hãy viết bài văn nghị luận xã hội về lòng biết ơn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Trg muôn vàn điều tốt đẹp mà cuộc đời mag lại cho mỗi người có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá nhất. Vậy hòa bình là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới mỗi con người? Hòa bình là trạng thái bình yên, không có bạo loạn hay xung đột quân sự. Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trg điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, chia li như trong chiến tranh và thoải mái theo đuổi đam mê của riêng mik. Đó cx chính là lí do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có những tổ chức, cá nhân đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kailash Satyarthi – nhà vận động chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ, MalalaYousafzai – cô bé 17 tuổi dám đối đầu với Taliban để giành lại bình yên cho vùng thung lũng Swat, Pakistan, Tổng thống Mẽico với nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc hòa giải dân tộc…Điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại có lẽ không thể nào phủ nhận được. vậy nhưng tại sao trên thế giới luôn có những cuộc xung đột vũ trang. Phải chăng vì muốn bành trướng thế lực, vì lợi ích cá nhân của một nhóm người. Dù là gì thì cuối cùng nỗi tang thương vẫn sẽ là những người dân vô tội. Vậy tại sao mỗi cá nhân không hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình cho mỗi quốc gia dân tộc. Muốn vậy trước hết chúng cần sống yêu thương, xóa bỏ nghi kị cũng như chủ nghĩa cá nhân để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi đúng như RalphWaldoEmerson từng nói: “Hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thôg hiểu”.

Sau đây là gợi ý của mình:
- Nêu vấn đề: Lời cảm ơn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta
- Giải thích: Lời cảm ơn là hành động dùng lời nói bày tỏ sự cảm kích của bản thân đối với những người đã giúp đỡ mình.
- Bàn luận:
+ Lời cảm ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện sự biết ơn khi được người khác giúp đỡ lúc khó khăn
+ Lời cảm ơn là chất xúc tác để cuộc sống tốt đẹp hơn, lan tỏa những điều tích cực
+ Khi biết nói lời cảm ơn, người khác sẽ nhận ra thành ý của chúng ta đồng thời cũng đánh giá về trình độ văn hóa của người nói
+ Lời cảm ơn gắn kết con người lại với nhau, cho chúng ta cảm giác được tôn trọng và hạnh phúc khi giúp đỡ được người khác
- Thực trạng:
+ Thật đáng tiếc khi nét đẹp nói "lời cảm ơn" đang dần mai một bởi người ta ít quan tâm nhau và tính toán nhiều hơn. Nhưng tôi luôn tin điều tốt đẹp luôn tồn tại trên đời. Nói lời "cảm ơn" để sưởi ấm trái tim cho nhau, lan tỏa những hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường đến tất cả mọi người.
=> Liên hệ bản thân
Một số ý:
- Lời cảm ơn là một trong những cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với người khác.
- Trong cuộc sống, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp chúng ta tạo ra mối quan hệ tốt với người khác mà còn hỗ trợ tinh thần ta trở nên tốt hơn.
- Khi chúng ta biết cảm ơn và tôn trọng người khác, chúng ta chũng sẽ nhận được đối xử tốt hơn và có mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung quanh.
+ Lời cảm ơn cũng giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, giúp đỡ người khác một cách tự nhiên và tình cảm chân thật.
- Ngoài ra, lời cảm ơn còn giúp chúng ta trở nên tự tin hơn và có lòng tin vào bản thân mình.
- Bản thân em cũng đã và đang tập nói lời cảm ơn với người khác khi họ giúp đỡ mình dù là việc nhỏ hay lớn.
- Tóm lại, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống. Do đó, chúng ta hãy luôn biết cảm ơn và tôn trọng người khác, để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.
Nghị luận về lòng yêu nước -Văn lớp 9
Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.
Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.
Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.
Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.
Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.
Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.
Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.
Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.
K NHA MẤY BN,NẾU CÁC BN THẤY HAY

Tham khảo
Học tập là điều không thể thiếu trên con đường thành công của mỗi con người. Khi thời đại ngày càng thay đổi, cách học con người cũng theo thế mà thay đổi để có thể mang về kết quả tốt nhất. Nhưng trong đó, luôn luôn không thể thiếu tinh thần tự giác trong học tập.
Ý thức tự giác trong học tập là nhìn nhận hiểu rõ tầm quan trọng của việc học. Ý thức tự giác học tập được thể hiện qua hành động, cách thức, mục đích chính của việc học.
So với các thế hệ trước thì theo ta thấy: tinh thần tự giác học tập của học sinh ngày càng kém hơn. Không phải do học sinh không hiểu bài mà do sự chủ quan và sự lơ là việc học và rèn luyện đạo đức. Khi chúng ta suy nghĩ bài thầy giao hôm nay dễ, mai sẽ làm. Chúng tạo cho ta thói quen lười biếng và từ từ dần quen thuộc.
Ở trường, ta thấy rõ là trong mỗi tiết học, học sinh có vẻ lơ là nói chuyện nhiều hơn là học, việc học trở nên chán nản. Đến lớp là chỉ cho vui, để không uổng công bố mẹ. Thực sự học sinh không thể hiểu rõ mục đích học tập. Thiếu nghiêm túc, không quan tâm thầy cô đang giảng gì, mỗi năm trôi qua, các hiện tượng ngày càng tăng.
Các năm 2010 trở lại đây, những vụ bạo lực học đường ngày càng gia tăng, vài trường hợp đã có em thôi học do chấn thương khá nặng. Nguyên nhân có thể là do mâu thuẫn, xung đột cá nhân, yêu đương nhăng nhít.
Một nguyên nhân nữa khá thực tế là mạng xã hội và game điện tử. Chúng như “mực” vậy, khi ta tiếp xúc với chúng một thời gian sẽ từ từ gây nghiện và cuối cùng bỏ học và thời gian cho vào chúng. Các học sinh ngày càng đua đòi theo phong trào.
Một số bài báo ghi rằng Bill Gates bỏ học rồi trở thành tí phủ mà không ghi rõ thời gian ông đã luyện tập như thế nào để trở thành tỉ phú vào đó, học sinh không hiểu ý nghĩa rõ và mất niềm tin học tập. Một số gia đình không quan tâm việc học, ăn chơi cờ bạc rồi kéo con cái vào. Giáo viên còn có hiện tượng khó tính quá mức và “đì” một số học sinh, thiên vị học sinh khiến học sinh chán nản, trầm cảm. Và hậu quả của các việc trên là kết quả học sinh ngày càng kém, chất lượng giáo dục giảm, vi phạm tội trong học tập tăng.
Học sinh cần có suy nghĩ rõ mục đích học tập, giáo viên cần làm cho mỗi tiết học thêm vui nhộn như Thầy Dương Lê, học sinh giỏi khá hỗ trợ các bạn yếu kém, gia đình cần thật sự quan tâm đến việc học và tâm lí của con cái.
Học sinh ta thì cần rèn luyện ý thức học tập, phấn đấu trong học tập, không sợ thất bại, tránh sa vào tệ nạn xã hội, bỏ dần thói quen chơi game và lướt mạng xã hội. Cần tham gia các diễn đàn học tập, rèn luyện thêm bài tập thêm ở nhà và thời gian rảnh rỗi.
Học tập giúp ta trở thành người tốt và tạo cho ta sự nghiệp, làm đẹp nhân cách, khiến ta có sự tôn trọng với xã hội. Lênin đã nói: "Học, học nữa, học mãi”.

Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, khác với những kết luận của lập luận trong đời sống là những luận điểm gắn với những tình huống giao tiếp nhất định.
Trong cuộc sống, có những giá trị tinh thần đóng vai trò quan trọng giúp con người hoàn thiện bản thân và xây dựng một xã hội tốt đẹp. Một trong số đó chính là lòng biết ơn – một đức tính cao quý thể hiện sự trân trọng, ghi nhớ những gì người khác đã làm cho mình. Đây không chỉ là một truyền thống tốt đẹp mà còn là nền tảng để mỗi cá nhân phát triển nhân cách.
Lòng biết ơn là sự trân trọng và ghi nhớ công lao, sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn có thể xuất phát từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, như một lời cảm ơn đối với cha mẹ, thầy cô, bạn bè hay những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn. Biết ơn không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua hành động, cách cư xử và lối sống của mỗi người.
Trong cuộc sống, lòng biết ơn mang lại nhiều giá trị tốt đẹp. Trước hết, nó giúp con người sống nhân ái, bao dung và gắn kết hơn với xã hội. Một người có lòng biết ơn sẽ luôn trân trọng những gì mình có, từ đó nỗ lực phấn đấu để xứng đáng với những gì đã nhận được. Bên cạnh đó, lòng biết ơn còn là động lực giúp chúng ta vượt qua khó khăn. Khi ta biết ơn những người đã từng giúp đỡ mình, ta sẽ có thêm nghị lực để cố gắng, vươn lên trong cuộc sống, đồng thời lan tỏa sự tử tế đến với người khác.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn còn nhiều người sống ích kỷ, vô ơn. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà quên đi những công lao, sự giúp đỡ mà người khác dành cho mình. Lối sống vô tâm này không chỉ làm mất đi những giá trị đạo đức truyền thống mà còn khiến con người trở nên xa cách, lạnh lùng với nhau.
Để nuôi dưỡng lòng biết ơn, mỗi người cần học cách trân trọng những gì mình có, bày tỏ sự cảm kích với những người đã giúp đỡ mình. Đôi khi, chỉ cần một lời cảm ơn chân thành, một hành động nhỏ như giúp đỡ người khác cũng có thể làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Lòng biết ơn không chỉ là một đức tính cá nhân mà còn là nền tảng để xây dựng một cộng đồng nhân văn. Khi mỗi người biết ơn và trân trọng lẫn nhau, cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn. Vì vậy, hãy luôn ghi nhớ những gì ta đã nhận được và lan tỏa lòng biết ơn đến mọi người xung quanh. hay Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có những giá trị tinh thần không thể đo đếm bằng vật chất nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Một trong số đó chính là lòng biết ơn – phẩm chất đáng quý giúp mỗi người trân trọng quá khứ, sống đẹp ở hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn không chỉ là một thái độ sống mà còn là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, đầy tình yêu thương.
Lòng biết ơn là sự ghi nhớ, trân trọng và đền đáp những gì ta đã nhận được từ người khác. Đó có thể là công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, sự dạy dỗ của thầy cô, sự giúp đỡ từ bạn bè hay rộng hơn là sự hi sinh của những thế hệ đi trước để ta có được cuộc sống hòa bình, ấm no ngày hôm nay. Biết ơn không chỉ thể hiện qua lời nói mà quan trọng hơn là những hành động thiết thực, những cách ứng xử thể hiện sự trân trọng và trách nhiệm đối với những gì ta đã được nhận.
Lòng biết ơn mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cá nhân và xã hội. Trước hết, đó là nguồn động lực mạnh mẽ giúp con người nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Khi ý thức được những gì mình có không tự nhiên mà có, mà đó là kết quả của bao công lao, hi sinh, con người sẽ biết trân trọng hơn, sống có trách nhiệm hơn. Thứ hai, lòng biết ơn giúp nuôi dưỡng tình yêu thương, sự gắn kết giữa người với người. Một xã hội mà mọi người luôn biết ơn, trân trọng nhau sẽ là một xã hội văn minh, tốt đẹp.
Tuy nhiên, đáng buồn thay, trong cuộc sống vẫn tồn tại không ít người vô ơn, chỉ biết đón nhận mà không biết trân trọng, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân mà quên đi những gì người khác đã làm cho mình. Sự vô ơn không chỉ làm mất đi giá trị đạo đức mà còn khiến con người trở nên ích kỷ, lạnh lùng, thậm chí đánh mất những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.
Lòng biết ơn không phải là điều gì quá xa vời hay khó thực hiện. Đó có thể chỉ là một lời cảm ơn chân thành, một hành động đền đáp nhỏ bé hay đơn giản là sống tốt hơn mỗi ngày để không phụ lòng những người đã hi sinh vì mình. Hãy luôn nuôi dưỡng lòng biết ơn, bởi đó chính là chìa khóa mở ra cánh cửa của một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc.
Lòng biết ơn là một trong những giá trị đạo đức cốt lõi, thể hiện sự trân trọng và biết quý những điều tốt đẹp mà ta nhận được từ người khác và cuộc sống. Nó là biểu hiện của một tâm hồn cao thượng, biết nhìn nhận công lao của những người xung quanh và những giá trị mà ta có được hôm nay.
Lòng biết ơn giúp con người nuôi dưỡng sự tử tế, gắn kết các mối quan hệ và xây dựng một xã hội hài hòa. Khi ta biết ơn cha mẹ, ta hiểu được công lao trời bể của họ trong việc nuôi dưỡng, dạy dỗ. Khi ta biết ơn thầy cô, ta cảm nhận được ý nghĩa của tri thức, sự dìu dắt trên con đường học tập. Và khi ta biết ơn cuộc sống, ta học cách trân trọng những điều nhỏ bé, những khoảnh khắc mà ta thường bỏ qua.
Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ nằm ở suy nghĩ hay lời nói, mà còn cần được thể hiện qua hành động cụ thể. Một lời cảm ơn chân thành, một việc làm đáp lại nghĩa tình hay đơn giản là sống tốt hơn mỗi ngày chính là cách bày tỏ lòng biết ơn. Đồng thời, việc giáo dục lòng biết ơn cho thế hệ trẻ cũng rất quan trọng, để những giá trị tốt đẹp này không bị mai một theo thời gian.
Trong xã hội hiện đại, đôi lúc chúng ta dễ dàng bị cuốn vào guồng quay của công việc, trách nhiệm, và áp lực, khiến lòng biết ơn trở thành một giá trị bị lãng quên. Tuy nhiên, điều này lại làm mất đi sự cân bằng và ý nghĩa của cuộc sống. Do đó, việc giữ gìn và thể hiện lòng biết ơn không chỉ là trách nhiệm, mà còn là cách để chúng ta sống hạnh phúc, hòa hợp hơn.
Lòng biết ơn, dù nhỏ bé nhưng có sức mạnh to lớn, giúp con người trở nên hoàn thiện và làm cho thế giới này tốt đẹp hơn. Hãy luôn nuôi dưỡng lòng biết ơn, để chúng ta không chỉ sống vì mình mà còn vì những giá trị nhân văn chung.