K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề: Tuổi trẻ với việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.LƯU Ý GHI DỰA VÀO DÀN Ý PHÍA DƯỚI K CHÉP MẠNG1.Mở bài:Giới thiệu vấn đề di sản văn hóa dân tộc và vai trò quan trọng của tuổi trẻ trong việc giữ gìn và bảo vệ.Nêu khái quát tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa...
Đọc tiếp

Câu 1: Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề: Tuổi trẻ với việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.


LƯU Ý GHI DỰA VÀO DÀN Ý PHÍA DƯỚI K CHÉP MẠNG

1.Mở bài:

Giới thiệu vấn đề di sản văn hóa dân tộc và vai trò quan trọng của tuổi trẻ trong việc giữ gìn và bảo vệ.

Nêu khái quát tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

– Di sản văn hóa dân tộc là gì? – Bao gồm di sản vật thể (di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc…) và di sản phi vật thể (lễ hội, phong tục, tập quán, văn hóa truyền miệng…).

b. Biểu hiện/ Thực trạng:

 Những nỗ lực của một bộ phận tuổi trẻ trong việc bảo vệ di sản:

 – Tham gia các phong trào tình nguyện bảo vệ di sản văn hóa, tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, tái hiện các lễ hội truyền thống.

– Đưa di sản vào nội dung sáng tạo trên các nền tảng truyền thông xã hội để quảng bá rộng rãi hơn.

 – Thực trạng đáng lo ngại:

– Một số di sản đang bị xuống cấp hoặc bị mai một do thiếu sự quan tâm, ý thức kém trong cộng đồng. – Sự thiếu hiểu biết của một bộ phận giới trẻ dẫn đến hành động xâm phạm hoặc không tôn trọng các quy tắc bảo vệ di sản.

c. Ý nghĩa: Tầm quan trọng của di sản văn hóa:

– Di sản văn hóa lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc, góp phần hình thành bản sắc dân tộc và tạo nên sự gắn kết giữa các thế hệ.

– Giữ gìn và phát huy di sản giúp tuổi trẻ hiểu và tự hào về cội nguồn, tạo niềm tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu đất nước.

– Góp phần phát triển kinh tế – xã hội

– Du lịch văn hóa, phát triển cộng đồng gắn liền với việc bảo tồn di sản.

– Tạo nền tảng giao lưu quốc tế

– Bảo tồn di sản giúp nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.

d. Giải pháp:

– Nâng cao nhận thức của tuổi trẻ qua giáo dục và truyền thông:

– Tích cực đưa nội dung về di sản vào chương trình giáo dục, tổ chức các buổi nói chuyện, tham quan, và tìm hiểu về di sản.

– Khuyến khích tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản:

+ Các phong trào tình nguyện bảo vệ di tích lịch sử, lễ hội văn hóa.

+ Sử dụng công nghệ hiện đại (mạng xã hội, ứng dụng thông minh) để quảng bá di sản. – Chính sách hỗ trợ từ nhà nước và cộng đồng:

+  Đầu tư bảo tồn, khôi phục di sản và ban hành quy định bảo vệ di sản chặt chẽ hơn.

e. Ý kiến trái chiều và phản biện:

– Ý kiến trái chiều: Có ý kiến cho rằng việc bảo vệ di sản chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng, còn tuổi trẻ nên tập trung phát triển kinh tế, học tập.

– Phản biện: – iệc giữ gìn di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà cần sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ – người sẽ tiếp nối và phát huy các giá trị văn hóa. Tham gia bảo vệ di sản không làm cản trở việc học tập, mà còn góp phần tạo động lực, khơi gợi ý chí phát triển toàn diện cho tuổi trẻ.

  1. Kết bài: 

– Khẳng định lại vai trò quan trọng của tuổi trẻ trong việc bảo vệ di sản văn hóa.

– Kêu gọi sự ý thức và trách nhiệm từ thế hệ trẻ để giữ gìn những giá trị tốt đẹp của dân tộc cho tương lai.

Mái ấm ngôi nhà ; đọc hiểu mái ấm ngôi nhà ; mái ấm ngôi nhà trương hữu lợi


2
13 tháng 4

bạn có dàn ý rồi thì có thể chuyển sang thành bài và chỉnh sửa lại cho phù hợp nhé không cần phải hỏi đâu( ý kiến riêng )

13 tháng 4

Di sản văn hóa dân tộc là kho tàng quý báu kết tinh từ quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của cha ông ta. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản ấy là trách nhiệm không chỉ của các cơ quan chức năng mà còn là nghĩa vụ của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuổi trẻ với sức sống, trí tuệ và lòng nhiệt huyết chính là lực lượng tiên phong trong việc giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Di sản văn hóa dân tộc bao gồm hai nhóm chính: di sản vật thể như đền chùa, di tích lịch sử, công trình kiến trúc... và di sản phi vật thể như lễ hội truyền thống, ca dao, tục lệ, phong tục tập quán… Những di sản ấy không chỉ mang giá trị lịch sử, nghệ thuật mà còn là dấu ấn đậm nét của bản sắc dân tộc, là sợi dây kết nối giữa các thế hệ người Việt.

Trong thực tế, không ít bạn trẻ đã thể hiện tinh thần trách nhiệm với di sản thông qua việc tham gia các hoạt động tình nguyện bảo vệ di tích, tổ chức lễ hội truyền thống, hay sử dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc. Nhiều chương trình giao lưu, sáng tạo nội dung số xoay quanh chủ đề văn hóa đã góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít người trẻ thiếu kiến thức, thờ ơ hoặc vô tình làm tổn hại di sản do thiếu ý thức – điều này đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức về giá trị của di sản.

Việc bảo vệ di sản không chỉ góp phần gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc mà còn giúp tuổi trẻ hiểu và tự hào hơn về truyền thống, từ đó khơi dậy tình yêu quê hương, tinh thần trách nhiệm và ý chí vươn lên. Di sản còn là nền tảng cho sự phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế, đồng thời tạo cầu nối giao lưu văn hóa với bạn bè năm châu.

Để làm được điều đó, cần tăng cường giáo dục về di sản trong nhà trường, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thực tiễn như tham quan, tìm hiểu di tích, tham gia lễ hội truyền thống... Ngoài ra, cần phát huy vai trò của công nghệ, mạng xã hội trong việc quảng bá di sản, đồng thời có chính sách cụ thể từ nhà nước để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

Có ý kiến cho rằng việc giữ gìn di sản là trách nhiệm của cơ quan chức năng, còn người trẻ nên ưu tiên học tập và phát triển bản thân. Tuy nhiên, việc bảo vệ di sản không làm cản trở sự phát triển cá nhân mà ngược lại, còn bồi dưỡng thêm lý tưởng sống, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm công dân cho thế hệ trẻ.

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, là người gìn giữ và tiếp nối những giá trị truyền thống. Mỗi bạn trẻ hãy là một sứ giả văn hóa, có ý thức bảo vệ và phát huy di sản dân tộc để những giá trị ngàn đời ấy không chỉ được lưu truyền mà còn tỏa sáng giữa lòng hiện đại. Giữ gìn di sản hôm nay chính là gìn giữ bản sắc, linh hồn của dân tộc cho mai sau.

25 tháng 4 2021

Tham khảo:

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

@Cừu

Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị căn bản được hình thành và phát triển trong quá trình lâu dài tạo nên sức mạnh tinh thần cho mỗi dân tộc. Do vậy, chúng cần được bảo lưu, giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ. Ta có thể tìm hiểu và say mê các truyền thống lịch sử, các phong tục tập quán giống như chàng Việt Kiều, để thể hiện niềm say mê của mình đối với văn hóa dân tộc thông qua cuốn sách ''Jonh đi tìm Hùng''. Hay chỉ đơn giản là tham gia tích cực vào các lễ hội được tổ chức hàng năm: Hội Lim, Hội Gióng, Hội Đền Hùng,... Các phong tục làm bánh Chưng ngày Tết, làm bánh Trôi bánh Chay, tục xông đất, hái lộc đầu năm. Tất cả đều là những tập quán, phong tục, các sinh hoạt văn hóa của dân gian từ lâu đời được gìn giữ cho tới tận nay. Thậm chí, Đảng và Nhà Nước ta còn không ngại đầu tư tiền bạc vào việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, khôi phục lại các lễ hội truyền thống,... Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số người, đặc biệt là giới trẻ ngày nay đang có biểu hiện quay lưng lại với các văn hóa của dân tộc ta. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống cả hai mặt tinh thần và giá trị nhưng lại đề cao những giá trị văn hóa được du nhập từ nước ngoài vào qua việc thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Vậy ý nghĩa của việc giữ được bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Giữ được bản sắc văn hóa dân tộc là đang giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức tự hào, tinh thần trách nhiệm đối với đất nước. Chúng còn tạo được sự kết nối giữa các thế hệ, khẳng định được bản lĩnh của dân tộc đối với bạn bè quốc tế. Giữ được bản sắc dân tộc sẽ giúp ta phát huy được những truyền thống cao đẹp đồng thời thể hiện được sức sống mãnh liệt của dân tộc ta. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng học tập thật tốt và làm tròn bổn phận của mình. Em sẽ tự hào và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tích cực tìm hiểu chúng qua sách báo, mạng,... Em sẽ đi quảng bá với bạn bè trong và ngoài nước về vẻ đẹp của truyền thống dân tộc. 

5 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý: 

Gợi ý cho em các ý:  

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại...)  

TB:  

Bàn luận:  

Nêu khái niệm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là gì?  

Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống: 

+ Quên đi việc xin chữ đầu năm 

+ Không nhớ đến các phong tục 

+ Sính ngoại, coi thường các nét đẹp VH truyền thống 

... 

Tại sao phải giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống:  

+ Thể hiện sự biết ơn ông cha ta từ xưa  

+ Giúp cho giới trẻ hiểu thêm về văn hóa  

+ Tôn vinh các nét đẹp của văn hóa dân tộc  

...  

Dẫn chứng:  

Một số gia đình hiện nay đã không còn đi xin chữ đầu năm nữa 

Mở rộng vấn đề:  

Nêu giải pháp để mọi người mọi nhà luôn giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống? 

Bản thân em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống?  

KB: Khẳng định lại vấn đề  

_mingnguyet.hoc24_

6 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

b. Hậu quả

Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình.

Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

c. Giải pháp

Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.

 

Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.

Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.

Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

3. Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ.

6 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

I. Mở bài

Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.

II. Thân bài

- Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử….

- Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào?

- Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.

- Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.

 

- Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

III. Kết bài

Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.

Câu 1 :

Bạn tham khảo :

Trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, mọi thứ đều đang thay đổi một cách nhanh chóng và giúp con người tiến xa hơn. Nhưng có một thứ mà dứt khoát chúng ta phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy, đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, truyền thụ từ xưa cho đến nay. Ý nghĩa mà nó để lại cho mỗi một đất nước là rất lớn. Nó kết tinh những tinh hoa của thế hệ đi trước để lại, góp phần tạo nên cái bản sắc riêng, đặc trưng của một dân tộc mà chúng ta không thể đánh mất. Văn hóa là một phạm trù rộng, nên ở đây chúng ta không bàn luận sâu về bản chất của nó. Còn việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc là trách nhiệm của đất nước, của mỗi công dân. Một quốc gia muốn xây dựng và phát triển mọi mặt, nhất là về kinh tế, chính trị - xã hội, không thể bỏ qua được việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Nó là cội nguồn tạo ra những giá trị bền vững, là nền tảng đạo đức để người dân soi chiếu hình thành những phẩm chất tốt đẹp và bản lĩnh trong yêu cầu mới của thời đại. Giữ gìn văn hóa truyền thống cũng giúp đất nước có sự lựa chọn những cái mới để hội nhập. Chúng ta không thể để ồ ạt các yếu tố văn hóa của thế giới tràn vào Việt Nam và hình thành được, bắt buộc phải đi qua hệ quy chiếu của truyền thống, có thực sự phù hợp, thích nghi để phát triển. Đầu tư kinh tế cũng vậy. Việt Nam khao khát làm giàu, nhưng cách làm giàu từ nước ngoài mà không tôn trọng văn hóa người Việt cũng không thể tồn tại lâu bền được. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống cũng có nhiều hạn chế nhất định, chẳng hạn như sự rườm rà trong cung cách, sự chồng chèo trong các mối quan hệ, chưa đủ tầm vóc đối với những vấn đề được coi là lớn… Vì vậy, muốn giữ gìn thì cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Điều đáng lo ngại nhất trong bối cảnh hiện nay là sự phóng khoáng thái quá của giới trẻ - tầng lớp sẽ trực tiếp giữ gìn điều này, cơ chế quản lý văn hóa truyền thống đôi khi còn lỏng lẻo,… khiến cho việc giữ gìn truyền thống văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ trong vấn đề bảo vệ đất nước cũng nảy sinh. Nhưng chúng ta tin những gì là thuộc về bản chất con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa Việt Nam thì trong tiềm thức mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn. Các bạn trẻ ngoài việc được giáo dục, cũng phải tự ý thức về điều đó, để đất nước chúng ta sau này có phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc thì cũng giống họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc

Câu 2:  Gợi ý :

Trách nhiệm :

+ Đầu tiên cần phải nói đến ý thức của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian.

Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo…

+ Cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần…

 

+ Việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước…

20 tháng 9 2018

Đáp án B

27 tháng 10 2017

  Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

  Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

 Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

  Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

  Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

27 tháng 10 2017

  Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

  Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

 Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

  Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

  Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

1 tháng 2 2024

* Tác giả Nguyễn Khải:
- Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ra ở Hà Nội, quê ở Nam Định.
- Là nhà văn trưởng thành trong quân ngũ.
- Tác phẩm chính: Mùa lạc, Một người Hà Nội, Thượng Đế thì cười,...
- Phong cách: có khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm kí nhân vật, giọng văn trầm lắng, chiêm nghiệm.
* Bối cảnh truyện:
QUẢNG CÁO
- Năm 1990, khi đất nước nhiều biến động, các giá trị truyền thống bị phai mờ.
* Vai trò của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc
- Tìm hiểu và ghi nhớ hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền và giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặt trách nhiệm cá nhân và tích cực phát triển văn hóa dân tộc trong cuộc sống hàng ngày.
=> Mỗi cá nhân có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ những nét truyền thống văn hóa lâu đời và tiếp tục phát triển để tạo nên sự giao thoa, đa dạng cho cuộc sống, gắn kết cộng đồng.
* Tính cách người Hà Nội
+ Thanh lịch, nho nhã.
+ Không màu mè, phô trương.
+ Không quá lời khi nói.
+ Không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn.
+ Trong công việc, người Hà Nội có tinh thần trách nhiệm.
+ Khiêm tốn, khoan nhượng, không phô trương.