K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4

Sinh vật trong tự nhiên có vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần duy trì sự cân bằng và phát triển của hệ sinh thái. Dưới đây là một số vai trò cơ bản của sinh vật trong tự nhiên:

  1. Cân bằng hệ sinh thái: Mỗi sinh vật trong tự nhiên, dù là thực vật, động vật hay vi sinh vật, đều đóng góp vào việc duy trì sự cân bằng sinh thái. Chúng điều tiết các yếu tố như thức ăn, môi trường sống, chu kỳ dinh dưỡng, và quá trình sinh học khác.
  2. Cung cấp oxy và hấp thụ carbon dioxide: Cây xanh, thực vật là những sinh vật quan trọng trong quá trình quang hợp, chuyển đổi khí CO2 thành oxy, cung cấp nguồn oxy cho các sinh vật hô hấp, đặc biệt là con người và động vật.
  3. Duy trì chuỗi thức ăn: Sinh vật trong tự nhiên tạo thành một chuỗi thức ăn đa dạng. Các loài động vật ăn thực vật, các loài động vật ăn thịt sẽ duy trì sự sống của nhau thông qua quá trình này, giúp duy trì sự phát triển của quần thể động vật và thực vật.
  4. Bảo vệ đất và chống xói mòn: Cây cối và các sinh vật trong đất có vai trò giữ đất, chống xói mòn, bảo vệ các tầng đất và ngăn ngừa các tác hại do thiên tai như lũ lụt hoặc gió bão.
  5. Duy trì sự đa dạng sinh học: Các loài sinh vật tạo ra một hệ sinh thái đa dạng, giúp duy trì sự phong phú về các loài và làm cho thiên nhiên trở nên phong phú hơn. Sự đa dạng sinh học giúp hệ sinh thái linh hoạt hơn trong việc thích ứng với các thay đổi của môi trường.
  6. Cung cấp tài nguyên cho con người: Sinh vật cung cấp cho con người nhiều tài nguyên thiết yếu như thực phẩm (cây cối, động vật), dược liệu (thảo dược), và nguyên liệu xây dựng (gỗ, vải, da).
  7. Giúp phân huỷ chất hữu cơ: Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, làm cho các chất dinh dưỡng trong đất dễ dàng hấp thụ hơn đối với cây cối, đồng thời giúp tái tạo và làm giàu đất.

Tóm lại, sinh vật trong tự nhiên không chỉ có vai trò sống còn đối với sự phát triển của các loài sinh vật khác mà còn là nền tảng cho sự tồn tại của hệ sinh thái và môi trường sống trên trái đất. Chính vì vậy, việc bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Câu 1: Thế nào là Khoa học tự nhiên? Nêu các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên. Trình bày được vai trò KHTN trong cuộc sôngCâu 2: Nêu tính chất và tầm quan trọng của oxy gen? Nêu vai trò của oxygen và không khí đối với sự sống của Trái Đất. Nhận biết được thành phần của không khí (oxygen, ni tơ, carbondioxide, hơi nước)Câu 3: Thế nào là vật sống và vật không sống. Phân biệt được...
Đọc tiếp

Câu 1: Thế nào là Khoa học tự nhiên? Nêu các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên. Trình bày được vai trò KHTN trong cuộc sông
Câu 2: Nêu tính chất và tầm quan trọng của oxy gen? Nêu vai trò của oxygen và không khí đối với sự sống của Trái Đất. Nhận biết được thành phần của không khí (oxygen, ni tơ, carbondioxide, hơi nước)
Câu 3: Thế nào là vật sống và vật không sống. Phân biệt được vật sống và vật không sống
Câu 4: Công dụng của kính lúp, kính hiển vi quang học. Trình bày được các bộ phận chính của kính lúp, kính hiểm vi quang học. Nêu được cách sử dụng và bảo quản kính lúp, kính hiểm vi quang học.
Câu 5: Nêu được các cách đo, đơn vị đo, dụng cụ dùng để đo chiều dài, thể tích, khối lượng, thời gian, nhiệt độ
Câu 6: Nêu một số tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất
Câu 7: Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.
Câu 8: Nêu khái niệm nguyên liệu, nhiên liệu. Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu
Câu 9: Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên. Nêu được tầm quan trọng của Oxigen đối với sự sống, sự cháy và qua trình đốt nhiên liệu.

 

1
26 tháng 11 2021

câu 1:Khoa học tự nhiên, hay Tự nhiên học, là một nhánh của khoa học, có mục đích nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các hiện tượng và quy luật tự nhiên, dựa trên những dấu hiệu được kiểm chứng chắc chắn.

+Khoa học tự nhiên: Bao gồm các lĩnh vực như sinh học, hóa học, vật lý, khoa học trái đất và thiên văn học. + Khoa học xã hội: Bao gồm các lĩnh vực như kinh tế, khoa học chính trị, luật pháp, địa lý, giáo dục, lịch sử, ngôn ngữ học và nhân học.

+Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng  hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống con người. KHTN có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

22 tháng 3 2023

Một số ví dụ về vai trò của vi sinh vật trong đời sống hằng ngày:

- Phân giải các chất thải và xác sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.

- Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng.

- Phân giải các chất thải, đặc biệt là các chất thải độc hại như: nhựa, hóa chất nhân tạo, chất phóng xạ giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.

- Cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch, tiêu hóa; tổng hợp một số vitamin, amino acid không thay thế,…

31 tháng 10 2023

- Vai trò của đa dạng sinh học:

+ Đa dạng sinh học giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất

+ Rừng tự nhiên có vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất và nước

+ Rừng là nơi ở của nhiều loài động vật hoang dã

+ Đa dạng sinh học đảm bảo cho sự phát triển bền vũng của con người

+ Đa dạng sinh học còn tạo nên các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người

+ Giúp con người thích ích với biến đổi khí hậu 

- Phải bảo vệ đa dạng sinh học vì:

+ Đa dạng sinh học có nhiều vai trò quan trọng đối với đời sống của con người

+ Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ cuộc sống của con người
13 tháng 10 2023

Trong công cuộc xây dựng đất nước:

Dẫn chứng: Trong lịch sử Việt Nam, việc đoàn kết dân tộc đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Ví dụ, trong thời kỳ bảo vệ quốc gia trước sự xâm lược của các quốc gia hàng xóm, như Trung Quốc và Mông Cổ, người Việt đã thể hiện sự đoàn kết mạnh mẽ để chống lại kẻ thù. Đây là dẫn chứng cụ thể cho vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước.

Vai trò, tầm quan trọng: Khối đại đoàn kết dân tộc là yếu tố quyết định trong việc xây dựng đất nước. Sự đoàn kết giúp tạo ra sức mạnh và tinh thần chung, hỗ trợ trong việc vượt qua khó khăn và thách thức. Nó cũng gắn kết và thống nhất các dân tộc, tôn vinh đa dạng văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong công cuộc bảo vệ đất nước:

Dẫn chứng: Một ví dụ điển hình về vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc bảo vệ đất nước là cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - Trung Kỳ - Bắc Kỳ (1940-1945) chống lại sự xâm lược của Nhật Bản. Trong cuộc kháng chiến này, người Việt đã đoàn kết mạnh mẽ để tổ chức và tiến hành các hoạt động kháng chiến, góp phần vào việc giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ.

Vai trò, tầm quan trọng: Khối đại đoàn kết dân tộc là nền tảng quan trọng để bảo vệ đất nước. Sự đoàn kết mang lại sức mạnh thống nhất và sự tin tưởng vào mục tiêu chung, làm tăng khả năng chống lại kẻ thù và bảo vệ lãnh thổ. Nó cũng tạo ra sự đồng lòng và sự hy sinh tập thể để bảo vệ lợi ích chung của quốc gia.

2 tháng 9 2017

Đáp án B

(1) Sai. Đặc điểm này là của loài ưu thế trong quần xã.

(2) Sai. Sản lượng sinh khối thứ cấp cao nhất mà con người có thể nhận được nằm ở bậc dinh dưỡng là sinh vật ăn sinh vật sản suât chứ không phải năm ở sinh vật sản xuất.

(3) Sai. Có chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã mà không phải là sinh vật sản xuất.

(4) Đúng. Đây chính là đặc điểm của kiểu phân bố theo mặt phẳng

6 tháng 8 2017

Đáp án B

(1) Sai. Đặc điểm này là của loài ưu thế trong quần xã.

(2) Sai. Sản lượng sinh khối thứ cấp cao nhất mà con người có thể nhận được nằm ở bậc dinh dưỡng là sinh vật ăn sinh vật sản suât chứ không phải năm ở sinh vật sản xuất.

(3) Sai. Có chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã mà không phải là sinh vật sản xuất.

(4) Đúng. Đây chính là đặc điểm của kiểu phân bố theo mặt phẳng.

Câu 29: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là: A. Kiếm mồi.                                                                 B. Nhận biết các vật. C. Định hướng di chuyển trong không gian.                    D. Sinh sản.Câu 30: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế...
Đọc tiếp

Câu 29: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là:

 A. Kiếm mồi.                                                                 B. Nhận biết các vật.

 C. Định hướng di chuyển trong không gian.                    D. Sinh sản.

Câu 30: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?

 A. Cây vẫn mọc thẳng                                          B. Cây luôn quay về phía mặt trời.

 C. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng   D. Ngọn cây rũ xuống. 

Câu 31: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

 A. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.                      B. Nhóm sinh vật biến nhiệt.

 C. Nhóm sinh vật ở nước.                                     D. Nhóm sinh vật ở cạn.

9
15 tháng 4 2016

Các loài nấm hoại sinh đóng vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong thiên nhiên. Nấm hoại sinh sử dụng hệ men của chúng để phân giải các chất hữu cơ, các cành lá khô của thực vật thành chất mùn, chất khoáng. Nấm có thể phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, đặc biệt là các chất khó phân giải như cellulose, lignin thành chất vô cơ; và có thể đồng hoá các chất đơn giản thành các chất phức tạp. Do dó, nó là yếu tố quan trọng làm tăng độ phì nhiêu của đất. 
Các nấm cộng sinh hình thành rễ nấm (mycorrhiza) cộng sinh với thực vật có thể ứng dụng trong lâm nghiệp, đặc biệt trong việc trồng rừng, như Pisolithus tinctorius hình thành rễ nấm ngoại dinh dưỡng (ectomycorrhiza) cộng sinh với cây thông nhựa (Pinus) hoặc cây bạch đàn (Eucalyptus), giúp gia tăng tỷ lệ sinh trưởng của cây. P.tinctorius hình thành rễ nấm cộng sinh chặt chẽ với rễ cây thông, giúp cây tăng cường sự hấp thụ vận chuyển các yếu tố dinh dưỡng như: N, P, K, Ca... nên nó được ứng dụng trong các dự án tái sinh hoặc trồng mới các rừng thông nhựa, bạch đàn ở các vùng đất nghèo dinh dưỡng hay đất cát.
Nhiều loài nấm được dùng làm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (Termitomyces albuminosus, Macrocybe gigantea) chứa nhiều protein, axit amin, các chất khoáng và vitamin: A, B, C, D, E.. Một số loài được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, dùng để điều chế các hoạt chất điều trị bệnh như: Laricifomes officinalis là nguyên liệu để chiết agaricin dùng chữa bệnh lao hoặc dùng làm thuốc nhuận tràng và làm chất thay thế cho quinine. Các chế phẩm từ nấm Linh Chi (Ganoderma) được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: bệnh gan, tiết niệu, tim mạch, ung thư, AIDS.

Các loài nấm hoại sinh đóng vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong thiên nhiên. Nấm hoại sinh sử dụng hệ men của chúng để phân giải các chất hữu cơ, các cành lá khô của thực vật thành chất mùn, chất khoáng. Nấm có thể phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, đặc biệt là các chất khó phân giải như cellulose, lignin thành chất vô cơ; và có thể đồng hoá các chất đơn giản thành các chất phức tạp. Do dó, nó là yếu tố quan trọng làm tăng độ phì nhiêu của đất. 
Các nấm cộng sinh hình thành rễ nấm (mycorrhiza) cộng sinh với thực vật có thể ứng dụng trong lâm nghiệp, đặc biệt trong việc trồng rừng, như Pisolithus tinctorius hình thành rễ nấm ngoại dinh dưỡng (ectomycorrhiza) cộng sinh với cây thông nhựa (Pinus) hoặc cây bạch đàn (Eucalyptus), giúp gia tăng tỷ lệ sinh trưởng của cây. P.tinctorius hình thành rễ nấm cộng sinh chặt chẽ với rễ cây thông, giúp cây tăng cường sự hấp thụ vận chuyển các yếu tố dinh dưỡng như: N, P, K, Ca... nên nó được ứng dụng trong các dự án tái sinh hoặc trồng mới các rừng thông nhựa, bạch đàn ở các vùng đất nghèo dinh dưỡng hay đất cát. 
Nhiều loài nấm được dùng làm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (Termitomyces albuminosus, Macrocybe gigantea) chứa nhiều protein, axit amin, các chất khoáng và vitamin: A, B, C, D, E.. Một số loài được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, dùng để điều chế các hoạt chất điều trị bệnh như: Laricifomes officinalis là nguyên liệu để chiết agaricin dùng chữa bệnh lao hoặc dùng làm thuốc nhuận tràng và làm chất thay thế cho quinine. Các chế phẩm từ nấm Linh Chi (Ganoderma) được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: bệnh gan, tiết niệu, tim mạch, ung thư, AIDS.

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 6 Câu 1: Trình bảy vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người Câu 2: Nguyên sinh vật có đặc điểm cơ thể như thế nào? Nếu một số đại diện của nguyên sinh vật? Nếu vai trò trong tự nhiên của nguyên sinh vật Câu 3: Trong tự nhiên nấm có vai trò gi? Loại nằm nào dưới đây là nằm đơn bào? Nếu một số bệnh do nằm gây ra Câu 4: Địa y...
Đọc tiếp

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 6 Câu 1: Trình bảy vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người Câu 2: Nguyên sinh vật có đặc điểm cơ thể như thế nào? Nếu một số đại diện của nguyên sinh vật? Nếu vai trò trong tự nhiên của nguyên sinh vật Câu 3: Trong tự nhiên nấm có vai trò gi? Loại nằm nào dưới đây là nằm đơn bào? Nếu một số bệnh do nằm gây ra Câu 4: Địa y được hình thành như thế nào? Câu 5: Thực vật được chia thành các ngành nào? Câu 6: Thực vật có vai trò gì đối với môi trường" Của 7: Thực vật có vai trò gì đối với động vật? Câu 8: Trinh bảy nguyên nhân gây bệnh sốt rét và bệnh kiết lị? Câu 9: Giải thích vì sao thực vật Hạt kin là ngành thực vật tiến hóa thất"

6
15 tháng 3 2022

Tham khảo:

Câu 1:

Trong tự nhiên: tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

Trong đời sống con người: nhiều loại nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn, một số loại được dùng làm thuốc, … Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nấm men còn được sử dụng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu, …

15 tháng 3 2022

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 6

1/ Hãy kể tên các loại nấm mà em biết và chỉ ra nấm độc , nấm ăn được  dựa vào cấu tạo của nấm?

Một số nấm mà em biết: Nấm đùi gà, nấm kim châm, mộc nhĩ, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi,...

Nấm độc: Nấm độc có màu sắc sặc sỡ, nhiều màu, nổi bật (đốm đen, đỏ, trắng,… ở mũ nấm). Nấm độc có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng sộc lên,….

2/ Phân biệt nấm đảm và nấm túi? Lấy ví dụ?

Nấm đảm: các bào tử nấm mọc phía mũ nấm. Ví dụ: nấm rơm, nấm sò...

Nấm túi: các bào tử mọc phía trên mũ nấm. Ví dụ: nấm men, nấm mốc...

3/ Thế nào là nấm đơn bào, nấm đa bào? Lấy ví  dụ?

Nấm đơn bào chỉ có 1 tế bào. Ví dụ: nấm rơm

nấm cấu tạo từ nhiều tế bào được gọi là nấm đa bào. Ví dụ: nấm hương

4/ Trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn? Lậy ví dụ? Từ đó nêu cách phòng chống nấm có hại?

Vai trò của nấm

Trong tự nhiên: Nấm phân hủy xác sinh vật(thực vật, động vật) làm sạch môi trường.

Trong thực tiễn.
+ Làm thức ăn: Nấm rơm, nấm hương, mộc nhĩ….
+ Nấm được sử dụng làm tác nhân lên men để sản xuất rượu, bia, bánh mì……..(Nấm men)
+ Làm thực phẩm chức năng bổ dưỡng: Nấm linh chi, nấm vân chi….
+ Làm thuốc trừ sâu sinh học: Kí sinh trên sâu

Biện pháp phòng tránh 

Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, người  gây bệnh, đặc biệt môi trường ẩm mốc.

Bảo hộ an toàn khi tiếp xúc với người bị  nhiễm nấm  hoặc khử trùng sau khi tiếp xúc

Không dùng chung đồ với người bệnh,

 Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường

5/ Giới thực vật chia làm mấy nhóm, kể tên các nhóm và nêu đặc điểm phân biệt các nhóm thực vật?

Thực vật được chia thành các nhóm:

+ Rêu: Rễ giả, không có mạch.

+ Dương xỉ: Rễ thật, có mạch, không có hạt.

+ Hạt trần: Rễ thật, có mạch, có nón, không có hoa quả, có hạt nằm trên lá noãn hở

+ Hạt kín: Rễ thật, có mạch, có hoa, qỏa, hạt,  Hạt nằm trong quả được bảo vệ tốt hơn. Ngành hạt kín có số lượng loài nhiều nhất và có khả năng thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau

6/ Trình bày vai trò của thực vật đối với động vật và trong tự nhiên? Lấy ví dụ? Cần làm gì để bảo vệ thực vật có ích và hạn chế thực vật gây hại?

Đối với động vật

Thực vật cung cấp khí oxi và thức ăn cho các sinh vật.

Thực vật là nơi ở, nơi sinh sản của các loài động vật.

Đối với tự nhiên 

Thực vật góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí.

Điều hòa khí hậu chống xói mòn đất.

Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu ngành công nghiệp, làm cảnh…..

Trồng cây rừng để tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.

Một số cây có hại cho người: Thuốc phiện, cần sa, thuốc lá.