tìm hiểu tài nguyên đất ở nghệ an nơi em sinh sống và viết một báo cáo ngắn về nhóm đất chủ yếu ở nghệ an và giá trị sử dụng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham khảo
(*) Lựa chọn: Hiện tượng thoái hóa đất ở Tây Nguyên và biện pháp cải tạo
(*) Nội dung báo cáo:
A - Tình trạng thoái hóa đất ở Tây Nguyên
- Theo các nghiên cứu thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 năm 2016, khu vực Tây Nguyên hiện có hơn một triệu ha đất bị thoái hóa nặng và rất nặng, chiếm 20,5% diện tích tự nhiên của vùng. Đây là những diện tích thoái hóa đất đã thể hiện rõ đến mức khó có thể canh tác nông nghiệp bình thường như hoang mạc đá, hoang mạc đất khô cằn, hoang mạc sỏi sạn.
- Trong thực tiễn vài năm gần đây, diện tích đất biểu hiện thoái hóa có thể cao hơn nhiều so với con số trên.
B - Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất
- Thoái hóa đất ở Tây Nguyên được gắn với các nguyên nhân:
+ Phá rừng để làm nương rẫy, khiến cho thảm thực vật tự nhiên bị suy giảm.
+ Canh tác nông nghiệp chưa hợp lý;
+ Thiếu các biện pháp bảo vệ đất;
+ Độc canh nhiều diện tích cây công nghiệp dài ngày;
+ Sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,…
+ Biến đổi khí hậu hạn hán kéo dài…
C - Biện pháp cải tạo
- Biện pháp dài hạn:
+ Định hướng phát triển và quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp. Mỗi vùng trong khu vực Tây Nguyên cần phải được đánh giá toàn diện về độ phì đất, các điều kiện sinh thái, tính ổn định về mặt môi trường, hiện trạng cơ sở hạ tầng cứng và mềm phục vụ sản xuất, để từ đó đề xuất rõ loại cây trồng/nhóm cây trồng (xen canh) và biện pháp canh tác tương ứng với từng loại đất.
+ Tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng.
+ Quy hoạch các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: hồ đập, xưởng chế biến, kho bãi và các hệ thống cung cấp vật tư đầu vào, hệ thống mua bán tiêu thụ sản phẩm…
- Biện pháp ngắn hạn:
+ Áp dụng các quy trình quản lý cây trồng tổng hợp, ưu tiên các kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
+ Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ, chống thoái hóa đất.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Đáp án B
Hạn chế lớn nhất về tài nguyên đất nông nghiệp của vùng là khả năng mở rộng hạn chế do đất sử dụng cho phát triển kinh tế và thổ cư trong khi nhiều vùng đất đang bị thoái hóa, bạc màu. Do vậy, biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng là tiến hành thâm canh tăng vụ để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Đáp án B
Hạn chế lớn nhất về tài nguyên đất nông nghiệp của vùng là khả năng mở rộng hạn chế do đất sử dụng cho phát triển kinh tế và thổ cư trong khi nhiều vùng đất đang bị thoái hóa, bạc màu. Do vậy, biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng là tiến hành thâm canh tăng vụ để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Câu1: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?
* Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)
+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.
+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của sông ngòi nước ta?
1. Đặc điểm chung
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
- Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
- 93% các sông nhỏ và ngắn.
- Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công,…
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung
- Các con sông chảy hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...
- Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam,…
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
- Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Hàm lượng phù sa lớn, khoảng 200 triệu tấn/năm.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham khảo
- Trong nông nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây lương thực, cây ăn quả,…; phát triển chăn nuôi gia súc.
- Trong lâm nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như: thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác.
- Trong thủy sản:đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều loại thủy sản, nước lợ và nước mặn khác nhau.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham khảo
1.
- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :
+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.
+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.
2.
- Đặc điểm:
+ Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.
+ Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.
+ Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.
- Giá trị sử dụng trong nông nghiệp:
+ Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…).
+ Ngoài ra đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
3.
- Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng
- Giá trị sử dụng:
+ Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.
+ Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
a/ Hiện trạng sử dụng đất
- Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên), 5,3 triệu ha đất chưa sử dụng.
- Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người thấp (0,1 ha). Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều.
b/ Suy thoái tài nguyên đất
- Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn.
- Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28%).
c/ Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
- Đối với đất vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trong cây theo băng.
+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư.
- Đối với đất nông nghiệp:
+ Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích.
+ Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu.
+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, thoái hóa đất
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Những vùng chuyên canh cà phê và cao su ở Nghệ An, Quảng Trị gắn liền với sự có mạch của tài nguyên nào
A. Đất phù sa
B. Có lượng mưa rất lớn
C. Khoáng sản phong phú
D. Đất đỏ bazan
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Nhóm đất | Đặc tính | Phân bố | Giá trị sử dụng |
---|---|---|---|
Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) | Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ, vàng do nhiều hợp chất sắt, nhôm. | Các miền đồi núi thấp ( đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ…). | Trồng cây công nghiệp. |
Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên) | Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu. | Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. | Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. |
Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên) | Nhìn chung rất phì nhiêu tười xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt… | Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu, đất chua, mặn, phèn ở các vùng Tây Nam Bộ…) | Được sử dụng trong nông nghiệp để trông lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả… |
1. Nhóm đất Feralit Phân bố: Chủ yếu ở vùng đồi núi và trung du. Đặc điểm: Đất có màu đỏ vàng do chứa nhiều oxit sắt và nhôm; lớp vỏ phong hóa dày, thoáng khí, dễ thoát nước; tính chất chua, nghèo chất bazơ và mùn. Giá trị sử dụng: Phù hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, cũng như các loại cây ăn quả như cam, bưởi, xoài. Ngoài ra, đất feralit trên đá bazan và đá vôi có độ phì cao, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. 2. Nhóm đất phù sa Phân bố: Tập trung ở vùng đồng bằng ven sông và ven biển. Đặc điểm: Đất phì nhiêu, dễ canh tác, ít chua, tơi xốp, giàu mùn. Giá trị sử dụng: Thích hợp cho sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả. Đặc biệt, đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có lợi thế phát triển ngành thủy sản, nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn. 3. Nhóm đất mặn Phân bố: Ven biển, đặc biệt ở các đầm lầy gần cửa sông và vùng bị triều cường xâm nhập. Đặc điểm: Đất chứa nhiều muối hòa tan, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng thông thường. Giá trị sử dụng: Nếu được cải tạo, có thể sử dụng cho trồng các loại cây chịu mặn hoặc phát triển nuôi trồng thủy sản. 4. Nhóm đất phèn Phân bố: Dọc duyên hải. Đặc điểm: Độ pH thấp, nghèo lân nhưng lượng mùn, đạm và kali tương đối khá. Giá trị sử dụng: Sau khi được cải tạo, đất phèn có thể trồng lúa, cây ăn quả hoặc cây công nghiệp phù hợp. 5. Nhóm đất cát ven biển Phân bố: Dọc theo bờ biển. Đặc điểm: Đất kém màu mỡ, dễ bị xói mòn và thoát nước nhanh. Giá trị sử dụng: Thích hợp cho trồng các loại cây chịu hạn như phi lao, hoặc phát triển du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản. Việc hiểu rõ đặc điểm và phân bố các nhóm đất này giúp Nghệ An khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, đồng thời đề ra các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất phù hợp, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế và môi trường.
Tài nguyên đất ở Nghệ An chủ yếu được phân thành hai hệ thống:
Hệ thống đất feralit ở vùng đồi núi:
Đất feralit vàng đỏ: Phát triển trên đá biến chất, có diện tích lớn và phân bố rộng rãi. Đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, cũng như cây ăn quả như bưởi, cam, xoài.Đất feralit nâu đỏ: Phát triển trên đá mắc ma trung tính và bazơ, có tầng đất dày và chứa nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.Hệ thống đất phù sa ở vùng đồng bằng:
Đất phù sa: Phân bố ở dải đồng bằng duyên hải và rải rác ở các thung lũng sông, suối. Đất này phì nhiêu, dễ canh tác và thích hợp cho việc trồng lúa, ngô, lạc, đậu Đất mặn: Tập trung ở ven biển, nhất là đầm lầy gần cửa sông và vùng bị triều cường xâm nhập. Đất này có thể được cải tạo để trồng các loại cây chịu mặn hoặc phát triển nuôi trồng thủy sản.Đất phèn: Phân bố dọc duyên hải, có độ pH thấp, nghèo lân nhưng lượng mùn, đạm và kali tương đối khá. Đất này có thể được cải tạo để trồng lúa và các loại cây trồng khác.Đất cát ven biển: Rất kém màu mỡ, nhưng có thể được cải tạo để trồng các loại cây chịu cát hoặc phát triển du lịch biển.Ngoài ra, Nghệ An còn có các nhóm đất khác như đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, đất bazan phân bố ở vùng Phủ Quỳ với tầng đất dày và độ phì cao, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày.
Tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 1.485,45 nghìn ha, chiếm 90,11% diện tích tự nhiên.
Việc khai thác và sử dụng hiệu quả các nhóm đất này đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nghệ An.