K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897–1914) đã có những tác động sâu sắc đến xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện, từ kinh tế, chính trị đến đời sống xã hội như sau:

1. Tác động về kinh tế

- Phát triển kinh tế thuộc địa: Thực dân Pháp tập trung khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là than đá, khoáng sản và cao su. Các ngành công nghiệp khai thác và giao thông vận tải (như đường sắt, cảng biển) được xây dựng để phục vụ lợi ích của chính quốc.

- Hình thành nền kinh tế hàng hóa: Nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp của Việt Nam bị phá vỡ, thay vào đó là kinh tế hàng hóa phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo, cũng được định hướng sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Pháp.

- Đầu tư mang tính bóc lột: Mặc dù cơ sở hạ tầng được cải thiện, nhưng chúng chủ yếu phục vụ khai thác tài nguyên và bóc lột kinh tế, không mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam.

2. Tác động về xã hội

- Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.

- Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như:

+ Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

+ Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

+ Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

3. Tác động về chính trị

- Gia tăng sự bất bình trong xã hội: Chính sách bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị của Pháp làm gia tăng mâu thuẫn xã hội. Đời sống người dân ngày càng khổ cực, dẫn đến sự bất mãn và các cuộc nổi dậy chống Pháp.

- Sự phát triển của phong trào yêu nước:

+ Các tầng lớp trí thức mới, như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, xuất hiện và khởi xướng các phong trào đấu tranh đòi độc lập, tự do.

+ Những phong trào này thể hiện rõ sự chuyển biến về nhận thức, từ các cuộc đấu tranh theo mô hình phong kiến sang các hình thức đấu tranh mới, mang tư tưởng hiện đại hơn.

4. Tác động về văn hóa

- Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy…) du nhập vào Việt Nam

- Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…)

Tóm lại, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm thay đổi sâu sắc xã hội Việt Nam, từ kinh tế đến văn hóa và tư tưởng. Dù mang yếu tố hiện đại hóa, nhưng phần lớn phục vụ cho lợi ích của thực dân, khiến người dân chịu cảnh bóc lột nặng nề. Tuy vậy, những tác động này cũng khơi dậy mâu thuẫn xã hội và ý thức đấu tranh, đặt nền móng cho các phong trào yêu nước sau này.

14 tháng 4
Tham khảoTác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến xã hội Việt Nam1. Tầng lớp xã hội bị phân hóa sâu sắc

Địa chủ phong kiến:

Một bộ phận cấu kết với Pháp, giàu lên nhờ bóc lột nông dân và hợp tác với chính quyền thực dân.

Hình thành địa chủ mới, tay sai cho Pháp.

Nông dân:

Bị bóc lột nặng nề hơn (thuế, lao dịch, mất đất vào tay đồn điền).

Đời sống khốn khổ, mâu thuẫn với Pháp và địa chủ ngày càng gay gắt.

Tư sản Việt Nam:

Xuất hiện manh nha, chủ yếu là tiểu thương, thợ thủ công.

Nhưng bị kìm hãm phát triển do Pháp độc quyền kinh tế.

Tiểu tư sản:

Bao gồm học sinh, trí thức, viên chức, nhà báo.

Bị ảnh hưởng bởi tư tưởng dân chủ tư sản, dần có ý thức chính trị.

Giai cấp công nhân:

Mới hình thành, làm trong hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp của Pháp.

Bị bóc lột nặng nề → Hạt nhân cách mạng sau này.

2. Tác động chung

Xã hội Việt Nam chuyển biến từ phong kiến sang xã hội có yếu tố tư bản chủ nghĩa.

Mâu thuẫn dân tộc (toàn dân với Pháp)giai cấp (nông dân với địa chủ, tư sản với Pháp) ngày càng gay gắt.

Đặt cơ sở xã hội cho các phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (như Đông Du, Duy Tân...).

27 tháng 4 2022

* Trình bày tóm tắt nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế:

- Nông nghiệp : Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

Công nghiệp : Tập trung khai thác than, kim loại và  một số ngành khai thác xi măng, điện, chế biến gỗ....

Giao thông vận tải :Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt

Thương nghiệp :

+ Độc chiếm thị trường Việt Nam....

+ Đề ra các thuế mới bên cạnh các thuế cũ...

* Nhận xét về đời sống của giai cấp nông dân và công nhân dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa

- Giai cấp nông dân: bị thực dân, phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị phá sản. Cuộc sống của họ cơ cực trăm bề, một bộ phận nhỏ bị mất ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp...

-> Họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân, phong kiến nên có ý thức dân tộc sâu sắc. Họ sẵn sàng hướng ứng tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Giai cấp công nhânlà giai cấp mới xuất hiện. Đa số họ xuất thân từ nông dân , cuộc sống khổ cực vì bị ba tầng áp bức bóc lột: thực dân, phong kiến và giai cấp tư sản..

-> Họ có tinh thần đấu tranh cách mạng  mạnh mẽ, kiên quyết chống đế quốc và phong kiến. Họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng. 

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tác động về chính trị:

+ Quyền lực nằm trong tay người Pháp.

+ Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

- Tác động về kinh tế:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.

+ Tài nguyên vơi cạn.

+ Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

+ Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.

- Tác động về xã hội:

+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.

+ Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…

- Tác động về văn hóa:

+ Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy,…) du nhập vào Việt Nam

+ Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…)

13 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Yêu cầu số 1: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đến Việt Nam

Về chính trị: người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.

Về kinh tế:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các đô thị có sự cải thiện. Nhiều bến cảng, nhà ga cùng các tuyến giao thông, các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp được xây dựng. Các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cũng dần xuất hiện, đặc biệt là ở Nam Kì.

+ Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước Pháp.

- Về văn hóa: văn hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại với nền văn hóa truyền thống.

- Về xã hội:

+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:

▪ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành đại địa chủ, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ. Đại địa chủ trở nên giàu có trở thành tay sai của Pháp; địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần đấu tranh chống Pháp.

▪ Nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân.

▪ Một bộ phận trí thức Nho học có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng....

+ Xuất hiện các tầng lớp xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…

=> Kết luận: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tình hình Việt Nam có nhiều biến đổi. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

♦ Yêu cầu số 2:

- Những tác động tích cực từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến phong trào yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX:

+ Thứ nhất, sự du nhập của văn hóa phương Tây, đặc biệt là trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản đã góp phần làm làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận dân cư trong xã hội, đây cũng là một trong những nhân tố dẫn đến sự hình thành của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

+ Thứ hai, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới, như: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản,... điều này đã giúp cho phong trào đấu tranh yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX được bổ sung thêm lực lượng.

13 tháng 8 2023

Tham Khảo:

Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX:

Về kinh tế:

- Tích cực:

+ Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

Về văn hóa, xã hội: 

- Các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

+ Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

+ Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

+ Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

+ Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

- Văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh. 

=> Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

13 tháng 10 2023

Các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đầu thế kỷ XX tại Việt Nam được triển khai nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích của Pháp, bao gồm:

- Hệ thống thuế cao: Thực dân Pháp áp đặt các loại thuế nặng nề, như thuế đất, thuế sản xuất và thuế nhập khẩu, để tăng thu ngân sách và chi trả cho quan chức Pháp.

- Khai thác tài nguyên: Pháp khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, bao gồm cao su, gỗ, than và cá, để cung cấp cho công nghiệp và thỏa mãn nhu cầu của nước chủ quản.

- Hệ thống lao động cưỡng bức: Người Việt bị buộc phải làm việc trong hệ thống đồn điền, mỏ và nhà máy của Pháp, không nhận được công bằng và bị áp bức nhằm khai thác sức lao động rẻ tiền.

- Đàn áp nền văn hóa và giáo dục: Chính sách này nhằm làm suy yếu và xóa bỏ bản sắc văn hóa và giáo dục của người Việt, thay thế bằng các giáo trình Pháp và kiến thức châu Âu.

Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam rất tiêu cực. Việt Nam bị biến thành một quốc gia nông nghiệp xuất khẩu, phụ thuộc vào thị trường Pháp và bị cản trở phát triển công nghiệp và hạ tầng. Các ngành sản xuất và nông nghiệp truyền thống của Việt Nam bị đẩy lùi để làm chỗ cho nhu cầu xuất khẩu của Pháp. Sự khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững đã gây tổn hại môi trường và suy giảm nguồn tài nguyên quý giá của Việt Nam. Đồng thời, chính sách lao động cưỡng bức đã làm gia tăng sự bất bình đẳng và đóng góp vào sự suy thoái kinh tế và xã hội của Việt Nam.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

- Quyền lực nằm trong tay người Pháp.

- Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

Kinh tế

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.

- Tài nguyên vơi cạn.

- Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

- Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.

Văn hoá, giáo dục

- Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam

- Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn.

23 tháng 10 2023

Cuộc khai thác thuộc địa Pháp đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Việt Nam trong nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới tác động của chế độ thuộc địa, người dân Việt Nam đã phải chịu nhiều khó khăn và bất công.

Trong lĩnh vực kinh tế, Pháp đã khai thác tài nguyên và đưa chúng về châu Âu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của các nước phương Tây. Điều này đã gây ra sự thiếu hụt tài nguyên và làm giảm năng suất nông nghiệp của Việt Nam. Ngoài ra, Pháp cũng đã áp đặt các chính sách thuế và hạn chế thương mại, gây ra sự bất công và khó khăn cho người dân Việt Nam.

Trong lĩnh vực xã hội, cuộc khai thác thuộc địa Pháp đã gây ra sự bất ổn và xung đột trong xã hội Việt Nam. Pháp đã áp đặt các chính sách phân biệt chủng tộc và đàn áp các phong trào đấu tranh độc lập của người dân Việt Nam. Điều này đã gây ra sự bất mãn và phản đối từ phía người dân Việt Nam, và dẫn đến các cuộc nổi dậy và chiến tranh đấu tranh độc lập.

Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa Pháp, người dân Việt Nam cũng đã hình thành và phát triển các phong trào đấu tranh độc lập và tự do. Những nỗ lực này đã dẫn đến sự giải phóng của Việt Nam và đưa đất nước trở thành một quốc gia độc lập và tự do.

26 tháng 8 2019

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam nhưng Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến nên nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào chính quốc.

Đáp án cần chọn là D

10 tháng 10 2019

Chọn đáp án D.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam nhưng Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến nên nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào chính quốc.

6 tháng 11 2019

Đáp án D

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam nhưng Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến nên nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào chính quốc.