K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2

Chim ri ạ ❤

20 tháng 9 2017

- Bài văn đem đến những thông tin thú vị về các loài chim, từ tập tính, hình dáng cho tới thói quen bắt mồi…

   - Giúp ta thêm hiểu, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương.

25 tháng 12 2022

hi

 

1 tháng 1 2017

- Sau khi đọc bài văn, hiểu biết về các loài chim tăng lên, biết được thêm những bài đồng dao, truyện kể về các loài chim.

- Tăng tình cảm, sự yêu mến, thích thú đối với thế giới loài chim.

Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3 loài chim trên là đúng? A. Loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn. B. Số lượng cá thể loài 2 không ảnh hưởng đến số lượng cá...
Đọc tiếp

Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3 loài chim trên là đúng?

A. Loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn.

B. Số lượng cá thể loài 2 không ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài 3 và ngược lại.

C. Loài 1 và loài 2 có hiện tượng cạnh tranh gay gắt nguồn thức ăn với nhau.

D. Các loài chim trong khu vực này có xu hướng mở rộng ổ sinh thái để tìm được nhiều thức ăn hơn.

A. Loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn.

B. Số lượng cá thể loài 2 không ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài 3 và ngược lại.

C. Loài 1 và loài 2 có hiện tượng cạnh tranh gay gắt nguồn thức ăn với nhau.

D. Các loài chim trong khu vực này có xu hướng mở rộng ổ sinh thái để tìm được nhiều thức ăn hơn.

1
28 tháng 4 2019

Đáp án A

A đúng, loài 1 và loài 3 có ổ sinh thái không trùng nhau nên không cạnh tranh nhau về thức ăn.

B sai vì loài 2 và loài 3 trùng nhau một phần ổ sinh thái nên có cạnh tranh và làm ảnh hưởng đến số lượng cá thể lẫn nhau.

C sai vì loài 1 và loài 2 có trùng nhau 1 phần nhỏ ổ sinh thái, cạnh tranh không gay gắt.

D. sai vì các loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái để giảm bớt sự cạnh tranh.

1.Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không hay hoàn toàn tự do? Để trả lời các câu này, em hãy: a/ Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến. b/ Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không? c/ Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết. 2. Nhận xét về nghệ thuật miêu...
Đọc tiếp

1.Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không hay hoàn toàn tự do?

Để trả lời các câu này, em hãy:

a/ Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.

b/ Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?

c/ Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.

2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể là:

a/ Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kỹ điểm gì? ( hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính)

b/ Kết hợp tả và kể như nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.

c/ Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.

3. Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích. Hãy tìm các dẫn chứng.

Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?

4. Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua các hình ảnh loài chim?

1
25 tháng 4 2017

Câu 1:

a. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.

b. Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói…, sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,…).

c. Lời kể rất tự nhiên

- Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.

- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu

– Nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nen loài chim này.

--> Ông ta tự nhận mình là bịp nên tiếng chim là "bìm bịp". --> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu --> Chim rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác --> Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.

Câu 2:

a. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.

b. Kết hợp tả và kể: Ví dụ: Chim bìm bịp.

- Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).

- Những câu còn lại là kể.

c. Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.

Câu 3: Chất liệu văn hóa dân gian.

- Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già (xem chú thích (7) trang 113).

- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri - Chim ri là dì sáo sậu ...

- Kể chuyện: Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp. Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là "ác" mà thực tế không như vậy.

Câu 4:

Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Hình ảnh có dạng hình lục giác đều: tổ ong, gạch lát nền, hộp bánh, ...

3 tháng 12 2019

Bài mẫu 1 : Tả về con ngỗng.

Nhà em có nuôi rất nhiều ngỗng. Con nào cũng có bộ lông xám mượt mà cùng với chiếc cổ vươn dài. Đôi chân chúng cao, có màu vàng cam. Trứng ngỗng to gấp đôi trứng vịt. Bố bảo loài ngỗng rất thính, vì vậy nó nó còn biết giữ nhà và xua đuổi người lạ. Em rất yêu thích loài ngỗng vì chúng thật có ích với gia đình em.

Bài mẫu 2 : Tả về con chim én.

Cứ mỗi độ xuân về, én lại rủ nhau về tụ hội trên bầu trời. Chim én khoác trên người bộ áo màu xanh đen và nổi bật với phần bụng trắng phau. Đôi cánh chúng xòe rộng. Đuôi có hình chữ V. Hình dáng của chú như một chiếc tàu lượn bé nhỏ trên bầu trời. Buổi chiều trên cánh đồng, đàn én nhanh nhẹn tìm mồi, bắt sâu cho nhà nông. Chim én là sứ giả của mùa xuân, là người bạn của dân cày. Trông chúng thật thảo hiền và thật đáng yêu.

27 tháng 10 2023

Những hình ảnh nói về chú chim non khi được thả về rừng: thoáng ngơ ngác một giây rồi vút bay lên, bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, cánh chim xập xòe, lúc ẩn lúc hiện, như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.