ảnh người mẹ trong bài thơ là sự hội tụ của những phẩm chất cao đẹp, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn của nhân vật trữ tình "tôi".

Câu 2:
việc tạo lập "màng lọc thông tin" là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự chủ động, ý thức của mỗi cá nhân. Chỉ khi chúng ta biết cách chọn lọc và sử dụng thông tin một cách thông minh, chúng ta mới có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà internet mang lại, đồng thời tránh được những tác động tiêu cực của nó.

11 tháng 7

Còn ai on không