K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5

Trong cuộc sống, con người không thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn sống, học tập và làm việc trong một cộng đồng. Chính vì thế, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trở thành một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của mỗi người cũng như sự tiến bộ của xã hội. Một cá nhân mạnh mẽ sẽ góp phần tạo nên một tập thể vững mạnh; ngược lại, một tập thể lành mạnh, đoàn kết sẽ là môi trường tốt giúp cá nhân phát triển toàn diện. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vì vậy luôn phải được xây dựng trên sự hài hòa, tôn trọng lẫn nhau và cùng hướng đến mục tiêu chung.

Cá nhân là đơn vị nhỏ nhất trong xã hội. Mỗi người đều có tư duy, tính cách, năng lực và quan điểm riêng biệt. Sự đa dạng đó làm nên bản sắc của một tập thể. Nếu từng cá nhân biết nỗ lực, không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân thì tập thể sẽ được nâng lên về chất lượng, trở nên tích cực, sáng tạo và hiệu quả hơn. Như những viên gạch vững chắc làm nên một công trình kiên cố, sự đóng góp của từng người là yếu tố cốt lõi quyết định sức mạnh của cả một cộng đồng.

Tuy nhiên, cá nhân cũng không thể tách rời tập thể. Trong một tập thể đoàn kết, công bằng và văn minh, mỗi người sẽ được hỗ trợ, bảo vệ và tạo điều kiện để phát huy năng lực. Chính môi trường ấy giúp con người nhận ra giá trị bản thân, rèn luyện đạo đức, học cách sống có trách nhiệm và sẻ chia. Tập thể giống như một cái nôi nuôi dưỡng nhân cách và năng lực của cá nhân, giúp họ trưởng thành và cống hiến tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu cá nhân chỉ biết đặt lợi ích bản thân lên trên lợi ích chung, hoặc nếu tập thể áp đặt, không tôn trọng cá tính riêng thì mối quan hệ này sẽ trở nên lệch lạc. Một cá nhân ích kỷ sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết chung, còn một tập thể không công bằng sẽ làm mất đi động lực và niềm tin của con người. Vì vậy, cá nhân cần sống có trách nhiệm với cộng đồng, biết dung hòa giữa "cái tôi" và "cái ta", còn tập thể cần tôn trọng sự khác biệt, ghi nhận và khích lệ từng thành viên.

Là học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước – chúng ta cần rèn luyện bản thân thật tốt, sống chan hòa, biết giúp đỡ bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, biết lắng nghe và hợp tác. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần giữ vững bản lĩnh cá nhân, không đánh mất chính mình trong đám đông, để từ đó xây dựng một tập thể vững mạnh và nhân văn.

Tóm lại, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là mối quan hệ tương hỗ, không thể tách rời. Một tập thể vững mạnh không thể thiếu sự đóng góp của từng cá nhân, và mỗi cá nhân chỉ có thể phát triển tốt khi được sống trong một cộng đồng tốt đẹp. Giữ gìn sự hài hòa trong mối quan hệ ấy chính là chìa khóa để xây dựng một xã hội văn minh và nhân bản hơn.



17 tháng 7 2016

Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.

“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện hài hước, dí dỏm kể về cuộc sống của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kị của cô Mắt đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng, vì nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng cũng được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Suy nghĩ của cô Mắt đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.

suy-nghi-truyen-chan-tay-tai-mat-mieng

16 tháng 7 2016

Chân, tay, tai, mắt, miệng là những bộ phận rất cần thiết và quan trọng của cơ thể. Nếu thiếu một bbộ phận nào thì các bộ phận còn lại và cơ thể cũng k thể hoạt động tốt. CŨng như chúng ta, những phần tử cũng rất là quan trọng trong cộng đồng xã hội, chúng ta phải luôn giúp đỡ nhau để xã hội luôn trở nên văn minh.

Sai thì thôi nhé. ý kiến của mình
 

1 tháng 2 2024

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa phẩm chất cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc:
- Phẩm chất cá nhân và việc nhận thức, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc luôn có mối quan hệ mật thiết, bền chặt, tương hỗ lẫn nhau:
+ Phẩm chất cá nhân thể hiện màu sắc độc lập của mỗi người. Trong xã hội hiện đại, công cuộc hội nhập và giao thoa văn hóa càng được mở rộng, bản sắc văn hóa có nguy cơ bị mai một, quên lãng. Vì vậy, chúng ta rất cần những cá nhân hiểu và trân trọng tinh thần văn hóa dân tộc. Chúng ta cần trân trọng văn hóa truyền thống, yêu thích tinh hoa bản sắc đất nước thì việc nhận thức, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn.

6 tháng 3 2018

 BẠN THAM KHẢO NHÉ!!

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

 Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

 Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

 Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

 "Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

 "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội. Chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".


 

7 tháng 3 2018

@Miyuki : cảm ơn bạn nhé

30 tháng 7 2023

Tham khảo!

Qua truyện Một người Hà Nội, ta có thể thấy phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là khi thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, con người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau, ít nhiều cũng có sự thay đổi về mặt tinh thần văn hóa. Tuy nhiên nếu phẩm chất và tính cách cá nhân của ta trân trọng những nét đẹp truyền thống hơn, yêu thích tinh hoa văn hóa đất nước hơn thì việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn. Là một công dân tốt, ngoài việc học hỏi những cái đẹp, cái tốt của nền văn hóa thế giới để phát triển đất nước thì song song, chúng ta cũng phải giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để nó không bị mai một theo thời gian.

30 tháng 7 2023

Tham khảo!

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào trong giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các dân tộc là vấn đề luôn được các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện.

Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc trong văn hóa, tạo nên sự đang dạng, khác biệt và độc đáo... Nhằm tôn vinh giá trị và nâng cao nhận thức về bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg (ngày 17/11/2008), lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Đây chính là dịp để các cấp, các ngành cùng dịp nhìn nhận lại vai trò của văn hóa đối với sự phát triển, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Đồng thời, tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào đối với truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc. Tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là cơ hội để cộng đồng các dân tộc giao lưu, trao đổi, hòa hợp cùng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, qua đó, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện thông điệp và tư tưởng về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tưởng và thực tế, giữa cá nhân và lịch sử. Tác giả muốn khuyên người đọc cần quan sát thật kỹ để có những sáng tác nghệ thuật phù hợp về mọi mặt. Đừng nên quá u mê, mê muội mà quên mất giá trị thực tế của cuộc sống. Không thể vì theo đuổi những nghệ thuật vĩ đại, cao siêu mà quên đi dẫm đạp lên lợi ích của người khác.

26 tháng 4 2017

Như chúng ta đã biết, học và hành luôn đi đôi với nhau thiếu một trong hai cái này sẽ không thể đạt được kết quả như mong đợi.Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Học và hành không có cái nào là quan trọng hơn vì cả 2 đều có mối liên hệ quan trọng tới việc học của học sinh.Nếu chỉ học mà không thực hành thì như ông bà ta thường ví von : “ Con tằm ăn dâu, đâu phải mà nhả dâu, mà là nhả tơ”, có nghĩa là con tằm ăn dâu mà không “ tiêu hóa” thì khác gì nó lại nhả ra đúng những gì đã ăn vào là dâu. Tương tự, con người có học màk hông hành thì cũng sẽ như con tằm không mang lại được một lợi ích gì cả, gây hậu quả lãng phí những kiến thực đã học.Còn nếu chỉ hành mà không học thì sẽ không đạt được thành công do không có đủ kiến thức, không có đủ hiểu biết, thế là vô tình trở thành kẻ phá hoại

28 tháng 2 2018
“ Trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thức hành được hiểu khác hơn. học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rưòi nhau. điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.
“Học với hành phải đi đôi. học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học cuả chúng ta ngày nay.Vậy học và hành có quan hệ như thế nào ? trước hết ta cân hiểu :học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủytong sách vở, la nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước . học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ , từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu. học là tìm hiểu , khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. học thuộc khía cạnh của lí thuyết , lí luận . còn hành nghĩa là làm, là thực hành , là ứng dụng kiến thức , lí thuyết cho thực tiễn đời sống . cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. học và hành là hai mặt của một qua trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phỉa luôn găn schặt với nhau làm một . hiểu được mối quan hệ đó là do Bác đã rút ra kinh nghiệm trong việc học tập và vận dụng lí luận cách mạng .Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. trong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được , bị mọi người khinh chê . ngược lại nếu hành mà không có lí luận chie đạo, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngiạ , thậm chí có khi sai lầm nữa . “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy” . đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại chie vì người đó “ hành “ mà không “học”.

Henry David Thoreau từng nói rằng "Thiên đường ở dưới chân ta cũng như ở trên đầu ta". Đó chính là thiên nhiên, ngay từ khi sinh ra con người đã có một sợ dây vô hình gắn kết với thiên nhiên trên trái đất này. Ngay từ khi con người xuất hiện, thiên nhiêm mang đến nguồn sống vô tận cho con người như không khí, lương thực, nước uống... Nhờ vậy mà con người có thể tồn tại đến ngày hôm nay. Thiên nhiên còn nuôi dưỡng và chữa lành cho tâm hồn của con người. Ngồi dưới bóng râm trong một ngày đẹp trời và ngắm nhìn phong cảnh xung quanh chính là sự nghỉ ngơi hoàn hảo nhất. Thiên nhiên không phụ bất kỳ ai nên những người tìm đến sẽ thấy lòng được an yên, tự tại. Thiên nhiên còn là mạch nguồn cho sự sáng tạo của con người được cất cánh bay cao trên những trang viết mãi lưu truyền đến ngàn đời. Vì vậy, mỗi chúng ta cần học các trân trọng và bảo vệ thiên nhiên.

14 tháng 1 2024

Tham khảo:

Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người, những nguồn tài nguyên, lương thực, thực phẩm,... đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn.

Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư.

Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn,… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.

(link liên kết: https://vietjack.me/hay-viet-bai-van-nghi-luan-ve-moi-quan-he-giua-con-nguoi-voi-tu-nhien-167971.html)

Gợi ý :

* Giải thích

- Ước mơ: là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài; là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

- Theo đuổi giấc mơ: là nỗ lực, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phải bỏ sức lực, trí tuệ, phải đổ mồ hôi, nước mắt để có thể biến ước mơ thành hiện thực.

* Vai trò và ý nghĩa của ước mơ

- Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp.

- Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

- Ước mơ giúp chúng ta có thể sống vui vẻ, có ý nghĩa và mục đích

- Ước mơ là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn nhìn thấy ước mơ của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp.

- Ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những trông gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình.

 

- Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.

* Tại sao nên theo đuổi ước mơ ?

- Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào?

+ Nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ trở nên vô định, mất phương hướng.

+ Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì, dẫn tới sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.

- Nhờ theo đuổi ước mơ mà con người biết sống có kế hoạch, biết vạch sẵn ra những bước đi để biến ước mơ thành hiện thực.

- Nếu không theo đuổi ước mơ thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên vô vị, tẻ nhạt, nhàm chán.

* Vấn đề thực tế hiện nay :

- Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ đang ngày đêm theo đuổi ước mơ và nỗ lực hết sức để ước mơ trở thành hiện thực

- Tuy nhiên, vẫn còn những bạn trẻ sống không có ước mơ, không hiểu mình muốn gì và không có ý chí phấn đấu, sống buông bỏ đời mình theo số phận muốn tới đâu thì tới.

 

- Một bộ phận giới trẻ có những suy nghĩ lệch lạc, sống ỷ lại, thụ động, phụ thuộc vào gia đình.

- Một số khác thì theo đuổi những ước mơ quá xa vời, thiếu thực tế

- Một số lại sống bằng lòng với thực tại, ngại khó, ngại khổ, không dám theo đuổi ước mơ