K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng cần có ít nhất một người bạn thân thiết. Người bạn đó sẽ khiến chúng ta cảm nhận được nhiều niềm vui, thử được nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Và em cũng vậy, em cũng có cho mình một người bạn thân thiết, bạn thân của em tên là Chi. Chúng em đã quen nhau và là bạn thân từ khi mới bắt đầu học lớp một.

Chi là một cô nàng xinh xắn nhưng cũng rất cá tính. Tuy bằng tuổi em nhưng Chi cao hơn em hẳn nửa cái đầu, dáng người mảnh mai. Gương mặt cô bạn ấy trông tròn trịa nhờ đôi má phúng phính trắng hồng. Chi có mái tóc chỉ dài quá vai nhưng đen bóng, mượt như tơ, làn da trắng cùng đôi mắt huyền long lanh như ánh nước và đôi môi chúm chím đỏ mọng khiến ai cũng phải nhận xét “Cô bé ấy xinh như búp bê”. Điểm đặc biệt nhất trên gương mặt Chi là đôi má lúm đồng tiền xinh xắn. Không chỉ có nụ cười tươi tắn ấm áp khoe ra hàm răng trắng và đều như những hạt bắp, đôi má lúm này khiến Chi trở nên có duyên hơn, đáng yêu hơn trong mắt mọi người.

Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn, đáng yêu, tính cách của Chi cũng rất thú vị. Trái ngược với vẻ ngoài dịu dàng, cô bạn ấy lại có cá tính khá mạnh mẽ bởi luôn thẳng thắn nói ra những điều khiến Chi không vui khi bị các bạn trêu chọc quá mức. Thế nhưng, ẩn sâu dưới lớp tính cách mạnh mẽ đó là sự mềm mại, nhẹ nhàng khi Chi luôn là người chia sẻ với em mọi điều trong cuộc sống hằng ngày. Dù buồn hay vui, khó khăn hay đạt được thành tựu, em đều kể với Chi và nhận được sự sẻ chia từ bạn. Ngoài ra, thành tích học tập của cô bạn ấy rất tốt, luôn xếp trong 3 bạn đứng đầu lớp nhưng Chi chưa bao giờ tỏ ra kiêu ngạo hay “bề trên” so với các bạn khác mà luôn hoà đồng và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Em rất yêu quý cô bạn thân của mình. Mong rằng sau này lớn lên, chúng em vẫn luôn chơi với nhau được thân thiết như thế này và cùng nhau học tập thật tốt, để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ chúng em.


20 tháng 4

Lan là cô bạn thân thiết nhất của em trong suốt những năm học tiểu học. Ngay từ những ngày đầu bước vào lớp Một, em và Lan đã nhanh chóng trở nên thân thiết như chị em.

Lan có vóc dáng nhỏ nhắn, làn da trắng hồng và đôi má lúc nào cũng ửng đỏ. Mái tóc dài được bạn buộc gọn gàng bằng chiếc nơ hồng. Lan có giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp và đặc biệt là nụ cười dịu dàng luôn thường trực trên môi.

Bạn là một người rất chăm chỉ và tốt bụng. Trong lớp, Lan luôn được cô giáo khen ngợi vì sự lễ phép, ngoan ngoãn và tinh thần học tập nghiêm túc. Bạn học giỏi môn Tiếng Việt và vẽ rất đẹp. Có lần em bị ốm nghỉ học mấy hôm, Lan đã chép bài cẩn thận rồi mang đến tận nhà cho em, còn vẽ thêm vài hình minh họa dễ thương khiến em vô cùng cảm động.

Chúng em thường ngồi cùng nhau giờ ra chơi, chơi nhảy dây, búp bê, và cả kể chuyện cười cho nhau nghe. Mỗi khi em gặp chuyện buồn, Lan luôn lắng nghe và đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng, khiến em cảm thấy được an ủi và ấm lòng.

Lan không chỉ là bạn học mà còn là người luôn sát cánh bên em trong mọi hoàn cảnh. Em cảm thấy thật may mắn khi có một người bạn như Lan, và em hy vọng rằng tình bạn này sẽ mãi bền chặt theo năm tháng. hoặc Trong suốt những năm học tiểu học, người bạn thân thiết nhất với em chính là Minh – cậu bạn cùng lớp từ năm lớp 1 đến lớp 5.

Minh là một người hiền lành, thân thiện và luôn vui vẻ với mọi người. Bạn có dáng người gầy, cao hơn em một chút. Làn da nâu khỏe khoắn của bạn khiến ai cũng thấy dễ gần. Mái tóc đen cắt gọn gàng, đôi mắt sáng và luôn ánh lên vẻ thông minh, tinh nghịch. Nụ cười của Minh luôn rạng rỡ như ánh nắng, khiến em thấy vui vẻ mỗi khi trò chuyện cùng.

Minh học giỏi đều các môn, đặc biệt là Toán. Em nhớ có lần em làm bài tập Toán khó mà không ra, Minh đã kiên nhẫn ngồi lại giảng từng bước cho em đến khi hiểu rõ mới thôi. Bạn ấy chưa bao giờ khoe khoang, ngược lại luôn giúp đỡ các bạn khác trong lớp. Không chỉ học giỏi, Minh còn chơi thể thao rất tốt. Trong các buổi sinh hoạt thể dục, bạn luôn là người nhanh nhẹn, dẫn đầu đội bóng lớp em.

Chúng em đã cùng nhau trải qua nhiều kỷ niệm: cùng ngồi chung bàn, cùng ăn bánh trong giờ ra chơi, cùng thi đua học tập. Có lần em bị điểm thấp, buồn rầu chẳng muốn nói chuyện với ai, thì chính Minh là người đầu tiên đến an ủi và động viên em.

Minh không chỉ là một người bạn thân, mà còn giống như một người anh trai luôn quan tâm và chia sẻ. Nhờ có Minh mà quãng thời gian tiểu học của em trở nên ý nghĩa và đáng nhớ hơn bao giờ hết. Em mong rằng chúng em sẽ giữ được tình bạn này thật lâu dài, dù mai sau có học khác trường thì vẫn mãi là bạn tốt của nhau. ok chưa

21 tháng 11 2016

Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Ca dao dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, cũng như các nhà khoa học có liên quan đã khẳng định một trong những dấu tích của ca dao cách chúng ta khoảng trên dưới 2.500 năm. Điều này được thể hiện rất rõ qua các hoa văn trên trống đồng và các hiện vật khảo cổ cùng niên đại. Phân tích các họa tiết hoa văn trên trống đồng, nhiều người đã tìm thấy ở đây hình ảnh lễ thờ nữ thần Mặt Trời cũng là nữ thần Nông nghiệp. Trong lễ hội này đã sử dụng các hình thức âm nhạc, thanh nhạc múa hát và các nhạc khí.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu, từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao".

Câu nói, làn điệu, giọng hát là những đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội, qua thời gian, những câu nói hay, những làn điệu hấp dẫn đã được nhân dân sưu tập và gìn giữ. Cùng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội và trí tuệ của nhân dân đúc kết nên. Qua lời ca, câu hát, ca dao và dân ca Việt Nam là những câu nói đúc kết những kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người. Càng đi sâu vào tìm hiểu ca dao dân ca, chúng ta sẽ thấy được những nét tài hoa, óc sáng tạo đầy tinh thần thẩm mỹ. Tuy nhiên ở mỗi loại hình lại có những đặc điểm riêng biệt.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Các cụ ngày xưa có nói bỏ ca đi thì còn lại dao, có nghĩa là ca dao và dân ca ra đời cùng một lúc. Nhưng cũng không phải tất cả câu hát của dân ca là ca dao. Đi sâu vào nghiên cứu thì thấy dân ca phát triển rất nhiều, còn ca dao chỉ có một số chức năng nhất định".

Ca dao dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa dân gian đã có từ rất lâu. Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm một nội dung giáo dục của ai đó. Trải qua thời gian, mọi người thấy đúng và nghe theo, thậm chí họ có thể thêm vào hoặc bớt đi để đúng với từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, có thể nói ca dao dân ca là của quần chúng nhân dân sáng tác nên và họ có thể sáng tác trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong lễ hội, trong lao động sản xuất. Như Giáo sư Vũ Ngọc Phan đã viết: "Nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ xưa và hình thức thô sơ của nó đã được sửa đổi qua các thế hệ của loài người". Có một câu ca dao rất ý nghĩa, không chỉ nói lên quan niệm triết lý của người Việt Nam mà đó còn là một câu nói thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau, thể hiện sức mạnh của tập thể.

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao".

Chất trí tuệ, giàu tư tưởng tình cảm trong ca dao dân ca là những nguồn nhựa sống bổ sung cho văn hóa dân gian thêm phong phú và đậm đà bản sắc. Tuy cũng là câu nói, giọng điệu cùng với một cái nôi xuất phát nhưng không phải câu ca dao nào cũng có thể trở thành dân ca và ngược lại, ở mỗi thể loại lại có thêm những ưu thế bổ sung ứng dụng trong từng hoàn cảnh của thực tế đời sống. Theo cách hiểu thông thường, ca dao là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy hoặc ngược lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca. Như vậy giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ ràng. Ca dao là những câu nói phổ thông trong dân gian. Ca dao người Việt thường được cấu tạo bằng hai câu lục bát, một thể thơ rất âm điệu tiếng Việt. Khi có nhiều câu kết thành một đoạn ngắn thì gọi là dân ca, vì vậy ranh giới giữa ca dao và dân ca là một sợi chỉ rất mỏng manh. Ca dao là lối văn truyền khẩu, trước tiên là do một người vì xúc cảm mà phát hiện ra, rồi vì lời hay, ý đẹp mà lan truyền trong dân gian và truyền mãi từ đời này qua đời khác. Tuy ca dao xuất phát trong giới bình dân nhưng nhiều câu rất nên thơ và ý nghĩa đậm đà, dễ xúc cảm người nghe nên được nhiều người để tâm sưu tầm.

"Có cha, có mẹ có hơn
Không cha, không mẹ như đàn không dây.
Mẹ cha như nước, như mây,
Làm con phải ở cho tầy lòng con".

Câu thơ không chỉ nói về công đức sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ mà còn khuyên nhủ, răn dạy mọi người phải ăn ở sao cho đúng đạo làm con. Âu đó cũng là triết lý, quan điểm sống của mỗi con người chúng ta. Hoặc đó cũng có thể là những câu nói khuyên răn về quan hệ giữa anh em, bạn bè.

"Anh em như chân, như tay
Như chim liền cánh, như cây liền cành".

Hoặc là những câu ngợi ca tình yêu lao động, trân trọng những giá trị của sự lao động.

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Chính vì khả năng dễ nói, dễ tiếp thu, ca dao đã đi vào đời sống của nhân dân một cách rất tự nhiên và trong mọi hoàn cảnh.

Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, luỹ tre xanh trải dài dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương nghe gần gũi và thân thương, đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành. Qua ca dao dân ca những hình ảnh của miền quê như trở nên gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh. Khi nói đến dân ca, chúng ta không thể quên những lời ru con thiết tha trìu mến, qua tiếng ầu ơ mẹ ru con, những hình ảnh của miền quê yêu dấu của biển rộng non cao, của gió Lào cát cháy, những người mẹ năm tháng tảo tần một nắng hai sương nuôi dậy con khôn lớn. Những lời hát ru của mẹ đã hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ, vừa đằm thắm nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần trầm tư sâu lắng. Trong câu hát của mẹ có ánh trăng soi rọi như đưa con vào giấc ngủ êm đềm, có áng mây trôi bồng bềnh trên đỉnh núi, có dòng sông bên lở bên bồi, có mặt biển long lanh ánh bạc và những con thuyền thấp thoáng ngoài khơi xa. Nghe lời ru của mẹ, trẻ thơ như được tiếp thêm nguồn dự trữ lớn lao về lòng yêu quê hương, đất nước, chắp cánh cho tuổi thơ của con thêm vững bước và sáng ngời niềm tin.

Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, ca dao dân ca được sáng tạo nên, đó là lời ăn, tiếng nói của ông cha ta tích lũy từ ngàn đời. Đó là những câu nói đúc kết từ những kinh nghiệm sản xuất răn dậy con cháu, bao hàm những nội dung mang ý nghĩa triết lý dậy bảo rất sâu sa. Đó là những câu hát được truyền tải bằng âm thanh giọng điệu ngôn ngữ với nội dung nghệ thuật phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Giống như đại thi hào Macxingocki đã nhận định: "con người không thể sống mà không vui sướng được. Họ phải biết cười đùa, họ sáng tạo nên những bài hát vui tươi, họ thích nhẩy múa". Bởi vậy, ca dao dân ca là sản phẩm văn hoá tinh thần và cần thiết đối với mỗi dân tộc, con người.

Trong câu hát ru của người mẹ Thanh Hoá, câu ca dao: "Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" như một lời nhắn nhủ của người mẹ với đứa con thơ về tình nghĩa đạo lý ở đời, phải ăn ở thuỷ chung trước sau như một, đầy ắp tình thương và tình người. Từ thực tế cuộc sống những câu hát dân gian, những lối nói chân thành chất phác nhưng cũng không kém phần triết lý sâu sẵc, thực tế là những cái hay, cái tinh tuý của dân tộc được kết tinh từ cuộc sống hàng ngày. Trong ứng xử giao tiếp ông cha ta đã có vô vàn những câu nói đúc kết về những lối nói, những hành vi ứng xử khéo léo, lịch sự và duyên dáng.

Phó Giáo sư, Phó Tiến sỹ Mai Ngọc Chừ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phát biểu: "Trước hết tôi xin nói về lời chào, người Việt Nam rất coi trọng lời chào. Người ta thường nói:"Tiếng chào cao hơn mâm cỗ". Trong ca dao thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con người Việt Nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen với nhau, đó là những lời chào bắt duyên trong văn học dân gian. Ví dụ:

"Gặp nhau ăn một miếng trầu
Mai ra đường cái gặp nhau ta chào"
Hoặc: "Đôi ta như đá với dao,
Năng liếc thì sắc, năng chào thì quen".

Nhưng năng chào cũng chưa đủ, chào phải đúng lúc, đúng chỗ:

"Gặp nhau đường vắng thì chào
Gặp nhau giữa chợ lao xao xin đừng".

Câu thơ, giọng hát với cái đích là phục vụ nhân sinh. Con người luôn có hoài bão vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống là chân, thiện, mỹ, cho nên ca dao dân ca không chỉ là những bài hát ngắn dài, vần, vè về câu chữ, nhịp điệu trầm bổng du dương để quên nguôi cảnh buồn tẻ, trống trải mà thực tế nội dung ý nghĩa còn mang tính nhân văn sâu sắc.

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Bên cạnh ý nghĩa là công nuôi dưỡng, sinh thành như trời bể của cha mẹ,...

16 tháng 2 2022

Tìm ở đâu em? Văn bản hay như nào?

16 tháng 2 2022

Tham khảo

a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: xinh đẹp, duyên dáng, khôi ngô, thanh tú, tuyệt mĩ...

b) Thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồntính cách của con người: thùy mị, nết na, nhu mì, thật thà, lễ độ, khiêm tốn, chân thành...

23 tháng 5 2019

Dựa vào mẫu đã cho và sự hiểu biết của mình, em tìm những từ biểu đạt những vẻ đẹp ấy.

a) Vẻ đẹp bên ngoài của con người: - Xinh đẹp, duyên dáng, thon thả, cân đối, lộng lẫy, thướt tha, kiều diễm, xinh xắn, rực rỡ...

b) Vẻ đẹp bên trong của con người: - Thùy mị, dịu dàng, nết na, đằm thắm, đôn hậu, tế nhị, lịch sự, chân thành, tình cảm, vị tha, độ lượng, dũng cảm, thẳng thắn...

16 tháng 12 2019

Dựa vào mẫu đã cho và sự hiểu biết của mình, em tìm những từ biểu đạt những vẻ đẹp ấy.

a) Vẻ đẹp bên ngoài của con người: - Xinh đẹp, duyên dáng, thon thả, cân đối, lộng lẫy, thướt tha, kiều diễm, xinh xắn, rực rỡ...

b) Vẻ đẹp bên trong của con người: - Thùy mị, dịu dàng, nết na, đằm thắm, đôn hậu, tế nhị, lịch sự, chân thành, tình cảm, vị tha, độ lượng, dũng cảm, thẳng thắn...

20 tháng 8 2016

nết na,hiền dịu,bộc trực,ngoan ngoãn,quả cảm,cần cù,sáng láng,thông minh,đôn hậu,chăm ngoan,kiên trì

20 tháng 8 2016

-Tâm hồn:trong sáng,ngây thơ,trẻ trung,chững chạc,....

-Tính cách:hiền dịu,nết na,chăm chỉ, cần cù,ngoan ngoãn,...

12 tháng 8 2019

a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài con người.

- Xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, tươi tắn, thướt tha, rực rỡ, yểu điệu

b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.

- Thùy mị, dịu dàng, hiền hậu, đằm thắm, nết na, ngay thẳng, dũng cảm, đoan trang, nhân ái, phúc hậu

28 tháng 10 2021

I. Mở bài

– Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.

– Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.

Trang chủ Văn Mẫu Lớp 7

DÀN Ý CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

Lập dàn ý nêu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến - Hướng dẫn lập dàn bài chi tiết và bài văn mẫu tham khảo

DÀN Ý CHI TIẾT ĐỀ VĂN NÊU CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

I. Mở bài

– Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.

– Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.

– Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi nghi lễ tầm thường của cuộc sống.

Trang chủ Văn Mẫu Lớp 7

DÀN Ý CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

Lập dàn ý nêu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến - Hướng dẫn lập dàn bài chi tiết và bài văn mẫu tham khảo

DÀN Ý CHI TIẾT ĐỀ VĂN NÊU CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

I. Mở bài

– Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.

– Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.

– Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi nghi lễ tầm thường của cuộc sống.

II. Thân bài

* Tình bạn già tri âm, tri kỉ:

- Câu đề (câu 1): "Đã bấy lâu nay bác đến nhà"

+ Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu (phá đề, thừa đề) nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.

+ Câu thơ như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày

+ Cách gọi bác vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người.

- Ba câu thực (2, 3, 4): Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình

+ Tác giả dùng tới 3 câu, trong khi thơ Đường luật phần này chỉ có 2 câu.

+ Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lí do thứ nhất), Ao sâu nước cả khôn chài cá (lí do thứ hai), Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà (lí do thứ ba.)

- Hai câu luận: Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý: nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp...), chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.

- Hai câu kết: Sự thiếu thốn được đẩy lên cực điểm: Đầu trò tiếp khách, trầu không có (bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện trong dân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng phải có trầu và nước.

+ Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được.

III. Kết bài

– Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.

Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh quen thuộc gợi khung cảnh thiên nhiên tươi mát ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

– Cảnh và tình đan xen hài hòa, nhuần nhuyễn, ấm áp tình tri âm, tri kỉ.

Bài văn cho bạn, nếu cần:

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “Bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. Ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa, chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống như nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.



Chúc bạ học tốt!

T  I  C  K cho mình!


 

8 tháng 2 2022

Tham khảo nha!
 a)  Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: xinh đẹp, duyên dáng, khôi ngô, thanh tú, tuyệt mĩ...

b)  Thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người: thùy mị, nết na, nhu mì, thật thà, lễ độ, khiêm tốn, chân thành...

8 tháng 2 2022

Tham khảo:

a)  Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: xinh đẹp, duyên dáng, khôi ngô, thanh tú, tuyệt mĩ...

b)  Thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người: thùy mị, nết na, nhu mì, thật thà, lễ độ, khiêm tốn, chân thành...