K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2024

Đoạn trích thể hiện tư tưởng nhân đạo đặc sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương của tác giả đối với những người khốn khổ, bất hạnh. Đoạn trích chất chứa bao nỗi niềm thống khổ của một số phận có cuộc sống éo le, thể hiện khát vọng về cuộc sống với bao tình yêu thương giữa người với người.

4 tháng 10 2024

 "Giàn bầu trước ngõ" là một truyện ngắn của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Câu chuyện xoay quanh một gia đình sống trong một ngôi nhà sang trọng, nhưng lại có một giàn bầu lớn trước cửa nhà. Ban đầu, gia đình rất thích việc trồng và chăm sóc giàn bầu này. Bà nội của nhân vật chính đã trồng giàn bầu từ khi còn ở quê hương, và bà hy vọng rằng việc trồng giàn bầu sẽ giúp giảm nhớ quê hương và truyền thống quê hương cho thế hệ sau. Tuy nhiên, với thời gian, giàn bầu ngày càng mở rộng và trở nên quá lớn, khiến gia đình không thể tiêu thụ hết số lượng quả bầu. Gia đình cảm thấy ngán ngẩm và căng thẳng trước số lượng bầu quá nhiều. Thậm chí, bà nội đã trồng thêm các loại cây khác và làm nhiều loại bánh nhưng chỉ có nhân vật chính là tôi thích ăn. Sự quá tải từ giàn bầu và các hoạt động liên quan đến nó đã tạo ra sự áp lực và căng thẳng trong gia đình. Cuối cùng, gia đình đã quyết định giảm đi giàn bầu trước ngõ. Quyết định này đã mang lại cảm giác nhẹ nhõm và giải tỏa căng thẳng cho gia đình...

Xem thêm: https://topbee.vn/blog/tom-tat-truyen-gian-bau-truoc-ngo-cua-nguyen-ngoc-tu

8 tháng 1 2023

Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ. Nổi bật trong truyện là nhân vật người bố được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động. Qua những câu văn đầu tiên, người bố hiện lên với tình yêu thiên nhiên. Nhà của “tôi” có một khu vườn rất rộng. Người bố đã trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dắt tôi ra vườn tưới nước cho cây. Tình yêu của người bố dành cho khu vườn cũng giống như dành cho đứa con.Bên cạnh đó, nhân vật này còn là một một người tinh tế, kiên nhẫn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, người bố vẫn dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ với đứa con của mình. Bố đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để dạy con cách cảm nhận thiên nhiên. Ông đã bảo con nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi đến để chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Từ trải nghiệm đó, đứa con đã nhận ra được bài học ý nghĩa về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Sau đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ con sẽ chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, nhân vật tôi cũng nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.Không chỉ vậy, người bố còn rất nhân hậu, giàu tình yêu thương. Chính bố đã cứu thằng Tí thoát chết. Với những món quà của Tí, bố đã đón nhận bằng một niềm trân trọng và nâng niu. Mặc dù rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã vui vẻ thưởng thức nó. Khi nhận được câu hỏi thắc mắc của “tôi”, bố đã giải thích cho tôi hiểu về ý nghĩa của những món quà: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó…”.Có thể thấy, nhân vật người bố trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một người cha tuyệt vời, một tấm gương đáng để học theo.

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

26 tháng 3 2022

refer

Nguyễn Trãi không chỉ là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, mà còn là nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc. Nhắc đến ông, chúng ta nhớ ngay đến tác phẩm nổi tiếng “Bình ngô đại cáo”. Đây được coi là áng thiên cổ hùng văn bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Nhan đề Bình Ngô đại cáo đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ. Bình có nghĩa là dẹp yên. Ngô ở đây chỉ giặc Minh. Đại cáo là bài cáo lớn mang dấu ấn trọng đại về những sự kiện lớn của đất nước. Ngay từ nhan đề đã gợi ra một tâm thế hào hùng.

Phân tích đoạn 1 bình ngô đại cáo để thấy tư tưởng nhân nghĩa là nội dung xuyên suốt cả bà thơ, được ông thể hiện rõ ràng, đầy đủ và sâu sắc. Chúng ta có thể thấy ngay tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào, tự tôn dân tộc được thể hiện ngay ở đoạn 1 của bài thơ.

Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở hai câu đầu.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

 

Mở đầu bài cáo, tác giả đã khẳng định đanh thép về định nghĩa tư tưởng nhân nghĩa. Theo phạm trù của Nho giáo, nhân nghĩa là chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lý. Việc nhân nghĩa là mục tiêu chiến đấu của các cuộc khởi nghĩa. Việc nhân nghĩa là vì con người, vì lẽ phải. Theo quan niệm của Nguyễn Trãi, kế thừa từ tư tưởng Nho giáo nhân nghĩa là “yên dân” – làm cho cuộc sống của người dân yên ổn, hạnh phúc. Lấy dân làm gốc là quy luật tất yếu bao đời nay. Đây luôn là hoài bão ước mơ mà cả đời Nguyễn Trãi theo đuổi.

Việc nhân nghĩa còn có nghĩa là trừ bạo, giúp dân trừng trị những kẻ hành hạ, cướp bóc, bóc lột, mang lại bình yên, no ấm cho nhân dân. Nói rộng ra trừ bạo chính là chống lại giặc xâm lược. Tác giả đã nêu rõ ta là chính nghĩa, còn địch là phi nghĩa. Ông đã vạch trần sự xảo trá của giặc Minh trong cuộc xâm lược này. Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt, để mang đến cho nhân dân thoát khỏi cuộc sống lầm than, khổ cực, đem lại no ấm cho nhân dân.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt. Đây không chỉ là mối quan hệ nằm trong phạm vi giữa con người với con người mà mở rộng ra là mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc

8 câu thơ tiếp theo tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định giá trị của tự do bằng việc nhắc lại trang sử hào hùng của dân tộc ta một cách đầy vẻ vang, tự hào.

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Tác giả dẫn chứng xác thực đầy thuyết phục. Nước Đại Việt ta đã hình thành từ trước với nền văn hiến đã có từ lâu đời, tồn tại theo hàng nghìn năm lịch sử. Ở đây tác giả dùng từ “xưng” để thể hiện sự tự hào, khẳng định chỗ đứng, vị thế của dân tộc ta.

Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định lãnh thổ và chủ quyền độc lập, tác giả nhắc đến văn hiến, lịch sử, phong tục, tập quán và nhân tài đất nước. Như vậy, đây chính là những yếu tố mới để tạo thành một quốc gia độc lập. So với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo thật sự hay hơn , đầy đủ, toàn diện hơn về nội dung cũng như tư tưởng xuyên suốt. Ông khẳng định lãnh thổ “Núi sông bờ cõi đã chia”, không kẻ nào được xâm phạm, chiếm lấy. Hơn nữa, phong tục tập quán, văn hóa mỗi miền Bắc Nam cũng khác, không thể nhầm lẫn, thay đổi hay xóa bỏ được.

 

Đặc biệt khi nhắc đến các triều đại trị vì xây nền độc lập, tác giả đã đặt các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần ngang hàng với “Hán, Đường, Tống Nguyên của Trung Quốc vừa có ý liệt kê, vừa có ý đối đầu. Điều đó cho thấy lòng tự hào dân tộc mãnh liệt, ý thức về tự tôn, yêu nước cực kỳ lớn của tác giả. Và ở triều đại nào, thời nào thì hào kiệt đều có. Đây vừa thể hiện lòng yêu nước, tự hào vừa răn đe đối với quân xâm lược muốn thôn tính Đại Việt. Nguyễn Trãi không chỉ khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, mà còn thể hiện niềm tin sắt đá vào các thế hệ anh hùng hào kiệt, hiền tài quốc gia. Đặt vào trong bối cảnh lúc bấy giờ, điều đó phần nào cũng thể hiện sự mới mẻ, tiến bộ của thi hào Nguyễn Trãi.

Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.

Sau khi khẳng định chủ quyền dân tộc, thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc, nhà thơ đã dùng biện pháp liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ đi ngược lại với chân lý. Những dẫn chứng của ông từ các đời vô cùng thuyết phục. Lưu Cung là vua Nam Hán từng thất bại vì tham lam muốn thu phục Đại Việt; Triệu Tiết tướng của nhà Tống đã thua nặng khi cầm quân sang đô hộ nước ta, Toa Đô, Ô Mã… là các tướng của nhà Nguyên cũng phải bỏ mạng tại nước ta khi cầm quân sang xâm lược… “Chứng cớ còn ghi”, không thể chối cãi được. Đây chính là lời cảnh cáo, răn đe đanh thép với chứng cớ đầy đủ, thuyết phục, rõ rành rành đối với kẻ phi chính nghĩa khi xâm phạm đến lãnh thổ của nước ta. Mượn lời thơ đanh thép, ông tuyên bố với kẻ thù: bất kỳ kẻ nào lăm le xâm chiếm bờ cõi Đại Việt đều sẽ phải gánh chịu thất bại ê chề. Cuộc chiến chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải, chứ không như nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà theo quy luật của tạo hóa.

Với giọng văn đĩnh đạc, hào hùng, lý lẽ sắc bén, đanh thép và lối diễn đạt cân xứng, song đôi của những câu văn biền ngẫu đã khẳng định và ngợi ca tầm vóc lịch sử lớn lao của nước Đại Việt.

Đoạn mở đầu của Bình ngô đại cáo như một khúc dạo đầu đầy hào sảng, hào hùng về chủ quyền Tổ quốc. Những vần thơ đanh thép, những dẫn chứng xác thực, lý lẽ chặt chẽ được nhà thơ đưa ra đã mang lại giá trị lớn về tinh thần dân tộc mạnh mẽ, về độc lập chủ quyền dân tộc, về tư tưởng lấy dân làm gốc, ắt sẽ chiến thắng… Bình ngô đại cáo là áng hùng thi được ví như bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc. Qua những vần thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta càng thêm tự hào về truyền thống, lịch sử, văn hiến của đất nước.

27 tháng 8 2023

a) \(7020:72=97,5\)

b) \(197,2:58=3,4\)

c) \(175,5:39=4,5\)

d) \(60,3:9=6,7\)