K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4.0 điểm) Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh hai cuộc chia ly trong hai đoạn thơ sau:           Đường ra mặt trận                 (Trích) Những buổi vui sao, cả nước lên đường, Xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục   Xóm dưới làng trên, con trai con gái Xôi nắm cơm đùm, ríu rít theo nhau Súng nhỏ súng to, chiến trường chật chội Tiếng cười hăm hở, đầy sông...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh hai cuộc chia ly trong hai đoạn thơ sau:

          Đường ra mặt trận
                (Trích)

Những buổi vui sao, cả nước lên đường,

Xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục

 

Xóm dưới làng trên, con trai con gái

Xôi nắm cơm đùm, ríu rít theo nhau

Súng nhỏ súng to, chiến trường chật chội

Tiếng cười hăm hở, đầy sông đầy cầu

 

Bộ đội dân quân, trùng trùng điệp điệp

Chào nhau không kịp nhớ mặt

Dô hò nón vẫy theo,

Hàng ngũ ta đi dài như tiếng hát

[...]

Yểm hộ miền Nam

Thình thình đại bác

Nhịp những bước chân

Cả nước lên đường.

(Chính Hữu, nguồn: Báo Quân khu 7, thứ Sáu, 29/04/2016)

 

          Chia tay trong đêm Hà Nội

                    (Trích)

Trăng soi gương mặt nghìn yêu dấu

Ngày mai hai đứa đã hai nơi

Hai đầu đất nước trong dông bão

Cùng chung chiến đấu hai phương trời

 

Đêm nay trong vườn hoa ngổn ngang ụ súng

Bên ven hồ lốm đốm trăng xanh

Nghe quanh ta đêm hè nóng bỏng

Mắt bồi hồi em đi bên anh

 

Em đi với anh qua bến xe đông chật

Bao gia đình vội vã lúc ra đi

Em nhìn những mái nhà cao thấp

Đã bao lần thấy những cuộc chia ly.

(Nguyễn Đình Thi, báo Công an nhân dân, thứ Ba, 14/09/2010)

Chú thích:

- Chính Hữu (1926 – 2007) tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông nguyên là Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông.

- Bài thơ Đường ra mặt trận (in trong tuyển thơ Chống Mỹ cứu nước 1965 - 1967) ra đời năm 1965. Đó là năm giặc Mỹ đánh phá miền Bắc rất ác liệt. Cả nước có chiến tranh. Miền Bắc lúc ấy vừa là hậu phương lớn của miền Nam tiền tuyến, lại vừa là tiền tuyến vì phải trực tiếp đánh Mỹ.

- Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại thành phố Luông Pha Băng, nước Lào. Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình, ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng. Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại. Các tác phẩm chính của ông gồm: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Tia nắng (1985); Đất nước (1948 - 1955);...

- Bài thơ Chia tay trong đêm Hà Nội được viết năm 1967. Lúc chiến tranh với Mỹ diễn ra ác liệt, tác giả viết tặng người bạn trẻ đi tiền tuyến.

0
19 tháng 1 2022

       c. Trận Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than - Hà Nội).

NK
21 tháng 8 2021

Em có thể tham khảo ở phần lý thuyết của Hoc24.vn nhé!

 

25 tháng 10 2019

2 cuộc chia tay

+cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng

+cuộc chia tay của Thành và Thủy.

-cuộc chia lìa đầy xót xa, cảm động của hai anh em ruột thịt. Nhân vật chính là Thành và Thủy là cuộc chia tay khiến người đọc day dứt và cảm động nhất và là nguyên nhân của các cuộc chia tay khác

9 tháng 9 2017

Câu 1: Trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê " có tất cả cuộc chia tay, đó là:

+) Cuộc chia tay của Thành và Thuỷ

+) Chia tay giữa bố mẹ Thành & Thuỷ

+) Chia tay: Thầy, cô, nhà trường, và cảnh vật ..v..v.

Câu 2: Tóm tắt:

Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu ...

11 tháng 9 2017

Câu 1: Có 2 cuộc chia tay.Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.

Câu 2:Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.

4 tháng 10 2021

Búp bê là đồ chơi của hai anh em Thành và Thủy, chúng gắn bó vói tuổi thơ của các em là những đồ vật vô tri vô giác nhưng cũng có tình cảm giống như con người.

Chúng gợi lên cho chúng ta một thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và vui tươi giống như hai anh em Thành và Thủy.

Những con búp bê vô tội kia đâu có lỗi lầm gì mà chúng phải chia tay nhau? Hai anh em Thành và Thủy đã phải chia tay nhau nên thủy cũng không muốn ngững con búp bê phải chia tay nhau.

Cuối cùng những con búp bô đã không phải xa nhau nhờ tình yêu thương của người em. 

Qua nhan đề câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tấm lòng vị tha, sự bao dung của những đứa trẻ ngày cả trong tình huống bi đát nhất, tình cảm thiêng liêng trong gia đình và tình anh em ruột thịt.

Tác giả muốn nhắn nhủ: đừng vì bất cứ lí do gì mà tổn hại đến tình cảm trong sáng, vô tư ấy. Hãy bảo vệ và vun đắp hạnh phúc gia đình.

ý nghĩa của truyện ko hề thay đổi

4 tháng 10 2021

ghi tham khảo dùm cái!

1. Các cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên có gì giống và khác so với 2 lần trước?2. So sánh cách đánh giặc của nhà Trần và nhà Lý.3. So sánh điểm giống và khác nhau trong trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền và trận Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần.4. Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước và niềm tự hào dân...
Đọc tiếp

1. Các cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên có gì giống và khác so với 2 lần trước?
2. So sánh cách đánh giặc của nhà Trần và nhà Lý.
3. So sánh điểm giống và khác nhau trong trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền và trận Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần.
4. Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc?
5. Em hiểu thế nào là chính sách hạn điền, hạn nô? Mặt tích cực? Mặt hạn chế?
6. Những cải cách của Hồ Quý Ly ?
Mặt tích cực, mặt hạn chế?
7. Theo em, thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên đã có bài học gì đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước?
8. Hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

0