K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHT Số 2: Dựa vào nội dung SGK trang 25,26; Bảng 2.7; H2.3… Tìm hiểu về xu hướng đô thị hóa ở các nước phát triển. Giải thích vì sao mức độ đô thị hóa có sự khác nhau giữa các khu vực và các nước: Mức độ đô thị hóa khác nhau giữa các khu vực và các nước do sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm: 1. Trình độ phát triển kinh tế: • Các nước phát triển: Nền kinh tế công nghiệp...
Đọc tiếp

PHT Số 2: Dựa vào nội dung SGK trang 25,26; Bảng 2.7; H2.3… Tìm hiểu về xu hướng đô thị hóa ở các nước phát triển. Giải thích vì sao mức độ đô thị hóa có sự khác nhau giữa các khu vực và các nước: Mức độ đô thị hóa khác nhau giữa các khu vực và các nước do sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm: 1. Trình độ phát triển kinh tế: • Các nước phát triển: Nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, tạo nhiều việc làm và điều kiện sống tốt, thu hút dân cư đến các đô thị. • Các nước đang phát triển: Chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thiếu đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ, dẫn đến tốc độ đô thị hóa thấp. 2. Quá trình công nghiệp hóa: • Ở các nước phát triển, công nghiệp hóa diễn ra sớm, thúc đẩy đô thị hóa đồng bộ. • Ở các nước đang phát triển, công nghiệp hóa còn chậm, khiến đô thị hóa không bền vững và thiếu đồng bộ. 3. Lịch sử và văn hóa: • Những khu vực có lịch sử đô thị hóa lâu đời (châu Âu, Bắc Mỹ) có hệ thống đô thị phát triển. • Ở những khu vực mà nông nghiệp truyền thống chiếm ưu thế (châu Phi, Nam Á), đô thị hóa diễn ra muộn hơn. 4. Chính sách phát triển đô thị: • Một số nước có chính sách quy hoạch và phát triển đô thị hiệu quả (như Trung Quốc với các đô thị vệ tinh). • Các nước thiếu quy hoạch, hạ tầng yếu kém (nhiều nước châu Phi) khiến đô thị hóa không phát triển đồng đều. 5. Điều kiện tự nhiên: • Những khu vực có địa hình thuận lợi như đồng bằng và ven biển dễ thu hút đô thị hóa (Đông Á, Tây Âu). • Khu vực có điều kiện khắc nghiệt (núi cao, sa mạc, rừng rậm) hạn chế sự phát triển đô thị. 6. Tốc độ gia tăng dân số: • Ở các nước phát triển, tốc độ tăng dân số chậm nhưng nhập cư làm gia tăng dân số đô thị. • Ở các nước đang phát triển, dân số tăng nhanh nhưng thiếu việc làm và hạ tầng, khiến đô thị hóa không bền vững. 7. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa: • Những khu vực kết nối chặt chẽ với kinh tế toàn cầu (như Đông Nam Á, Đông Á) có đô thị hóa phát triển mạnh mẽ. • Các khu vực ít tiếp cận với toàn cầu hóa (một số khu vực châu Phi) đô thị hóa còn yếu kém.

0
14 tháng 12 2021

A

2 tháng 9 2016

C1: Châu Á

C2: Tokyo (Nhật Bản); Seoul (Hàn Quốc); Delhi (Ấn Độ); Mumbai (Ấn Độ); Malina (Philipines); Thượng Hải (Trung Quốc); Osaka (Nhật Bản); Kolkata (Ấn Độ); Karachi (Pakistan); Jakatra (Indonexia); Bắc Kinh (Trung Quốc); Dhaka (Bangladesh); Tehran (Iran)

C3 + C4:

Tiêu chíQuần cư nông thônQuần cư đô thị
Hoạt động kinh tế chủ yếusan xuất nông-lâm-ngư nghiệpcông nghiệp và dịch vụ
Mật độ dân sốmật độ thường thấp, dân cư phân tánmật độ cao, dân cư tập trung
Cảnh quanlàng mạc, thôn xóm, đồng ruộng, nương rẫy,...phố phường, xe cộ nhộn nhịp, nhiều công trình kiến trúc hiện đại
Lối sốngmang lối sống truyền thống với nhiều phong tục tập quánmang lối sống hiện đại, tác phong công nghiệp

 

 

 

bn đăng từng câu thôi

mk bik làm mà nhìn nhìu quá]  >> mệtoho

21 tháng 10 2017

Khác nhau:

-Số lượng dân số

-Sự sắp xếp các tầng không gian đô thị

-Quy mô diện tích

-Tình trạng ô nhiễm môi trường

30 tháng 10 2017

mk chọn câu trả lời của bn vì mk cảm thấy đúng hihihihahaΩ

1 tháng 3 2021

TK:

Sự Giống nhau :

- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)

- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.

Sự Khác nhau :

- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.

- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

- Bắc Mĩ: đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, kinh tế phát triển - Nam Mĩ: dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa nhưng kinh tế còn chậm phát triển nên dẫn đến những hậu quá nghiêm trọng 

1 tháng 3 2021

So sánh điểm giống và khác nhau của quá trình đô thị hóa ở trung và nam mĩ so với bắc mĩ?

Sự Giống nhau :

- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)

- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.

Sự Khác nhau :

- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.

- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

- Bắc Mĩ: đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, kinh tế phát triển - Nam Mĩ: dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa nhưng kinh tế còn chậm phát triển nên dẫn đến những hậu quá nghiêm trọng 

 

11 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

- Quần cư thành thị: nhà cửa tập trung với mật độ cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

- Quần cư nông thôn: dân sống tập trung thành làng, bản. Các làng, bản thường phân tán, gắn với đất canh tác. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

11 tháng 11 2021

Quần cư nông thôn phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành nông nghiệp lâm nghiệp hay ngư nghiệp. Trong khi ở quần cư đô thị, các hoạt động kinh tế chủ yếu ở sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Nếu như ở quần cư nông thôn có dân cư thưa thớt, các làng xóm sống phân tán. Trong khi đó, quần cư đô thị lại có nhà cửa, phố xá đông đúc, tập trung dân số với mật độ cao.

Đời sống kinh tế của vùng nông thôn còn nhiều hạn chế do kinh tế còn chưa phát triển, nghèo nàn. Ở các vùng thành thị, kinh tế phát triển nhộn nhịp hơn, đời sống kinh tế nâng cao. Ở đây là nơi tập trung của những “người giàu”.

Lối sống nông thôn và lối sống đô thị cũng có những điểm khác biệt. Trong khi ở nông thôn, người ta thường sống giản dị, tiết kiệm thì ở thành thị, con người có thể sống, tiêu xài thoải mái hơn.

Trên thế giới hiện nay, tỉ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm dần.

tick mk nha

18 tháng 10 2019

Bài làm

- Đô thị hóa tự phát:

+ Thiếu chỗ ở,thiếu tiện nghi sinh hoạt

+ Dễ bị dịch bệnh

+ Nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội

+ Môi trường bị ô nhiễm

- Đô thị hóa có kế hoạch:

+ Cuộc sống của người dân ổn định

+ Có đủ tiện nghi

+ Môi trường đô thị sạch đẹp

# Học tốt #

Câu 7.Sự khác nhau giữa đô thị hóa đới ôn hòa và đới nóng là:   A.Tình trạng ô nhiễm môi trường    B.Đô thị hóa có kế hoạch   C.Quy mô, diện tích                         D.Số lượng dân số.Câu 8.Trên thế giới, khu vực có khí hậu hoang mạc phân bố chủ yếu ở:   A. Ven biển                                       B. Sâu trong nội địa   C.Dọc...
Đọc tiếp

Câu 7.Sự khác nhau giữa đô thị hóa đới ôn hòa và đới nóng là:

   A.Tình trạng ô nhiễm môi trường    B.Đô thị hóa có kế hoạch

   C.Quy mô, diện tích                         D.Số lượng dân số.

Câu 8.Trên thế giới, khu vực có khí hậu hoang mạc phân bố chủ yếu ở:

   A. Ven biển                                       B. Sâu trong nội địa

   C.Dọc hai bên đường chí tuyến        D.Câu B+ C đúng

Câu 9.Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo:

            A- Vĩ độ               C- Gần hay xa biển

         B- Độ cao và hướng của sườn núi     D- Gần cực hay gần chí tuyến.

Câu 10.  Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở:

      A- Vùng núi cao trên 3000m                   B- Sườn núi cao

   C- Vùng núi thấp khí hậu mát mẻ        D- Vùng đồng bằng ven sông, ven biển.

0
3 tháng 12 2018

Đáp án B

- Đại diện cho xu hướng bao động là Phan Bội Châu chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam => Kẻ thù trước mắt là Pháp.

- Đại diện cho xu hướng cải cách là Phan Châu Trinh chủ trương: dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập = > Kẻ thù trước mắt là phong kiến.

=> Hai xu hướng này có sự khác nhau về xác định kẻ thù trước mắt, là hạn chế chung của phong trào yêu nước Việt Nam ở đầu thế kỉ XX khi không xác định được đẩy đủ kẻ thù của dân tộc.