K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 7

Luật sư Phạm Văn Bạch – Người cống hiến trọn đời cho nền pháp lý cách mạng

Trong lịch sử hình thành và phát triển của nền pháp luật Việt Nam hiện đại, Luật sư Phạm Văn Bạch là một trong những tên tuổi tiêu biểu, người đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng và xây dựng hệ thống tư pháp nước nhà.

Ông sinh năm 1910 tại Hà Nội, trong một gia đình trí thức. Từ khi còn trẻ, Phạm Văn Bạch đã sớm bộc lộ tư chất thông minh và tinh thần yêu nước. Ông tốt nghiệp ngành luật tại Pháp và trở thành một trong những luật sư người Việt đầu tiên có trình độ chuyên môn cao thời bấy giờ. Nhưng thay vì phục vụ cho chế độ thực dân, ông đã chọn con đường đứng về phía nhân dân, tham gia phong trào yêu nước, và cống hiến trí tuệ của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia chính quyền cách mạng, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành tư pháp như Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong thời kỳ kháng chiến và xây dựng đất nước, ông có công lớn trong việc xây dựng nền pháp luật xã hội chủ nghĩa, đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp, và đặt nền móng cho hệ thống tòa án nhân dân ngày nay.

Luật sư Phạm Văn Bạch không chỉ nổi bật bởi chuyên môn giỏi mà còn bởi tư cách đạo đức mẫu mực, lối sống liêm khiết, giản dị và gần gũi với nhân dân. Ông luôn coi pháp luật là công cụ để bảo vệ công lý, bảo vệ người dân lao động, và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Những quan điểm và đóng góp của ông vẫn còn được trân trọng và áp dụng trong hệ thống tư pháp Việt Nam ngày nay.

Ông qua đời năm 1986, để lại một di sản lớn cho ngành luật và tư pháp nước nhà. Luật sư Phạm Văn Bạch mãi mãi là tấm gương sáng về người trí thức yêu nước, sống và làm việc vì lý tưởng công bằng, dân chủ và nhân đạo.

Tham khảo

Luật sư Phạm Văn Bạch (1910 - 1986) là một nhân vật tiêu biểu của nền tư pháp cách mạng Việt Nam, người đã dành cả cuộc đời mình để xây dựng và bảo vệ công lý, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Sinh ra tại làng Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, ông theo học ngành luật tại Pháp và trở về nước với bằng Tiến sĩ Luật. Với tri thức và lòng yêu nước nồng nàn, ông sớm tham gia các phong trào yêu nước, trở thành thành viên của Mặt trận Việt Minh.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Luật sư Phạm Văn Bạch được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao trọng trách là Chủ tịch Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ, rồi sau đó là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ. Ông đã có công lớn trong việc tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam.

Năm 1954, sau Hiệp định Genève, Luật sư Phạm Văn Bạch được điều ra Bắc và được bổ nhiệm làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, giữ vị trí này cho đến năm 1981. Trên cương vị người đứng đầu ngành tư pháp, ông đã có những đóng góp to lớn vào việc xây dựng hệ thống pháp luật, đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp, và thực hiện công bằng xã hội. Ông luôn đề cao nguyên tắc thượng tôn pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân.

Luật sư Phạm Văn Bạch không chỉ là một nhà lãnh đạo tư pháp tài năng mà còn là một tấm gương về sự liêm khiết, giản dị và tận tụy với công việc. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là minh chứng cho sự cồng hiến không ngừng nghỉ vì một nền tư pháp vững mạnh, vì công lý và hạnh phúc của nhân dân. Ông là niềm tự hào của giới luật sư và là một trong những người đặt nền móng vững chắc cho hệ thống pháp luật Việt Nam hiện đại.

28 tháng 2 2021

Sống theo từng mùa trôi qua, hít thở bầu không khí trong lành, uống ngụm nước mát lạnh và từ bỏ lợi ích cá nhân để hướng đến giá trị chung. Chúng ta luôn vì lợi ích cá nhân mà vứt rác bừa bãi ngoài đường mà không bỏ vào thùng rác,cũng như các học sinh luôn xả rác ngay tại chỗ mà không bỏ vào đúng nơi quy định vì nói rằng bất tiện. Vì vậy các học sinh ngày nay ý thức giữ gìn vệ sinh ngày càng kém.

Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu ý thức giữ gìn môi trường của nhiều học sinh và các bạn trẻ là do những người xung quanh ta đã không ý thức được khiến cho những đứa trẻ bắt chước theo và sẽ có thói quen như vậy cho đến lớn, sự lười biếng của học sinh ngày nay. Sự lười biếng đã tạo cho học sinh ngày nay một thói quen to lớn đó là tiện đâu vứt đó mà không nghĩ cho những người phải dọn dẹp cực nhọc vì những thứ mình đã xả ra. Các học sinh cần khắc phục nhanh chóng những thói quen xấu này bằng cách hãy bỏ đi sự lười biếng của mình mà hãy nghĩ đến sự vất vả, cực nhọc của những cô lao công ngày ngày đi dọn dẹp những thứ rác mà mình đã vứt ra.

Học sinh thường xuyên xả rác ở trong học bàn và cuối lớp, ngay ghế đá và cả trong sân trường,… thay vì làm xong công việc các cô được đi về nhà mà do những người thiếu ý thức các cô vừa dọn thì lại xả ra nhưng cũng xả những chỗ như v .Sao các học sinh không thấy cực cho các cô lao công cũng như công viên vệ sinh nhỉ? Khi các cô lao công đã làm việc trong một ngôi trường như vậy đã mệt thì các công nhân vệ sinh làm cả một con đường thì sẽ như thế nào? Chỉ một hành động nhỏ của chúng ta mà đã làm cho người khác phải cực nhọc biết bao nhiêu.

Cần khen ngợi những học sinh có ý thức tốt,bỏ rác đúng nơi quy định, khi học sinh đã bỏ rác đúng nơi quy định thì cũng đã một phần giúp đỡ các cô rồi đó. Có khen thì cũng phải có phê phán những học sinh chấp nhận sự ô nhiễm nơi mình học, lì lợm, thiếu ý thức và không biết cảm thương.

Các học sinh cần phải nhận thức được rằng khi ngồi học trên bãi rác như vậy thì có chịu nổi không? Chắc chắn câu trả lời sẽ là không. Vậy tại sao không biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp để chúng ta ngồi học trong bầu không khí trong lành và giảm đi phần mệt mỏi cho các cô lao công. Chỉ cần bỏ rác đúng nơi quy định mà đã phụ giúp biết bao nhiêu cho nhà trường và xã hội. Vì vậy,các học sinh ngày nay cần phải giữ gìn vệ sinh trường, lớp cũng như môi trường xung quanh để có bầu không khí trong lành và không bị ô nhiễm.

Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Không những thế, bảo vệ môi trường sống xung quanh là góp phần xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, bảo vệ sự sống trên trái đất này. Bởi thế, mỗi học sinh vần xây dựng ý thức giữ gìn môi trường sống, xay dựng lối sống văn hóa, lành mạnh, chung tay bảo vệ sự sống trên trái đất này.

17 tháng 6 2018

Chọn đáp án D

Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. Cán bộ pháp luật ở các cơ quan nhà nước như Bộ Tư pháp, Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an,... kiêm nhiệm làm luật sư, công chứng viên là vi phạm kỉ luật.

30 tháng 11 2019

Chọn đáp án D

Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. Cán bộ pháp luật ở các cơ quan nhà nước như Bộ Tư pháp, Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an,... kiêm nhiệm làm luật sư, công chứng viên là vi phạm kỉ luật.

bn dựa vào đây để làm nhé!

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: về tấm gương Phạm Văn Nghĩa.

-. Khái quát chung về nhân vật Phạm Văn nghĩa.

- Nguyên nhân của sự thành quả.

- Ý nghĩa rút ra từ nhân vật.

- Phản biện 

- Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: hiện tượng Phạm Văn Nghĩa đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân mình.

 

bn dựa vào một số ý để làm bài nha!

Bạn tham khảo :

Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt đáng được biểu dương, khen ngợi. Một trong số đó là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa, lớp 7, Trường Trung học cơ sở Bắc Sơn hiểu thảo, ham học, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống. Phạm Văn Nghĩa đã trở thành một hiện tượng. Để phát huy những tấm gương như thế, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào Học tập Phạm Văn Nghĩa và đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt liệt của các bạn học sinh. Qua hiện tựợng Phạm Văn Nghĩa, trước hết, em thấy Nghĩa là một người con biết thương mẹ vì bạn ấy thường xuyên ra đồng giúp mẹ trồng trọt. Hơn thế nữa. Nghĩa mới học lớp 7 nên công việc đồng áng cũng không hề dễ dàng, vậy mà bạn vẫn thường xuyên giúp đỡ mẹ. Điều này càng chứng tỏ tấm lòng hiếu thảo của Nghĩa. Không chỉ dừng lại ở sự hiếu thảo, Nghĩa còn là một cậu bé ham học và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Nghĩa biết dựa vào những kiến thức đã được các thầy cô giáo dạy ở trường để ứng dụng ngay trên mảnh đất nhà mình. Các bạn học sinh ở độ tuổi của Nghĩa có thể đều đã được học về cách thụ phấn của bắp nhưng chắc hẳn rất ít bạn biết ứng dụng vào đời sống. Chính lòng ham học và sự linh hoạt, năng động của Nghĩa đã giúp bạn thành công. Vụ thu hoạch bắp của nhà bạn năm ấy đã đạt năng suất cao hơn mọi năm. Như thế, Nghĩa vừa học thêm được một bài học từ việc kiểm nghiệm thực tế, vừa tăng thêm lợi ích về mặt kinh tế cho gia đình. Qua đây, em càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học với hành. Thêm vào đó, Nghĩa còn biết làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt. Việc làm ấy giúp em thấy thêm được ở Nghĩa sự sáng tạo. Với sự sáng tạo. của mình, Nghĩa lại một lần nữa giúp mẹ giảm bớt khó khăn trong lao động và những việc làm của Nghĩa càng trở nên thiết thực hơn.

Có thể nói, mọi thành quả mà Nghĩa đạt được đều xuất phát từ ý thức sống có ích. Những việc làm của Nghĩa rất đỗi bình thường nhưng lại mang đến hiệu quả vô cùng to lớn. Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào Học tập Phạm Văn Nghĩa vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất cứ ai cùng có thể làm được như thế. Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha me. có ý thức học tập kết hợp với thực hành, có đầu óc sáng tạo; đó là những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Nếu mọi học sinh đều làm được như ban Nghĩa thì đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng hoặc thậm chí là phạm tội. Các kiến thức được học sẽ không còn trên lí thuyết sách vở nữa mà sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân mỗi người học sinh và cho cả những người xung quanh Phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” là một phong trào thiết thực, có ý nghĩa to lớn và cần nhận được sự ủng hộ từ tất cả các bạn học sinh.

Phạm Văn Nghĩa là tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, đầu óc sáng tạo và là minh chứng tiêu biểu cho lối học kết hợp giữa học và hành. Em cũng tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập thật tốt và biết cách vận dụng kiến thức vào đời sống một cách linh hoạt giống như bạn Nghĩa để có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình giúp đỡ mọi người xung quanh.

18 tháng 2 2022

Tham khảo :

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đã có bao kẻ thù nhăm nhe xâm chiếm bờ cõi. Chúng áp bức đô hộ, khiến cuộc sống của nhân dân ta lầm than khổ cực. Thế nhưng, dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Những người anh hùng như Thánh Gióng luôn sẵn sàng ra trận để chiến đấu chống lại kẻ thù. Những người chủ tướng như Lê Lợi dù trải qua nhiều thất bại nhưng vẫn quyết tâm, giữ vững ý chí chiến đấu vì độc lập của dân tộc. Không những vậy, cha ông ta đã nằm gai nếm mật, vượt qua mọi gian khổ, cùng nhau đoàn kết, kiên cường chống lại kẻ thù. Điều đó được chứng minh qua chiều dài lịch sử dân tộc, là công sức của cả dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng để người anh hùng đủ sức ra trận hay dân quân cùng vượt qua mọi thất bại, cùng chung sức chung lòng chống lại giặc Minh tàn ác. Những vất vả, hi sinh xương máu của thế hệ cha anh để đến ngày nay đất nước ta được độc lập, non sông gấm vóc khiến chúng ta càng thêm trân trọng và tự hào. Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay cần ra sức học tập và phấn đấu để xứng đáng với bề dày truyền thống lịch sử hơn bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam.