K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1

Bài luận về tấm gương vượt khó Trong cuộc sống, không ít người đã gặp phải những khó khăn, thử thách tưởng chừng như không thể vượt qua. Thế nhưng, có những tấm gương sáng chói về sự kiên trì, nỗ lực không ngừng, vượt qua mọi trở ngại để đạt được thành công. Tấm gương vượt khó ấy không chỉ truyền cảm hứng mà còn là bài học quý báu cho chúng ta. Một trong những tấm gương vượt khó tiêu biểu có thể kể đến là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Dù bị liệt cả hai tay từ nhỏ, ông không khuất phục trước số phận. Ông đã học viết bằng chân, không ngừng luyện tập để trở thành một nhà giáo ưu tú và nhà văn nổi tiếng. Sự kiên trì và quyết tâm của thầy Ký đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học sinh và người dân Việt Nam. Ngoài thầy Nguyễn Ngọc Ký, còn rất nhiều tấm gương khác trong xã hội. Ví dụ như những người khuyết tật đã vươn lên khẳng định bản thân trong nhiều lĩnh vực. Họ không chỉ tự mình vượt qua khó khăn, mà còn giúp đỡ, hỗ trợ những người cùng cảnh ngộ. Những tấm gương này chứng minh rằng, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, chỉ cần có niềm tin và sự nỗ lực, chúng ta sẽ vượt qua mọi thử thách. Tấm gương vượt khó không chỉ là những câu chuyện truyền cảm hứng mà còn là bài học về giá trị của sự kiên trì, lòng quyết tâm và ý chí mạnh mẽ. Những người đã vượt qua khó khăn thường có lòng tin vững chắc vào khả năng của bản thân và biết rằng không có gì là không thể nếu chúng ta không bỏ cuộc. Chúng ta hãy học hỏi từ những tấm gương sáng ngời ấy, biến khó khăn thành động lực để vươn lên và đạt được những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Dù bạn đang đối mặt với những thử thách gì, hãy nhớ rằng, sự kiên trì và quyết tâm sẽ giúp bạn vượt qua tất cả.

Chúng ta khi sinh ra vốn dĩ đã không được lựa chọn cho mình một gia đình giàu có hay đầy đủ cả. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, có người sinh ra đã làm cậu ấm cô chiêu. Nhưng có những người khi sinh ra họ đã phải chịu sự thiếu thốn, khó khăn, vì những khó khăn ấy nên họ luôn mang trong mình một nghị lực rất lớn và hiện nay có rất nhiều tấm gương cho ta thấy được rằng mặc dù không được lựa chọn hoàn cảnh nhưng chính bản thân họ có thể thay đổi được hoàn cảnh của mình tốt lên. Những tấm gương ấy chẳng đâu xa xôi, khi hằng ngày chúng ta lướt tin tức vẫn thấy những trang báo đưa tin về những em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Hoặc những tấm gương đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ như Cao Bá Quát, ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, nhưng với ý chí và nghị lực ông đã vượt qua hoàn cảnh trở thành một nhà thơ nhà văn lỗi lạc, thậm chí người đương thời thường nói rằng “Văn như Siêu, Quát vô triều Hán” tức là trước thời Hán không có ai giỏi văn như Siêu và Quát. Hay ta có thể thấy một nhân vật rất quen thuộc với hình ảnh đôi chân biết viết đó là thầy Nguyễn Ngọc Ký, sẽ ít ai hình dung được rằng một người bại liệt hai tay có thể trở thành một nhà giáo ưu tú, nhà văn, nhà thơ. Đúng vậy tất cả nhờ vào sự nỗ lực không ngừng, vẫn biết mình khiếm khuyết nhưng thầy không bao giờ nhụt chí, sự vượt khó của thầy khiến cho ai nhìn thấy cũng nể phục. Dù là ai đi chăng nữa chỉ cần có ý chí, có nghị lực thì cho dù bất kỳ hoàn cảnh khó khăn đến mấy chúng ta đều có thể vượt qua được. Hai nhân vật trên cho ta thấy rằng. Một người có sự kiên trì, nhẫn nại, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, không sợ hiểm nguy, khổ cực là những người có một ý chí rất lớn. Khi họ đã chấp nhận với hoàn cảnh éo le của mình để cố gắng tức là họ đang đối đầu với vô vàn khó khăn mà cuộc sống này mang lại. Họ luôn biết cách tạo ra cho mình những cơ hội trong lúc khó khăn, họ luôn tìm tòi học hỏi để thay đổi số phận của mình. Bởi lẻ, họ sinh ra đã không có cuộc sống trọn vẹn như bao người, nên vì thế họ chỉ có con đường duy nhất là cố gắng hết sức để xã hội công nhận họ. Bác Hồ chúng ta từng dạy: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Đúng vậy, nếu một người không có ý chí quyết tâm đạt được mục tiêu mà mình đề ra thì cho dù điều kiện của họ có tốt đến đâu đi chăng nữa thì cũng là bình phong để che đi sự lười nhác và vô dụng của họ. Rõ ràng ta có thể nhận định một điều rằng chỉ khi chúng ta thiếu thốn chúng ta mới có được khát khao vươn lên. Đặc biệt ở Việt Nam, theo thống kê số lượng trẻ nông thôn, trẻ em nghèo lại có thành tích học tốt hơn các em ở thành thị, thậm chí chúng ta cũng không mấy xa lạ gì khi hằng năm kỳ thi trung học phổ thông đến lại có những thủ khoa xuất thân từ những gia đình nghèo khó, đó là điều mà rất nhiều người đặt ra một chấm hỏi lớn. Họ không hiểu sao trong khi các nước phát triển trên thế giới, đa phần các bạn thủ khoa đều là những đứa trẻ con nhà giàu, có điều kiện. Và để nhân chứng cho điều này đó là bạn Đinh Xuân Chung học tại Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội. Dù xuất thân trong gia cảnh nghèo khó, bố bị nhiễm chất độc màu da cam do chiến tranh để lại, nhưng Chung luôn khát vọng vươn lên bằng chính năng lực, trí tuệ của mình, trở thành tấm gương sáng cho nhiều bạn học sinh sinh viên khác học tập và noi theo. Năm 2006, Chung là một trong 100 thủ khoa xuất sắc tiêu biểu được thành phố Hà Nội tuyên dương và khen thưởng. Không dừng ở đó, Chung còn sở hữu nhiều suất học bổng toàn phần học thạc sĩ hai năm tại trường đại học Hàn Quốc (Seoul, Hàn Quốc), học bổng Shinnyo En,… Quả thật cuộc sống này có quá nhiều thứ tốt đẹp, chỉ cần bạn cố gắng vượt qua mọi thử thách, kiên trì đến cuối cùng thì sớm muộn gì bạn cũng thu hoạch cho mình những trái ngọt. Đồng thời, không thể phủ nhận rằng cái nghèo cái đói đã nung nấu con người chúng ta phải quyết tâm thoát ra khỏi vùng vây đầy rẫy sự khó khăn vất vả, thậm chí là khinh bỉ để đạt được những thứ mình muốn. Ngoài những tấm gương sáng về sự vượt khó để ta noi theo thì lại có những tấm gương đáng để ta lên án và chê trách. Thật không tiện khi nói điều này, nhưng với cuộc sống hiện đại như ngày nay chúng ta cũng gặp không ít những trường hợp sống không có sự nỗ lực, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác mà không tự mình vươn lên. Có những bạn học sinh sinh ra trong gia đình không mấy khá giả nhưng lại có tính đua đòi, ăn chơi lêu lỏng. Các bạn ấy không quan tâm đến hoàn cảnh gia đình mình khó khăn ra sao, các bạn chỉ biết mỗi ngày xin ba mẹ tiền để mua này mua kia, đua đòi theo bạn của mình. Thật sự đáng buồn, bởi các bạn không hề biết trân trọng những gì mình đang có để rồi khi nhận ra thì đã quá muộn. Trong khi đó ở ngoài kia còn rất nhiều người muốn được đi học, muốn được hằng ngày cắp sách đến trường mà không có cơ hội, thì ở đây lại có những kẻ lười nhát, không thấy sự may mắn của mình để mà cố gắng. Thiệt tình, ông trời thật biết trêu đùa, nhưng dù sao đi chăng nữa ta cũng thấy rõ một điều rằng những người có sự cố gắng, nỗ lực đều là những người thành công trong cuộc sống. Họ là những tấm gương sáng giúp chúng ta có những những bài học quý báu, họ truyền tải một năng lượng tích cực đến mọi người. Hy vọng rằng sẽ còn nhiều những tấm gương như thế để cổ vũ, khích lệ tinh thần cho những người đang trong tình trạng khó khăn, muốn thoát khỏi sự nghèo khổ Tóm lại, một đời người sinh ra chúng ta hãy sống làm sao cho trọn vẹn, đừng vì những lý do vô lí đó mà đổ lỗi cho hoàn cảnh. Nên nhìn lại bản thân mình đã thực sự nỗ lực hay chưa, hãy học cách vươn lên để sống một cuộc sống có ích và đầy ý nghĩa.

11 tháng 12 2016

Ai sinh ra trên đời cũng muốn mình đc may mắn đc sống hạnh phúc và khoẻ mạnh trong một máy ấm gia đình.Nhưng ta nào có thể chọn cho mình 1 cách sống hoàn hảo cuộc sống ấy chăng. Vì vậy ắt hẳn cuộc sống sẽ có nhưng mãnh đời khác nhau bởi nó muôn hình vạn trạng. Thế nên ngay trên dãy đất hình chữ S bjết bao cảnh đời : ‘ mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” và ko ít những con người ko chịu đầu hàng trước số phận. Họ bjết vươn lên, nhìn đời bằng 1 màu hồng vì hoc “ tàn “ nhưng ko “phế”.

Con người vượt wa số phận đó là những con người có ý chí vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn gian khổ chẳng hạn như Nguyễn Ngọc Kí. Câu chuyện của của cậu bé viết bằng chân làm chúng ta cảm động : “ khi tôi lên 4 tuổi bị bại liệt cả hai tay, hai tay buông thỏng như hai sợi dây đeo bên vai.Tôi nhớ mẹ thường bổ cau rồi sắp vào mẹt thành những hình tròn dồng tâm rất đẹp để phơi, vừa chăm chú ngồi xem mẹ làm, tôi vừa bí mật dùng chân xếp thử vào mẹt thành những hình tròn. Khi mẹt cau xếp gần xong thì bất ngờ chân trái của tôi làm nghiêng mẹt cau...” đôi chân ấy trở thành 1 đôi tay làm mọi việc nào là vệ sinh cho mình và viết chữ. Anh đã nghiễm nhiên ngồi ở giảng đường đại học và trở thành một nhà giáo ưu tú. Còn em Nguyễn Minh Tú gương mặt điển hình của thế hệ trẻ hôm nay trong đại hội cháu ngoan bác Hồ toàn quốc diễn ra tại Hà Nội. Cha mẹ em bị nhiễm chất độc màu da cam. Em sinh ra trong một gia đình nghèo khó với nghề làm nông, bản thân bị mất hai tay ngay từ khi mới cất tiếng khóc chào đời nhưng em vẫn đến lớp nghe cô giáo giảng bài và em đã hoà nhập vào cộng đồng.

Họ là những con người ko chịu thua số phận, ý thức của họ về bản thân và ước mơ sống tốt đẹp có ích. Thành công đến với chúng ta là những con đưòng ngắn trơn tru nhưng với những con người ấy sẽ dài và khó khăn hơn nhiều. Ông cha ta thường nói : “ có công mài sắt có ngày nên kim” thế nên ai có thể thay thế đc chính bản thân họ để đạt dc mục đích ấy? Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Minh Tú... họ ko mặc cảm tự ti mà họ sống như “ thép đã tôi thế đấy” của Leptôn xtôi có viết :“hãy sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay ko phải hối hận về những năm tháng đã sống hoài sống phí”. Thời gian sẽ sàng lọc ta sẽ thấy dc sự bền bĩ phi thường của những con người và ý chí kiên định của họ, khác vọng của họ là những điều đẹp đẽ nhất.

Chúng ta cần phải đọng viên cảm thông, tôn trọng và tôn vinh họ, sẽ chia và tạo điều kiện để họ có thể phát huy khả năng của mình đẻ họ có thể nhìn đời bằng một màu hồng tươi đẹp.

Ở đời chẳng ai muốn những người xung quanh ta đau khổ và cũng chẳng muốn ta đau khổ. Tuy nhiên khi lâm vào tình cảnh khó khăn thi phải biết chấp nhận và chống lại số phận. Một xã hội tốt đẹp thì cần những người công dân tốt đẹp. Thế nên cần phải sống tốt mà sống tốt là có trách nhiệm với chính mình, có nghị lực quyết tâm cùng ya chí vươn lên ngay từ hôm nay.

17 tháng 12 2017

khá hayvui

Tham khảo:

Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án. Về nhận thức, ta thấy ý chí nghị lực là động lực, niềm tin của con người. Là kim chỉ nam của con người. Về hành động ta cần: rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Họctập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Từ đó ta dám sống và dám đi đến thành công. Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!

   ~ Học tốt ~

11 tháng 9 2019

" Không ai có quyền chọn nơi mình sinh ra ,nhưng có thể chọn cách mình sẽ sống. và đây câu chuyện mà mình muốn kể về tấm gương vượt khó của cô sinh viên nghèo vượt khó . Sinh ra trong gia đình khó khăn, nhưng cô Lò Thị Ngươi vẫn vươn lên vượt khó,cố găng hoàn   thành ươc mơ của cô là 1 kĩ  sư làm giàu đất nước.  Tưởng chừng thật dễ nhưng lại có nhiều nhọc nhằn trên đôi chân nhỏ bé này.Trong quá trình học , cô phải vừa học vừa chăm sóc cha mình . Cô tự kiếm tiền đi học bằng cách làm thêm . Mỗi ngày trung bình cô phài làm suốt 12 tiếng đế có tiền đi học và nuôi cha nhưng vẫn không thể nào trang trai đầy đủ . Nhưng trong cô vẫn luôn có niềm hi vọng và tinh tưởng vào chính mình và khọng bao giờ gục ngã . Em hi vọng trong 1 ngày không xa chị sẽ hoàn thành được mơ ước làm kĩ sư của chị

12 tháng 12 2016

Dàn ý:

1.Mở bài:

– Trong cuộc sống quanh ta có rất nhiều gương sáng học sinh nghèo vượt khó học giỏi

– Những gương sáng ấy tiêu biểu cho ý chí và nghị lực vươn lên số phận.

2.Thân bài:

+ Trần Bình Gấm,học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong,tp HCM:

– gia đình nghèo,ba đạp xích lô, mẹ bán khoai luộc, bắp luộc…kiếm tiền nuôi các con ăn học.

– Ba bị bệnh mất,chị Gấm vừa đi học vừa bán vé số,bán khoai luộc…giúp mẹ.

– Chị vẫn học rất giỏi,tốt nghiệp phổ thông chị đổ ba trường ĐH,chị chọn ĐH Dược. Mơ ước của chị là trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho ng nghèo.

– Ước mơ đã thành hiện thực, chị Gấm nay đã là bác sĩ chuyên ngành Lão khoa.

+ Nguyễn Ngọc Hiếu, học sinh trường Phan Sào Nam, quận 3

– Cha mẹ đều mù, k có nhà, phải thuê một căn nhà nhỏ hẹp trong hẻm chợ Bàn cờ

– Hiếu giúp cha mẹ làm chổi, bàn chải… gửi các quầy tạp hóa nhờ bán giúp. Tranh thủ ra chợ xách nc thuê và bốc hàng hóa để kíêm thêm tiền mua sách vở.

– Một buổi đi học, một buổi đi làm rất vất vả, Hiếu vẫn học rất giỏi. Các gia đình hàng xóm thường lấy gương của Hiếu để dạy bảo các con.

– Quỹ khuyến học của phường cấp cho Hiếu một suất học bổng. Hiếu hứa sẽ k phụ lòng mong mỏi của cha mẹ và địa phương.

– Mơ ước của Hiếu là trở thành 1 nhà báo chuyên viết về các vấn đề của ng nghèo trong xã hội.

+ Khâm phục trước nghị lực vượt khó cùng khát vọng vươn lên của các anh chị ấy.

+ Nhận thấy bản thân cần phải cố gắng hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.

3.Kết bài:

+ Dân tộc ta vốn có truyền thống híêu học và những tấm gương trên là tiêu biểu.Dù hòan cảnh khó khăn nhưng họ vẫn k nản lòng.

+ Mỗi ng cần nhìn lại bản thân để xem mình có xứng đáng hay chap cũng như tìm cách khắc phục khuyết điểm để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ

Bài làm:

Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh. Không ít gương sáng của tuổi thiếu niên, thanh niên nghèo mà hiếu học và học giỏi. Có những người được ca ngợi trên báo chí, được cả nước biết đến, nhưng cũng có những người âm thầm vật lộn với cuộc sống đói nghèo để nuôi dưỡng và thực hiện bằng được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình. Sau đây, em xin giới thiệu về hai tấm gương học sinh nghèo học giỏi mà em biết.

Nhắc đến cái tên Trần Bình Gấm, “cô bé bán khoai đậu ba trường đại học” chắc nhiều người còn nhớ vì cách đây vài năm, báo chí đã viết nhiều về chị. Chị Gấm là con gái lớn trong một gia đình lao động nghèo. Ba chị làm nghề đạp xích lô. Mẹ chị bán khoai luộc, bắp luộc… mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn. Số tiền ít ỏi đó chi dùng cho một gia đình năm sáu miệng ăn. Không có nhà riêng, ba mẹ chị phải ở nhờ nhà bà ngoại ven kênh Nhiêu Lộc. Dưới chị là mấy đứa em còn nhỏ.
Thương ba mẹ, chị Gấm sớm biết lo toan. Nửa ngày đi học, nửa ngày đi bán vé số. Có những bữa gặp trời mưa, xấp vé số bán hoài không hết, chị vẫn lầm lũi ghé vào từng quán, năn nỉ khách mua giùm. Tấm thân gầy run rẩy trong lần áo ướt. Nhìn cô gái gầy guộc, xanh xao, mắt lại bị cận thị nặng, không ai ngờ đó là con người có ý chí và nghị lực phi thường.

Rồi ba chị mất vì lao lực. Gánh nặng mưu sinh dồn cả lên đôi vai của mẹ. Chị Gấm thương mẹ lắm nên tìm mọi cách để san sẻ với mẹ gánh nặng ấy. Tan học là chị về nhà ngay, bưng rổ khoai luộc đi bán rong khắp các con hẻm nhỏ. Khách mua khoai phần lớn là những người lao động nghèo quanh khu ga xe lửa.

Có điều lạ là nghèo khổ như vậy mà chị Gấm vẫn học rất giỏi, nhất là các môn tự nhiên. Cái tin chị Gấm thi đậu liền ba trường đại học không chỉ làm chấn động xóm nghèo mà còn chấn động thành phố và cả nước. Rất nhiều người xúc động, khâm phục trước tấm gương vượt khó của chị Gấm và lấy chị làm gương để dạy dỗ, động viên con cái. Chị Gấm đã chọn vào trường Đại học Y Dược để thỏa mãn ước mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Hiện giờ, chị đã tốt nghiệp và là bác sĩ chuyên ngành Lão khoa.

Tấm gương thứ hai là bạn Nguyễn Ngọc Hiếu, cùng độ tuổi với em. Hiếu là học sinh lớp 9 trường Phan Sào Nam. Hoàn cảnh gia đình Hiếu vô cùng khó khăn. Cha mẹ đều mù lòa, phải kiếm sống qua ngày bằng nghề làm chổi và bàn chải. Hiếu vừa học vừa giúp đỡ cha mẹ. Là con trai, lại là con một nên mọi công việc lớn nhỏ trong nhà, Hiếu phải cáng đáng cả.

Ngày ngày, Hiếu đem chổi và bàn chải gửi các sạp tạp hóa nhờ bán hộ rồi tranh thủ đi xách nước thuê cho các bà, các chị hàng cá, hàng rau. Số tiền dành dụm được, Hiếu đưa cho mẹ phần lớn, phần còn lại để mua sách vở. Quanh năm, Hiếu chỉ mặc một bộ quần áo cũ sờn và đi đôi dép đã khâu lại quai đến mấy lần.

Căn phòng thuê chỉ hơn hai chục mét vuông trong con hẻm nhỏ gần chợ Bàn Cờ luôn gọn gàng, ngăn nắp nhờ tay Hiếu. Tuy chật chội nhưng Hiếu vẫn dành một góc nhỏ cho mình để học bài, làm bài. Sức học của Hiếu, nhiều bạn học trong lớp phải nể. Suốt mấy năm liền, Hiếu đều đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc.

Quỹ dành cho học sinh nghèo hiếu học ở phường em đã cấp cho Hiếu một suất học bổng. Hiếu hứa sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để không phụ lòng tin của cha mẹ và bà con lối xóm. Ước mơ cháy bỏng của bạn ấy là sau này trở thành một phóng viên. Hiếu sẽ viết về cuộc sống của tầng lớp dân nghèo cùng với những nguyện vọng thiết tha của họ.

Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều gương sáng học sinh nghèo học giỏi của cả nước. Hiện nay, không ít bạn con nhà giàu sang, khá giả, đầy đủ mọi điều kiện nhưng lại không chịu nghiêm túc học hành, thường tụ tập rủ rê nhau ăn chơi, quậy phá gia đình, xã hội. Nhìn vào những gương sáng như chị Gấm, như bạn Hiếu hoặc một số bạn là nạn nhân của chất độc màu da cam mà vẫn kiên trì phấn đấu để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận, họ sẽ nghĩ gì?! Riêng em, em thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Em học được từ những gương sáng ấy rất nhiều điều bổ ích và điều thấm thía nhất là: Kiên trì, nhẫn nại sẽ dẫn đến thành công trên đường đời.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

18 tháng 12 2017

chưa xác định được thể loại và phương thức biểu đạt chính

18 tháng 2 2023

Cố nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký: Bị liệt tay => Dùng chân tập viết và thành Nhà giáo ưu tú

Trong cuộc sống, có rất nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn luôn biết vươn lên phấn đấu không ngừng được nhiều người ngưỡng mộ. Em đã từng nghe và đọc nhiều trên sách báo về tấm gương vượt khó trong học tập. Và mới đây, được tận mắt thấy mắt chứng kiến một tấm gương như thế em mới thấy càng thấy trân trọng và khâm phục người bạn ấy.

>> Xem thêm: Giải thích câu nói của Lê Nin học học nữa học mãi

Minh là một người bạn cùng lớp của em. Đầu năm học năm lớp bốn, bạn được chuyển vào lớp. Khi vừa bước vào và được cô giới thiệu, cả lớp em đã ồ lên xôn xao về bạn. Qua lời kể của cô thì cả lớp biết được bạn ở trong miền Nam mới chuyển ra Bắc học tập và sinh sống. Minh tuy cùng tuổi với chúng em nhưng bạn nhỏ con lắm, bạn có nước da ngăm ngăm, gương mặt hiền lành và nụ cười như tỏa nắng. Điều đáng buồn là từ khi sinh ra Minh đã không có tay trái, bạn chỉ có một cánh tay phải duy nhất mà thôi.

Từ khi trở thành một thành viên trong lớp, nhóm bạn cá biệt trong lớp thường hay chế giễu Minh vì chỉ có một tay, có bạn còn ác khẩu hơn khi nói Minh là dị nhân rồi hả hê cười vui sướng. Những lúc như vậy, em thấy bạn cúi gằm xuống bàn, đôi mắt buồn trĩu xuống thật tội nghiệp. Mặc dù thế, Minh không hề đôi co với các bạn xấu trong lớp vì giữ đoàn kết lớp học, bạn vẫn luôn hăng hái phát biểu trong giờ học xây dựng bài. Lần nào kiểm tra Minh cũng có số điểm cao gần nhất lớp.

Một ngày nọ không thấy Minh đi học, cô giáo gọi điện cho mẹ của Minh thì biết rằng mẹ Minh bị ốm, Minh nghỉ học để phụ mẹ bán trà đá vỉa hè. Cô giáo và các bạn đến thăm thì thấy Minh ngồi vỉa hè với gánh nước, nhiệt tình mời khách rồi nhanh tay dọn bàn ghế mỗi lân khách đứng dậy. Nhìn thấy cô và các bạn, Minh ngại ngùng quay mặt đi, còn cô thì ôm lấy Minh không nói được điều gì. Sau ngày hôm đó chúng em cùng cô đến thăm nơi Minh ở thì được biết bạn sống trong một căn phòng trọ thuê chật hẹp. Cô giáo đã xin nhà trường miễn học phí cho trường hợp khó khăn của bạn và giúp đỡ mẹ Minh.

Mẹ bạn khỏi ốm, Minh quay lại trường học với niềm vui và phấn khởi khi biết được miễn học phí. Minh vẫn hăng say học tập và chấp hành tốt mọi nội quy trường lớp. Bạn vươn lên học tốt và có số điểm cao nhất lớp, không những thế còn đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố. Cuối năm học Minh được nhà trường tặng danh hiệu học sinh nghèo vượt khó.

Em rất yêu mến và khâm phục nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập của Minh. Bạn chính là một tấm gương sáng để em noi theo

26 tháng 9 2019

Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh - Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.

Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: "Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy."

Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,...

Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: "Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường".

Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trào thể thao,... . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.

Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.

Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: "Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp". Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: "Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều".

Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn."

Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

+ Lớp em có bạn Trang là một tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên học tập. 

+ Hoàn cảnh khó khăn nhưng Trang vẫn luôn học tập chăm chỉ, trên lớp luôn lắng nghe thầy cô giảng bài. 

- Cách thức hỗ trợ: 

+ Lập hòm quyên góp cho bạn. 

+ Trao tặng quần áo, thực phẩm trong các dịp lễ tết, trao tặng học bổng.

Nguyễn Ngọc Ký

Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:- Em muốn hỏi gì cô phải không?Cậu bé khẽ nói:- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc. Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc KýNhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.  

3 tháng 1 2021

Dài vậy ba

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Học sinh xây dựng dàn ý thuyết minh về một tấm gương vượt khó thành công theo gợi ý đã nêu ra.

- Trường hợp khó khăn có thể ở trường học hay gia đình, học sinh chú ý quan sát và lập dàn ý bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoàn cảnh của người gặp khó khăn.