K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4

Trên con đường dẫn vào ngôi trường thân yêu, có một cây phượng vĩ đứng sừng sững như một người lính gác. Cây đã gắn bó với biết bao thế hệ học sinh, chứng kiến những mùa hè rực rỡ và những tháng ngày học tập đầy ắp kỷ niệm.

Cây phượng vĩ đã đứng đó bao năm, gắn bó với biết bao thế hệ học trò. Thân cây to lớn, vững chãi như một người bạn trung thành, với lớp vỏ xù xì, sần sùi, nhuốm màu thời gian. Những rễ cây ngoằn ngoèo, lan rộng dưới lòng đất, như những cánh tay vươn ra ôm lấy đất mẹ, hút từng giọt nước để nuôi thân mình lớn lên từng ngày.

Tán cây phượng xòe rộng như chiếc ô khổng lồ, che mát cả một góc sân trường. Khi trời vào hạ, những chiếc lá nhỏ bé dần rời cành nhường chỗ cho những chùm hoa rực rỡ. Hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời, như những ngọn lửa bùng cháy, tạo nên vẻ đẹp vừa rực rỡ vừa nên thơ. Những cánh hoa mỏng manh, nhưng lại mang sức mạnh của tuổi học trò, của những ước mơ và hoài bão đang dần trưởng thành.

Tiếng ve kêu râm ran hòa cùng sắc đỏ thắm của phượng báo hiệu mùa hè đã đến. Những cô cậu học trò ngồi dưới gốc cây, trao nhau ánh mắt bâng khuâng, nhặt từng cánh phượng rơi để ép vào trang vở như một kỷ niệm khó phai. Cây phượng không chỉ là một phần của cảnh sắc sân trường, mà còn là người chứng kiến những năm tháng học trò đầy ắp cảm xúc—từ niềm vui, sự háo hức cho đến những nỗi buồn man mác khi phải chia xa.

Cây phượng vĩ không chỉ tô điểm cho cảnh sắc sân trường mà còn là biểu tượng của tuổi học trò. Mỗi khi nhìn thấy những cánh hoa phượng rơi, lòng tôi lại tràn đầy cảm xúc bâng khuâng. Dù mai này có rời xa mái trường, hình ảnh cây phượng vẫn luôn in đậm trong trái tim tôi.

Bài văn miêu tả cây cối

Mỗi khi nhắc đến cây cối, tôi lại nhớ về những khoảnh khắc yên bình dưới tán lá xanh mát của những cây trong khu vườn nhà mình. Cây cối không chỉ là những sinh vật giúp làm đẹp cho cảnh quan mà còn mang lại cho con người những cảm giác thư thái, gần gũi với thiên nhiên.

Trong khu vườn nhỏ của tôi, có một cây bàng lớn, thân cây to và vững chãi như một người lính canh gác cho cả vườn. Cây bàng đã ở đó từ bao năm nay, gốc cây xù xì, vỏ cây có màu xám đậm, nổi lên những vết nứt như những vết sẹo của thời gian. Những chiếc lá bàng xanh thẫm vào mùa hè, khi gió thổi qua, chúng xào xạc như một bản nhạc du dương. Vào mùa thu, lá bàng bắt đầu chuyển màu vàng, rồi đỏ, trông thật lộng lẫy như những chiếc lá vàng rơi xuống đất, tạo nên một thảm lá đầy màu sắc dưới gốc cây.

Cạnh cây bàng là một cây ổi nhỏ, thân cây mảnh mai nhưng lại đầy sức sống. Những quả ổi bắt đầu chín vào cuối hè, mang màu xanh ngọc bích, mùi thơm ngọt ngào lan tỏa khắp vườn. Cây ổi không chỉ mang lại quả ngọt mà còn là nơi trú ngụ của những chú chim nhỏ. Vào mỗi buổi sáng sớm, tôi thường nghe tiếng chim hót líu lo trên những cành cây, như thể đang chúc mừng một ngày mới bắt đầu.

Không thể không nhắc đến cây hoa giấy, một loài cây rất đặc biệt trong vườn nhà tôi. Cây hoa giấy có những cành nhánh dài, mảnh khảnh và mọc chi chít những hoa màu hồng, đỏ rực rỡ. Cánh hoa mỏng manh như giấy, khi nở ra, những cánh hoa này tạo thành những chùm hoa đầy màu sắc, nổi bật trên nền lá xanh. Mùa xuân, hoa giấy nở rộ, cả vườn như được khoác lên mình một lớp áo mới, đầy sức sống và màu sắc.

Mỗi loại cây trong vườn đều có vẻ đẹp và sự đặc biệt riêng. Cây cối như những người bạn thân thiết, luôn đứng đó, lặng lẽ chứng kiến sự thay đổi của thời gian. Chúng không chỉ tô điểm cho cảnh sắc thiên nhiên mà còn dạy cho tôi bài học về sự kiên trì và bền bỉ, cũng như sự tươi mới của cuộc sống.

Cây cối là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi khi nhìn ngắm những cây cối trong vườn, tôi lại cảm thấy lòng mình thư thái, bình yên, như được hòa mình vào nhịp sống tự nhiên của đất trời.

18 tháng 8 2018

Dựa vào mẫu đã cho và theo cách hiểu của mình, kết hợp với việc tiếp thu cách dùng từ trong cuộc sống mà em nghe được, để chọn từ cho đúng với từng nội dung đã cho. Em có thể nêu các từ sau:

a) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật: - Tươi đẹp, hùng vĩ, thơ mộng, tráng lệ, mĩ lệ, hoành tráng, kì vĩ...

b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật con người: - Đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, xinh tươi...

18 tháng 6 2018

Dựa vào mẫu đã cho và theo cách hiểu của mình, kết hợp với việc tiếp thu cách dùng từ trong cuộc sống mà em nghe được, để chọn từ cho đúng với từng nội dung đã cho. Em có thể nêu các từ sau:

a) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật: - Tươi đẹp, hùng vĩ, thơ mộng, tráng lệ, mĩ lệ, hoành tráng, kì vĩ...

b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật con người: - Đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, xinh tươi...

18 tháng 2 2016

1.    Cảnh thiên nhiên trước khi vượt thác

–    Trời thổi gió nồm và con thuyền bắt đầu rẽ sóng lướt tới, đến ngã ba thì bắt gặp một nương dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít -> cảnh đẹp cổ xưa có từ bao đời nay
–    Tiếp đó là những thuyền bè chở đầy thức quả, nào là mít, cau tươi dây mây…
–    Rồi bao nhiêu là núi non hiện lên, những cây cổ thụ được nhân hóa nhìn trầm ngâm xuống mặt nước
->    Chốn đây quả thật là một nơi phong cảnh hữu tình, nước non thiên nhiên hòa quyện với thuyền bè của con người tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa rất mực đời thường giản dị

2.    Con thuyền đi qua đoạn sông có thác dữ

–    Nước từ trên cao phóng xuống có thể làm đứt đuôi rắn -> sức chảy quá mãnh liệt những người trên thuyền phải kiên cường lắm mới có thể chống lại được
–    Chỗ nước bị chặn thì văng bọt tứ tung con thuyền chỉ muốn lật hay quay đầu lại
->    Với những ngôn ngữ gợi hình gợi cảm tác giả đã đem đến trước mắt chúng ta một con thác vô cùng hùng dữ

3.    Qua khỏi đoạn thác dữ

–    Qua đoạn thác hiểm trở là những cây cối hiện lên
–    Những đồng bằng xanh tươi trù phú, nhưng khúc sông chảy quanh co nhịp nhàng
->    Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ngôn ngữ gợi hình đã giúp nhà văn thành công trong việc miêu tả thiên nhiên vừa mang vẻ hiền hòa cổ xưa lại vừa mang vẻ hùng vĩ mà lại rất thơ mộng

4.    Hình tượng nhân vật Dượng Hương thư

–    Ngoại hình: giống như một pho tượng đúc đồng, các bắp thịt cuồn cuộn hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, giống như một hiệp sĩ của trường sơn
–    Hành động: co người phóng sào, thả sào rút sào nhanh như cắt…
->    Đây là một người con của núi rừng, sinh ra là để vượt thác chinh phục thiên nhiên. Ngoại hình gân guốc khỏe mạnh và hành động thì nhanh gọn dứt khoát

III.    Tổng kết

–    Nhà văn Võ Quảng đã mang đến cho chúng ta một hành trình vượt thác chinh phục thiên nhiên của con người vô cùng nhanh nhẹn và uy vũ. Thiên nhiên hiện lên vừa hùng vĩ hung dữ lại vừa thơ mộng trữ tình.

bạn tự chọn lọc ý nhéok

18 tháng 2 2016

chỉ 4-6 câu thôi nha các bạn

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của tác giả Lý Bạch khi ông đang trên thuyền rời Bạch Đế về Giang Lăng.

- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh chia xa nhưng khung cảnh không mang nét tiếc nuối, buồn bã mà rất hùng vĩ, rực rỡ, thanh thản. Khung cảnh thiên nhiên giữa con người với cảnh vật như hòa làm một. Dù không nhắc đến thác nước và núi non nhưng qua ngòi bút tài hoa người đọc vẫn có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên lúc đó.

18 tháng 11 2018

a) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.

- Tươi đẹp, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hoành tráng

b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người.

- Xinh xắn, xinh đẹp, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha

4 tháng 5 2018

Từ cổng trời nhìn xa, qua làn sương khói mờ ảo ta thấy cả một không gian rực rỡ, con thác réo mãi không ngừng, như giọng kể, như khúc hát ngân nga của núi rừng. Nơi dòng suối đào lê soi bóng, lúc chín ngọt như mật. Trong buổi chiều yên ả, sương giá của màn đêm bắt đầu lấn xuống, rung trong không gian là tiếng nhạc ngựa, gió thổi đưa vào không trung bao la…

6 tháng 10 2021

Qua màn sương khói huyền ảo, từ cổng trời nhìn ra có thể thấy cả một không gian bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt nương, những thung lũng lúa đã chín vàng màu mật ong, khoảng trời bồng bềnh mây trôi gió thoảng. Xa xa, thác nước trắng đổ từ triền núi cao xuống vang vọng ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi mình xuống đáy nước. Không gian thật nguyên sơ, ta như bước vào cõi 

3 tháng 1 2022

d. Tình yêu với động vật và sự trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp của các loài động vật ở nước ta.

Nếu Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của nền văn học Việt Nam hiện đại lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên thì đại thi hào Nguyễn Du lại lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Sự khác biệt này được ông thể hiện tài hoa qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều". Đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm bất...
Đọc tiếp

Nếu Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của nền văn học Việt Nam hiện đại lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên thì đại thi hào Nguyễn Du lại lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Sự khác biệt này được ông thể hiện tài hoa qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều". Đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm bất hủ mang tên "Truyện Kiều". Tác phẩm này đã làm nên tên tuổi Nguyễn Du và lưu danh ông đến hàng thế kỉ sau.

Mở đầu đoạn trích, tác giả đã giới thiệu một cách trực tiếp về thân thế, và thứ bậc trong gia đình của chị em Thúy Kiều:

"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười".

Họ là con gái đầu lòng của Vương viên ngoại - một gia đình xếp vào hạng "thường thường bậc trung" của triều nhà Minh ở Trung Quốc. Thúy Kiều là chị cả, tiếp đến là cô em gái Thúy Vân. Cả hai nàng đều là những người con gái đẹp. Vẻ đẹp ấy được so sánh ngang bằng với vẻ đẹp của công chúa Hằng Nga trên cung trăng. Dáng vóc của hai nàng thanh tú như cành mai, tinh thần, tâm hồn trong trắng như tuyết. Tuy rằng mỗi người có những nét đẹp khác nhau nhưng đó đều là vẻ đẹp toàn diện "mười phân vẹn mười". Thử hỏi trong nhân gian có mấy ai đẹp một cách hoàn hảo đến như thế?

Theo trình tự thông thường, đáng lẽ ra Nguyễn Du phải miêu tả lần lượt vẻ đẹp của người chị rồi mới miêu tả vẻ đẹp của người em nhưng ở đây ông đã làm điều ngược lại. Phải chăng đây là một dụng ý của tác giả? Thúy Vân được Nguyễn Du dành trọn bốn câu thơ để khắc họa vẻ đẹp "trang trọng" của người con gái:

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da".

Thúy Vân đẹp một cách "trang trọng", "đoan trang" khác với người phụ nữ bình thường. Khuôn mặt nàng tròn, đầy đặn như ánh trăng đêm rằm mỗi tháng. Nổi bật trên gương mặt thanh tú ấy là đôi lông mày cong, nở nang. Vẻ đẹp của Thuý Vân khiến hoa, ngọc cũng mỉm cười để nhường chỗ cho nàng. Đến cả mây cũng thua nàng về sự óng ả, mềm mượt của mái tóc, tuyết cũng thua nàng về độ trắng của màu da. "Trăng", "hoa", "ngọc", mây", "tuyết" được coi là chuẩn mực của cái đẹp trong quan niệm xưa. Nguyễn Du dùng những thứ ấy để miêu tả vẻ đẹp của nàng Vân đã giúp chúng ta nhận thấy rõ Thuý Vân đẹp một cách cao sang, quyền quý. Dân gian ta thường hay ví trắng như tuyết, dường như tuyết là trắng nhất. Vậy mà màu da của Thúy Vân khiến tuyết cũng phải nhường. Có vẻ như thiên nhiên đều cúi đầu, nép mình trước vẻ đẹp kiêu sa, đứng đắn của nàng. Hai động từ "thua", "nhường" đã thể hiện rất rõ điều ấy. Con người thường hay tin vào số phận, đã có nhiều người đọc đến những câu thơ này cho rằng Thúy Vân sẽ có một cuộc đời êm ấm, ít sóng gió hơn người chị gái của mình bởi vẻ đẹp làm thiên nhiên thán phục.

Khác với vẻ đẹp quý phái của Thúy Vân, Kiều đẹp một vẻ "sắc sảo mặn mà":

"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh".

"Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" nhưng "so bề tài sắc" thì Thúy Kiều lại có phần đẹp hơn, tài năng hơn cô em gái. Tác giả chỉ khắc họa vài nét tiêu biểu trên gương mặt Thúy Kiều nhưng cũng đủ để bạn đọc thấy được vẻ đẹp cuốn hút của nàng. Điểm cuốn hút nhất khi chúng ta nhìn vào ngoại hình của người con gái đó là đôi mắt. Kiều sở hữu một đôi mắt trong như làn nước mùa thu và đôi lông mày thanh như dáng núi mùa xuân. Đôi lông mày của nàng được Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả: "Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào". Chính vẻ đẹp riêng biệt ấy đã khiến cho hoa, liễu nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Tạo hóa đánh ghen với vẻ đẹp của Thúy Kiều. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa cùng các động từ "ghen", "hờn" đã thể hiện thái độ không vừa lòng của tạo hóa. Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Kiều bằng ngôn từ giàu hình ảnh và giàu sức gợi, đồng thời ông cũng dự báo trước về số phận bạc bẽo của nàng. Thủ pháp đòn bẩy miêu tả Thúy Vân trước rồi mới đến Thúy Kiều có tác dụng làm nổi bật lên bức chân dung của nàng Kiều. Đối với Thúy Vân, tác giả chỉ khắc họa nàng ở vẻ đẹp ngoại hình nhưng đối với Thúy Kiều, ông đã khắc họa nàng cả ở vẻ đẹp của ngoại hình lẫn tài năng thiên phú:

"Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân".

Cái đẹp của nàng làm cho người khác say mê mà đánh mất cả thành cả nước. Nguyễn Du đã khẳng định trong nhân gian duy nhất chỉ Thúy Kiều mới có được vẻ đẹp như vậy. Còn về tài năng thiên phú thì may mắn có người ngang sức với Thúy Kiều. Sự thông minh của nàng được trời phú nên nàng thông thạo cả cầm, kì, thi, họa. Thúy Kiều thuộc lòng các cung bậc: Cung, thương, giốc, chủy, vũ trong ngũ âm. Tài năng nổi bật nhất và cũng là tài năng không ai sánh kịp được nàng là tài đàn Hồ cầm. Nàng đã sáng tác một bản nhạc cho riêng mình có tên "Bạc mệnh". Bản nhạc đó cất lên khiến bất cứ ai nghe cũng thương xót, não lòng.

Nguyễn Du đã dành bốn câu thơ cuối đoạn trích để thể hiện tính cách kiêu sa, cao quý của hai chị em:

"Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai".

Theo tục lệ của Trung Quốc, những thiếu nữ đến tuổi 15 bắt đầu cài trâm nghĩa là họ đã đến tuổi lấy chồng. Mặc dù như vậy nhưng hai chị em vẫn "Êm đềm trướng rủ màn che" và mặc cho những chàng trai tới ngỏ ý. "Mặc ai" không hoàn toàn là vô cảm mà đó là cách từ chối đài các, kiêu sa của Thúy Kiều và Thúy Vân. Dù đã đến tuổi "cập kê" nhưng họ không tơ tưởng đến đấng phu quân của đời mình.

Ở đoạn trích này, thể thơ lục bát nhịp nhàng kết hợp với bút pháp ước lệ tượng trưng đã giúp Nguyễn Du khắc họa được chân dung của hai tuyệt thế giai nhân với những vẻ đẹp riêng biệt. Có thể nói nhà thơ thật tài tình trong việc miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều. Đồng thời ông cũng thể hiện bức tranh số phận với những gam màu khác nhau của họ.

0
11 tháng 1 2023

a) xinh đẹp, dụi dàng, nết na, hiền lành, khiêm tốn,...

b)bao la, bát ngát, rộng lớn, trù phú, mênh mông,..