(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Hồi lên sáu, tôi có nhìn thấy một lần, một bức tranh tuyệt đẹp, trong một cuốn sách về Rừng Hoang nhan đề: "Những câu chuyện có sống qua". Bức tranh vẽ hình một con trăn đang nuốt một con thú dữ. Đây là bản sao của bức vẽ.
Trong sách, người ta nói: "Loài trăn nuốt chửng cả con mồi, không nhai. Sau chúng chẳng nhúc nhích gì được nữa và ngủ sáu tháng liền để tiêu hóa con mồi.".
Từ đó, tôi hay nghĩ đến các chuyện xảy ra trong rừng rậm, và đến lượt tôi, với một cây bút chì màu, tối vẽ được hình vẽ đầu tiên của tôi. Hình vẽ số một của tôi. Nó như thế này:
Tôi đưa cho các người lớn xem kiệt tác của tôi và hỏi họ bức vẽ của tôi có làm cho họ sợ không.
Họ trả lời: "Sao một cái mũ lại làm cho sợ được?".
Bức tranh của tôi đâu có vẽ một chiếc mũ. Nó vẽ một con trăn đang tiêu hóa một con voi. Thế là tôi vẽ lại bên trong bụng trăn, để cho các người lớn có thể hiểu được. Đối với người lớn, bao giờ cũng phải giảng. Bức vẽ số hai của tôi thế này:
Các người lớn khuyên tôi hãy để qua một bên các bức vẽ trăn nhìn bên ngoài hay bổ đôi kia đi, và hãy để tâm vào môn địa, môn sử, môn toán và môn ngữ pháp. Như vậy đó mà vào tuổi lên sáu, tôi đã bỏ một cuộc đời họa sĩ tuyệt diệu.
Tôi thất vọng vì bức vẽ số một và bức vẽ số hai của tôi không thành công. Các người lớn không bao giờ tự mình hiểu được điều gì, và trẻ con lúc nào, lúc nào cũng phải giảng giải cho các ông, đến nhọc!
Thế là tôi phải chọn một nghề khác, và tôi học lái máy bay. Trên thế giới, đâu tôi cũng từng có bay một tí. Và môn địa lí, đúng thế, có giúp cho tôi nhiều, chỉ nhìn qua, tôi biết nhận ra đây là Trung Quốc chứ không phải vùng Arizona. Cái đó cần lắm, nếu ban đêm ta bị lạc.
Như vậy đấy, trong cuộc đời tôi, tôi có hàng đống những cuộc gặp gỡ với khối người quan trọng. Tôi đã sống nhiều ở nhà những người lớn. Tôi đã nhìn thấy họ rất gần. Việc này vẫn chẳng làm tôi đánh giá họ khá hơn bao nhiều.
Khi gặp một người lớn có vẻ hơi sáng suốt một chút, tôi liền đem bức vẽ số một mà tôi vẫn giữ, để thử ông ta, ông ta trả lời hoài: "Đây là một cái mũ.". Thế là tôi chẳng thèm nói với ông ta về rắn trăn, rừng hoang hay trăng sao gì nữa. Tôi tự hạ ngang tầm ông ta. Tôi nói với ông ta về bài bạc, về đấu bóng, về chính trị và về cà vạt. Thế là người lớn rất lấy làm bằng lòng được gặp một người biết điều như tôi.
(Trích tiểu thuyết Hoàng tử bé, Saint Exupéry)
Câu 1. Xác định ngôi kể trong văn bản trên.
Câu 2. Kiệt tác của cậu bé trong văn bản là gì?
Câu 3. Theo em, vì sao người lớn lại bảo cậu bé hãy chú trọng học những môn văn hóa thay vì khuyến khích cậu bé vẽ thật nhiều?
Câu 4. Những người lớn trong văn bản trên được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về những nhân vật ấy?
Câu 5. Qua văn bản, em rút ra được những bài học gì cho bản thân?
Câu 1. Ngôi kể trong văn bản trên: Ngôi thứ nhất. Câu 2. Kiệt tác của cậu bé trong văn bản là: Bức vẽ số một – hình vẽ một con trăn đang nuốt chửng và tiêu hóa một con voi (bên ngoài trông giống một cái mũ). Câu 3. Người lớn bảo cậu bé hãy chú trọng học các môn văn hóa thay vì khuyến khích vẽ vì: Người lớn thường thực dụng, chỉ coi trọng những kiến thức "hữu ích" trong học tập và công việc. Họ không có khả năng nhìn nhận sáng tạo, tưởng tượng, và không hiểu được ý nghĩa sâu xa trong bức vẽ của cậu bé. Câu 4. Người lớn được miêu tả: Thực tế, thực dụng, thiếu sáng tạo và không hiểu được tâm hồn của trẻ con. Họ thường đánh giá mọi thứ qua vẻ bề ngoài và áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ em. Nhận xét: Những người lớn trong văn bản đại diện cho cách tư duy khô khan, hạn chế trí tưởng tượng và sự sáng tạo, khiến trẻ con dễ cảm thấy thất vọng hoặc bị ép buộc theo những lối mòn. Câu 5. Bài học rút ra: Hãy giữ gìn trí tưởng tượng và sự sáng tạo của bản thân, không để ý kiến của người khác làm mất đi niềm đam mê. Trẻ em cần được khuyến khích và tôn trọng những ý tưởng của mình, thay vì áp đặt hay phủ nhận. Quan trọng hơn, chúng ta cần học cách nhìn sâu vào vấn đề, không chỉ đánh giá mọi thứ qua vẻ bề ngoài.