Thuyết minh về câu thơ "Một khúc ca xuân" của Tố Hữu :
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân tích khổ thơ trích trong mùa xuân nho nhỏ
Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nổi trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.
Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.
Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:
Ta nhập vào hòa ca
Mội nốt trầm xao xuyến
Tác giá không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.
Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ
Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dăng cho đời
Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khỉ tóc bạc
Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giá sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay dổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.
Mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có nhiều băn khoăn về lẽ sống. Nhà thơ Tố Hữu trong những năm tháng tuổi trẻ đã từng cất lên tiếng thơ đầy trăn trở:
“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”
(Một khúc ca - Tố Hữu)
Tuổi trẻ hôm nay nghĩ gì về câu hỏi ấy và sẽ trả lời nó như thế nào?
“Sống đẹp” là khao khát đầy lí tưởng của nhiều bạn trẻ. Chúng ta mơ ước đến sự sống được xã hội thừa nhận và tôn vinh. Vậy thế nào là “sống đẹp”?
Đó là một câu hỏi lớn và thật khó để trả lời cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu từng tâm niệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, “Con người muốn sống con ơi - Phải yêu đồng chí yêu người anh em”,... Các Mác từng khẳng định rằng, đối với con người “Hạnh phúc là đấu tranh”,... Vậy đâu là bản chất cùa lối sống “đẹp”?
Năm tháng dẫu qua đi, cuộc đời hôm nay dầu đổi khác nhưng những quan niệm mang tính khái quát về sự sống, về cách “sống đẹp” vẫn còn đó nhắc nhở chúng ta hướng đến cuộc sống dám ước mơ, biết vươn lên, sống cống hiến, sống hoà nhập để trở thành người có ích đối với cộng đồng.
Cuộc sống riêng của mỗi người đều có những khó khăn và gian khổ. Một cô bé mồ côi sống với người bà già cả, phải tự lao động kiếm sống nuôi thân. Một thanh niên bị liệt đôi tay phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình, người thân. Một cậu bé sống trong sự giàu sang, sung sướng cùa gia đình nhưng thiếu vắng đi tình yêu thương, sự quan tâm săn sóc của cha mẹ. Hay thậm chí có những bạn trẻ đang sống trong những gia đình bình thường, có một cuộc sống bình thường, việc học tập cũng bình thường,... Cuộc đời những con người ấy có thể đã bị những gian khổ, bế tắc, cám dỗ hay sự tầm thường dìm xuống, cuốn đi. Cô bé tội nghiệp kia có thể suốt đời lam lũ với miếng cơm manh áo nuôi thân. Người thanh niên có thể suô't đời sống bám vào người khác. Cậu bé đáng thương có thể đã bị sự vô trách nhiệm của cha mẹ và sự dư thừa của tiền bạc cuốn vào những tệ nạn. Và hầu hết những bạn trẻ chúng ta có thể bị sự bình thường của cuộc sống cuốn đi những năm tháng tuổi trẻ. Nhưng điều gì đã làm cho cuộc sống tưởng như đầy sắc màu đơn điệu của họ trở lên tươi tắn đẹp đẽ? Không cam chịu với hiện thực phũ phàng, họ đã biết ước mơ và dám mơ ước. Đó là điều vô cùng kì diệu của sự sống, sống đẹp là gì nếu không phải là cuộc sống dám ước mơ, dám ngẩng cao đầu hướng đến những điều kì diệu sẽ xảy ra?
Sống đẹp, đó còn là lối sống biết cống hiến, biết hoà nhập với cộng đồng. Sẽ thật ích kỉ nếu “chỉ nhận riêng mình” mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chia sẻ để nhận về nhiều hơn những điều mình có là bản chất của cuộc đời này và đó là chất kết dính con người thành một cộng đồng vững mạnh. Những giọt máu nóng hổi cho đi có thể cứu lấy sự sống cho ít nhất một người. Một bàn tay tình nguyện vươn đến vùng cao có thể mang đến hạnh phúc cho rất nhiều người. Gần gũi hơn, trong cuộc sống hàng ngày, một lời động viên, an ủi bạn bè, hàng xóm có thể mang đến những động lực để họ vượt qua gian khó; một ánh mắt sẻ chia, một bàn tay nắm lấy có thể giúp người bạn trong phút sa ngã vượt qua cám dỗ, mặc cảm. Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ luôn đợi chờ sự góp sức, chung tay của mỗi chúng ta.
Các Mác từng nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Điều đó mang rất nhiều ý nghĩa, sống không đơn giản là âm thầm bước đi theo con đường mình đã chọn. Sống cũng không chỉ là trồng cây, ươm trái trên con đường ấy. Sống đẹp còn là biết dẹp đi những chướng ngại, những chông gai trên con đường nhiều thác ghềnh, cám dỗ. Đó là biết đấu tranh với cái xấu, cái ác ở đời để góp phần làm trong lành sự sống. “Hạnh phúc là đấu tranh" - hạnh phúc là được chiến đấu cho lí tưởng, cho ước mơ của bản thân; cho sự an lành của những người ta yêu quý; cho cuộc sống tươi đẹp của toàn xã hội. Phải là những người bản lĩnh, biết yêu thương và cũng biết căm thù dám tránh được thói a dua ở đời và hơn thế là đấu tranh để loại bỏ những điều sai trái quanh mình. Hãy nhìn thế giới quanh bạn. Đã bao giờ bạn lên tiếng để một người hạ điếu thuốc lá xuống? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước vấn đề bạo lực học đường? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước hành vi cóp bài của một người bạn cùng lớp?,... Chỉ cần tỏ thái độ không đồng tình, chỉ cần lên tiếng để ngăn cản những việc làm đi ngược lại lợi ích của cộng đồng là bạn đã thể hiện bản lĩnh sống, khẳng định lối sống “đẹp” của bản thân mình.
Bồi hồi trước ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có bao dự định và ước vọng trong tương lai. Với sức trẻ, với tiềm năng tri thức chúng ta khát khao được góp phần vào sự phát triển chung cùa xã hội. Vậy thì nếu bạn, nếu tôi cùng chung mơ ước ấy, tại sao chúng ta không cùng nhau chung tay để “sống đẹp”?
a. Mở bài: Trong “Một khúc ca”, Tố Hữu viết “¤i sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” – câu thơ k hiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
b. Thân bài
- Giải thích thế nào là sống đẹp? “Sống đẹp” là gì? Có nhiều cách lý giải nhưng tựu trung lại: “sống đẹp” là cách sống đạt chuẩn mực cao của xã hội, được mọi người ngưỡng mộ.
- Phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp:
+ Biểu hiện của “sống đẹp” khá phong phú. Trước hết, “sống đẹp” phải gắn với lý tưởng cao đẹp. Lý tưởng có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh lịch sử những cái cốt lõi của nó là phải vì dân vì nước. lý tưởng là ngọn đèn soi đường giúp con người có mục đích sống đúng đắn.
+ Người “sống đẹp” phải là người có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, biết yêu thương những người thân yêu trong gia đình, rộng hơn là yêu nhân dân, đất nước. Biết cảm thông, chia sẻ với những hoàn cảnh éo le, bất hạnh.
+ Không thể “sống đẹp” nếu không có một bộ óc hiểu biết cùng một cơ thể khỏe mạnh. Kiến thức và sức khỏe cũng là một điều kiện cần thiết để con người có thể đạt tới chuẩn mực của “sống đẹp”.
+ “Sống đẹp” phải gắn với những hành động đúng đắn, tích cực vì hành động là biểu hiện cụ thể nhất, dễ thấy nhất của “sống đẹp”. Lý tưởng mà xa rời hành động thì lý tưởng sẽ trở nên vô nghĩa.
- Giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống, trong văn học.
Có nhiều tấm gương “sống đẹp”. Trong lịch sử dân tộc, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân như: Hai Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh … Trong xã hội hiện tại của chúng ta cũng có biết bao nhiêu tấm gương sống đẹp: anh thanh niên Trần Hữu Ân một mình nuôi hai bà mẹ bị ung thư, cô bé Lê Thanh Thúy (công dân tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007) trong những ngày cuối cùng chiến đấu với bệnh ung thư vẫn tổ chức những hoạt động từ thiện cho bệnh nhi ở bệnh viện ung bướu.
- “Sống đẹp” còn đồng nghĩa với việc con người cần phải biết đấu tranh với cái ác, cái xấu, với lối sống “không đẹp” như: trộm cướp, hút chích, ma túy … tồn tại nhan nhản trong xã hội. Phải biết đấu tranh với thói quen nói tục, chửi thề, bệnh thành tích, sự thiếu trung thực trong học tập và thi cử của học sinh, sinh viên.
- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.
- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.
àTóm lại, “sống đẹp” là cách sống mà mọi người nên hướng tới. Để “sống đẹp”, học sinh cần phải nổ lực học tập, rèn luyện, phải nuôi dưỡng trong tâm hồn những t×nh cảm cao đẹp cũng như biết đấu tranh với cái ác, cái xấu tồn tại xung quanh mình.
c. Kết luận
- Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp.
- Rút ra bài học và phương châm sống cho bản thân
a, Thể thơ tự do
PTBD: biểu cảm
b, ND: sống phải biết sẻ chia, cống hiến, làm tốt vai trò của mình, không nên chỉ nhận cho riêng mình
Tham khảo!
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”
-Hai câu thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Có vậy chúng ta thật sự đồng cảm với thông điệp của chương trình.
-Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!
- Em đã từng nghe ca khúc Sóng, được phổ nhạc từ bài thơ: Sóng, Thuyền và Biển…
- Trong đó em ấn tượng nhất là bài Thuyền và Biển, bài hát mượn hình ảnh của thuyền và biển để thể hiện sự khăng khít, bền chặt và chung thủy của tình yêu. Nó không thể tách rời nhau dẫu có xa cách.
Bạn tham khảo dàn ý sau đây nha
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của giới trẻ hiện nay (học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình tùy thuộc vào khả năng của từng người).
2. Thân bài
a. Giải thích
Lí tưởng sống: những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả.
Lí tưởng sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay.
b. Phân tích
• Biểu hiện của người có lí tưởng sống
Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình.
Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.
Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn.
• Lợi ích của lí tưởng sống
Mang đến cho con người những thành quả sau bao nỗ lực, cố gắng.
Giúp chúng ta tôi luyện những phẩm chất quý giá: chăm chỉ, cần cù, lạc quan.
Khiến chúng ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo.
c. Chứng minh
Học sinh lấy dẫn chứng về những người trẻ sống có lí tượng nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm hoặc có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại tầm quan trọng của lí tưởng sống đối với giới trẻ đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Bài thơ như một khúc ca, ca ngợi người lao động với tinh thần làm chủ lao động, tự nhiên
- Lời thơ dõng dạc, giọng điệu say mê, hào hứng
- Vần điệu nhịp nhàng, khỏe khoắn, biến điệu linh hoạt
+ Vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách tạo nên sức mạnh, sự vang dội
+ Vần bằng tạo nên sự bay bổng, vang xa, tất cả góp phần làm nên âm hưởng bài thơ khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới