Viết bài văn về liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm(26/11/1942 - 22/6/1970)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Mình biết :
Đặng Thùy Trâm (sinh ngày 26 tháng 11, 1942 tại Huế; hy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1970 tại Quảng Ngãi) là một nữ bác sĩ, liệt sĩ trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006.

Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội... khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.
Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểu giông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.
Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.
Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại... Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.
Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.
Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại mượn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giông tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chỉ có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi, mà còn có biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỳ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tô' chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.
L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tô' cuộc đời giông Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiếp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.
“Giông tố” là những khó khăn, thử thách cùa cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận” giông tố là biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai.
Không cúi đầu trước giông tố” là không dặm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống, đừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phía : trước. Chúng ta phải biết chấp nhận giông tô' vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được mình. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp, gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì đê cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thấy nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tô' nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lạc quan, đô'i mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sông, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cô' gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muôn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực, phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ". Con người sống trên đời này ai cũng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên. Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất và cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tô' nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nước nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và dặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói cùa Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.
Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời "chinh chiến” đã ngã xuống vì Tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy,... rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.
#Châu's ngốc

Chi tiết: "ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên" chứng tỏ bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm.

bn cho mình gửi sắp đến thi học kì 2 rồi. đây là những món quà mà bn sẽ nhận đc:
1: áo quần
2: tiền
3: đc nhiều người yêu quý
4: may mắn cả
5: luôn vui vẻ trong cuộc sống
6: đc crush thích thầm
7: học giỏi
8: trở nên xinh đẹp
phật sẽ ban cho bn những điều này nếu cậu gửi tin nhắn này cho 25 người, sau 3 ngày bn sẽ có những đc điều đó. nếu bn ko gửi tin nhắn này cho 25 người thì bn sẽ luôn gặp xui xẻo, học kì 2 bn sẽ là học sinh yếu và bạn bè xa lánh( lời nguyền sẽ bắt đầu từ khi đọc) ( mình
cũng bị ép);-;

Các chi tiết sau đây nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ :
Năm 1948, ông rời nước Nhật, nơi có điều kiện sống tốt hơn, về nước tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp.
Năm 1967 ông lại lên đường ra mặt trận chống Mĩ chẳng quản ngại gian lao nguy hiểm.

Chất kháng sinh là một phát hiện có ý nghĩa to lớn đối với y học thế giới, xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ trước. Năm 1928, Alexander Fleming phát hiện ra Penicillin, khi ông vô tình để nấm mốc lọt vào thí nghiệm và quan sát thấy vi khuẩn đã biến mất xung quanh nấm mốc.
Ông đã dùng ngay tên loại nấm Penicillin để đặt cho chất mà mình vừa tìm ra, nhưng phải 10 năm sau thì Penicillin mới được nhà hoá sinh người Anh gốc Đức - Ernest Chain và nhà nghiên cứu bệnh học Australia - Howard Florey cùng một số nhà khoa học khác nghiên cứu kỹ. Theo các nhà y học thì Penicillin sát trùng bằng cách giết vi khuẩn và hạn chế sự sinh trưởng của chúng.
Trong Chiến tranh thế giới II, một nhóm các nhà khoa học tìm kiếm cách chữa trị cho những vết thương bị nhiễm trùng của binh sĩ, đã tình cờ phát hiện ra khám phá của Fleming và thử nghiệm với một dạng của nấm mốc đó. Ngay sau đó, nó được sản xuất với số lượng lớn để đưa ra các mặt trận.
Bác sĩ – Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Trái tim yêu nước giữa chiến trường lửa đạn
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có biết bao người con ưu tú đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Một trong những hình ảnh đẹp và xúc động nhất là bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, người con gái Hà Nội mang trái tim nhân hậu đã để lại cho thế hệ sau một cuốn nhật ký đầy cảm xúc và lý tưởng sống cao đẹp.
Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại Hà Nội, trong một gia đình trí thức. Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, chị đã từ bỏ cuộc sống yên bình nơi đô thành để lên đường vào chiến trường ác liệt ở miền Nam. Năm 1966, chị tình nguyện vào công tác tại chiến trường Quảng Ngãi, làm bác sĩ cho lực lượng giải phóng. Giữa những năm tháng chiến tranh khốc liệt, chị không chỉ là người thầy thuốc giỏi mà còn là người mẹ, người chị hết lòng vì thương bệnh binh và nhân dân vùng giải phóng.
Điều đặc biệt ở bác sĩ Đặng Thùy Trâm chính là cuốn nhật ký mà chị viết trong những năm công tác. Những dòng chữ mộc mạc, chân thực đã ghi lại biết bao nỗi đau, sự hy sinh, khát vọng hòa bình và tình yêu Tổ quốc cháy bỏng. Trong đó, người đọc không chỉ thấy một bác sĩ mà còn là một người phụ nữ trẻ đầy nghị lực, dũng cảm vượt lên gian khó, luôn sống vì lý tưởng và đồng đội.
Ngày 22 tháng 6 năm 1970, chị anh dũng hy sinh khi mới 27 tuổi trong một trận càn của quân Mỹ. Cuốn nhật ký của chị được một người lính Mỹ tên là Frederic Whitehurst giữ lại và hơn 30 năm sau đã được trao lại cho gia đình chị. Khi được xuất bản năm 2005 với tên gọi "Nhật ký Đặng Thùy Trâm", cuốn sách đã gây xúc động mạnh mẽ cho hàng triệu độc giả trong và ngoài nước.
Cuộc đời bác sĩ Đặng Thùy Trâm tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng rực rỡ. Chị là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến: giàu lòng yêu nước, sống lý tưởng, đầy nhân hậu và hy sinh thầm lặng. Tấm gương của chị là nguồn cảm hứng để thế hệ trẻ hôm nay sống đẹp, sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước.
Tham khảo
Tham khảo
Bác sĩ Đặng Thùy Trâm (1942 – 1970) là biểu tượng sáng ngời của thanh niên Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Cuộc đời ngắn ngủi nhưng đầy cống hiến của chị để lại di sản vô giá về lòng yêu nước, ý chí kiên cường và y đức.
Tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội, chị xung phong vào chiến trường miền Nam khốc liệt, công tác tại Bệnh xá Đức Phổ, Quảng Ngãi từ năm 1967.
Tại đây, chị không quản hiểm nguy, tận tụy cứu chữa thương bệnh binh và nhân dân. Chị là bác sĩ giỏi chuyên môn, đồng thời là người chị, người bạn đầy tình thương. Trong hoàn cảnh thiếu thốn, chị vẫn kiên cường bám trụ, hoàn thành nhiệm vụ cao cả.
Những dòng nhật ký của chị, được tìm thấy sau này, lay động hàng triệu trái tim, thể hiện tâm hồn trong sáng, lòng nhân ái, ý chí sắt đá và tình yêu quê hương cháy bỏng.
Ngày 22/6/1970, bác sĩ Đặng Thùy Trâm anh dũng hy sinh ở tuổi 27. Tấm gương dũng cảm, tận hiến và y đức của chị đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, là ngọn lửa bất diệt nhắc nhở chúng ta về giá trị hòa bình và những con người đã hy sinh vì Tổ quốc.