K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5


Những điểm nổi bật của cuộc đổi mới:

   

  1. Cải cách kinh tế :
    • Chuyển đổi sang kinh tế thị trường : Việt Nam đã áp dụng các chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực tư nhân.
    • Đổi mới trong nông nghiệp : Chính sách giao đất, giao rừng cho nông dân đã giúp tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân.    
  2. Cải cách chính trị :
    • Mặc dù vẫn giữ vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản, nhưng cuộc đổi mới đã mang lại sự tham gia cho người dân trong các quyết định chính trị và quản lý nhà nước.    
  3. Phát triển xã hội :
    • Công cuộc đổi mới đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác, từ đó cải thiện đời sống của người dân.    
  4. Hội nhập quốc tế :
    • Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, ký kết các hiệp hội thương mại quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.    

Thành viên đạt được:

  • Tăng trưởng kinh tế ổn định, GDP tăng trưởng trung bình khoảng 6-7% mỗi năm.
  • Giảm tỷ lệ đói, nâng cao trình độ sống của người dân.
  • Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.    

Thách thức:

  • Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều công thức như ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng xã hội, và cần cải cách sâu hơn trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế và quản lý nhà nước.    

Công cuộc đổi mới đã tạo ra một bước quan trọng trong lịch sử phát triển của Việt Nam, đưa đất nước từ một nền kinh tế phát triển đáng tin cậy trở thành một quốc gia có tiềm năng phát triển mạnh mạnh trong tương lai.


3 tháng 2 2016

* Những thành tựu 

- Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất - nhập khẩu.

- Hàng hóa trên thị trường nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi.

- Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức.... đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.

- Đã kìm chế được một bước đà lạm phát.

- Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và có sự điều tiết của nhà nước.

- Những thành tựu, ưu điểm, tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp. Công cuộc đổi mới như là một cuộc cách mạng, có thành tựu, ưu điểm nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

* Những tồn tại yếu kém :

- Đất nước chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Nhiều vấn đề kinh tế  - xã hội nhức nhối chưa được giải quyết.

- Nền kinh tế vẫn còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn còn cao, người lao động vẫn còn thiếu việc làm, hiệu quả kinh tế thấp.

- Chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

- Chế độ tiền lương còn bất hợp lí, đời sống của những người lao động chủ yếu bằng lương và trợ cấp xã hội cũng như một bộ phận nhân dân vẫn còn giảm sút.

18 tháng 8 2017

Đáp án C

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu rực rỡ của Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước đó là ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Việt Nam có thể vận dụng bài học này vào công cuộc đổi mới của mình. Ửng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất sẽ giúp Việt Nam nâng cao được năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

11 tháng 5 2021

+ Về đổi mới kinh tế:
-Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp hình thành cơ chế thị trường.
- Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô và trình độ công nghệ.
- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
+ Về đổi mới chính trị :
-Xây dựng Nhà nước pháp quyền - nhà nước của dân do dân vì dân, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
- Thực hiện đoàn kết dân tộc.
- Chính sách đối ngoại: hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

24 tháng 6 2017

ĐÁP ÁN A

10 tháng 3 2018

Đáp án A

29 tháng 4 2022

 

BÀI 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.

3.   Những chuyển biến về xã hội Việt Nam, xã hội Việt Nam có những giai cấp tầng lớp nào.

Trl:      địa chủ phong kiến            nông dân

            Tư sản                        tiểu tư sản                công nhân

4.   Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?

GIAI CẤP, TẦNG LỚP

THÁI ĐỘ CÁCH MẠNG

Địa chủ phong kiến

Tay sai của để quốc

Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

Nông dân

Sẵn sàng tham gia đấu tranh cách mạng.

Tư sản

Thoả hiệp với đế quốc.

Một bộ phận nhỏ có tinh thần dân tộc

Tiểu tư sản

Tích cực tham gia các cuộc vận động đầu TK XX.

Công nhân

Kiên quyết đâu tranh chống giới chủ, đòi cải thiện cuộc sống.