K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2024

Người Huế nổi tiếng với sự kết hợp hài hòa giữa cay nồng, chua ngọt, mặn và thơm. Một ví dụ điển hình là cơm hến, món ăn truyền thống của Huế. Cơm hến được làm từ hến (cua), cơm và các loại rau thơm, được nấu chín trong nước dùng đậm đà, thơm ngon với gia vị như tiêu, đường, nước mắm, hạt nêm và một chút hành tây.

Cơm hến không chỉ ngon mà còn mang đậm nét văn hóa, phong tục của người Huế. Món ăn này thường được dùng trong các dịp lễ hội, tết Nguyên đán, hoặc những dịp đặc biệt khác.

VN
vh ng
CTVHS
19 tháng 12 2024

Trong câu chuyện "Cơm Hến", khẩu vị của người Huế được thể hiện qua các chi tiết mô tả về món ăn đặc trưng này. Dưới đây là một số chi tiết tiêu biểu phản ánh đặc điểm khẩu vị của người Huế:

  1. Hương vị đậm đà, cay nồng: Cơm hến không chỉ đơn giản là món ăn, mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa vị ngọt của hến, vị cay của ớt, vị chua của các loại gia vị. Sự kết hợp này thể hiện khẩu vị mạnh mẽ, đậm đà và ưa thích vị cay đặc trưng của người Huế.

  2. Sự kết hợp giữa các nguyên liệu tươi ngon: Món cơm hến được làm từ những nguyên liệu đơn giản nhưng luôn tươi mới như hến, rau sống, và các gia vị truyền thống. Điều này thể hiện sự yêu thích sự tươi ngon, thanh mát trong ẩm thực của người Huế.

  3. Sự phong phú và đa dạng: Người Huế thường kết hợp nhiều loại rau, gia vị, và các thành phần khác nhau trong cơm hến như hành, tiêu, ớt, dưa leo, rau răm. Khẩu vị của họ thể hiện sự thích thú với việc kết hợp nhiều hương vị, tạo nên sự đa dạng và phức tạp.

  4. Tính tinh tế trong cách chế biến: Các bước chế biến món cơm hến, từ việc nấu hến, nêm nếm gia vị cho đến cách bài trí món ăn, đều cho thấy sự tinh tế trong ẩm thực của người Huế. Họ chú trọng đến sự cân đối giữa các hương vị và độ tươi ngon của nguyên liệu.

17 tháng 11 2023

- Hình ảnh chị bán hàng: Hình ảnh chị bán hàng: hình ảnh người lao động nghèo nhưng không lam lũ mà vẫn có cái tươm tất, tề chỉnh, giữ cốt cách nền nã của người cố đô. Mặc dù món cơm hến chị bán rất rẻ nhưng bát cơm hến vẫn đủ vị mang đến cho người thưởng thức. 

- Lời nói, thái độ qua vị thứ 15 đầy tự hào và trân trọng ẩm thực của cố đô Huế. 

=> Thái độ của người Huế đối với đặc sản địa phương: vô cùng trân trọng, gìn giữ những gì tinh túy nhất của nét văn hóa cổ truyền đặc trưng chỉ có riêng Huế. Bên cạnh đó ta còn thấy được là sự tự hào về ẩm thức địa phương phong phú, đa dạng của người Huế.

23 tháng 10 2023

- Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế:

+ Ăn cơm hến phải nguội vì: trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi

+ Tính bảo thủ để bảo toàn di sản: món ăn đặc sản

23 tháng 10 2023

- Chi tiết cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân:

+ Nguyên liệu cơm hến bình dân: hến, bún tàu, rau sống

+ Gia vị: ớt, ruốc, bánh tráng, muối rang, đậu phụng, …

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 10 2023

Việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến có tác dụng tạo sắc thái đạc trưng, đậm đà bản sắc văn hóa địa phương xứ Huế.

13 tháng 10 2023

– Chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính: “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều”; “anh thành ngọn lửa”; “anh không về nữa/anh vẫn một mình”; “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh/ làn da sốt rét/ cái cười hiền lành”; “Anh ngồi lặng lẽ”; “anh ngồi rực rỡ”

– Qua đó chúng ta thấy đặc điểm của người lính:

+ Những người lính giản dị, mộc mạc, chất phác.

+ Không ngại gian khó, hi sinh quên mình.

+ Tinh thần lạc quan, yêu đời.

+ Đoàn kết yêu thương nhau.

BÀI VIẾT SỐ 5 - LỚP 10 Phần đọc-hiểu: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: Cơm hến Huế có một phong vị rất riêng, rất khó lẫn với các nơi khác và không biết từ bao giờ đã thâm nhập một cách sâu đậm vào khẩu vị và lòng người xứ Huế. Ăn cơm hến muốn đúng điệu phải ăn vào buổi sáng, lúc cơ thể có thể thưởng thức được tận cùng của chữ "ngon" sau một đêm...
Đọc tiếp

BÀI VIẾT SỐ 5 - LỚP 10
Phần đọc-hiểu: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Cơm hến Huế có một phong vị rất riêng, rất khó lẫn với các nơi khác và không biết từ bao giờ đã thâm nhập một cách sâu đậm vào khẩu vị và lòng người xứ Huế. Ăn cơm hến muốn đúng điệu phải ăn vào buổi sáng, lúc cơ thể có thể thưởng thức được tận cùng của chữ "ngon" sau một đêm dài. Buổi sáng tinh mơ khí trời lành lạnh, gánh cơm hến với nồi canh ngào ngạt toả hương quyện theo bước chân kĩu kịt của các mệ, các o rồi đậu xuống từng góc đường quen thuộc. Bưng bát cơm hến nóng ấm toả mùi thơm quyến rũ trên tay vừa nghe các mệ, các o nhỏ to tâm sự về cách chế biến món ăn này bằng cái giọng Huế ngọt ngào của mình, du khách sẽ có cảm giác như thể mình là người thân quen từ bao năm xa cách trở về dù rằng mới chỉ lần đầu "đến với Huế mộng mơ". Hến xúc ở dưới sông lên, luộc rồi tách cái (con hến) và nước hến thành hai món chính. Cơm trắng để nguội, đơm vào đọi (bát) rồi bày rau sống, bắp chuối, đậu phụng (lạc), mè (vừng) rang giã nhỏ bày lên trên. Một tô nước hến múc ra có màu lam đục, nhưng đã kịp đổi sang một màu đỏ gạch của ớt khi được chan vào bát cơm. Khách ăn có thể nêm thêm gia vị như mỡ, ruốc, muối rang, mè... và ăn kèm khế chua, rau sống, chuối sứ xắt nhỏ tuỳ theo khẩu vị của từng người. Lúc đó, các mùi vị hỗn hợp như ngọt, bùi, chát, chua, cay tưởng như xung khắc mà lại rất hữu ý với nhau sẽ cùng toả trên bát cơm hến làm cho người có cái "gu" ẩm thực dù kỹ tính đến mấy cũng phải hài lòng.
(Tham khỏa nguồn: vietbao.vn)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản thuyết minh nào không? Vì sao?
Câu 2: Xác định đối tượng, mục đích thuyết minh của đoạn trích?
Câu 3: Phân tích tính hấp dẫn của đoạn trích?
Phần làm văn: Anh/Chị hãy thuyết minh về một phong trào / hoạt động của trường (hoặc của lớp).

2
12 tháng 2 2019

Phần làm văn:

Trường học là nơi chúng ta được sống và học tập bên cạnh những người mà chúng ta yêu quý. Đó là thầy cô, là bè bạn, những mối quan hệ gắn bó và là khoảng thời gian đẹp nhất của mỗi người. Ở trường, chúng ta được tham gia các phong trào thi đua, nhưng có lẽ phong trào "Trồng cây xanh" là phong trào thiết thực nhất để thể hiện thái độ bảo vệ môi trường của các bạn học sinh.

Ai trồng cây
Người đó có tiếng hát
Trên vòm cây
Chim hót lời mê say
Ai trồng cây
Người đó có ngọn gió
Rung cành cây
Hoa lá đùa lay lay
Môi trường là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Bởi vì ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng nặng nề.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều những biện pháp thiết thực nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm và ngăn chặn các hậu quả xấu của ô nhiễm môi trường; trong đó con
người và hành động của con người chiếm vị trí cốt lõi.
Ở các trường học, ngoài những phong trào về thi đua học tốt, tri ân thầy cô, phát triển tài năng…vv…. thì những phong trào nhằm chung tay vì môi trường xanh
sạch đẹp cũng được phổ biến rộng rãi.
Phong trào nào cũng đi kèm vớisự thi đua và thành tích kết quả đạt được

Ngày hội trồng cây là một ngày vui vẻ và sôi nổi bởi tất cả các bạn đều được tham gia vào phong trào, các khối lớp thi đua về số lượng cây trồng và chất lượng
sau chăm sóc. Phong trào hứa hẹn một tương lai bạt ngàn màu xanh tươi mát, không khísẽ trong lành và cuộc sống của con người được tốt đẹp hơn.
Có thể thấy rằng chỉ bằng những biệc nhỏ bé nhưng phong trào đã xây dựng được niềm tin, sự hang say và ý thức trong mỗi học sinh, giáo viên và mọi người
xung quanh. Mỗi thành viên trong nhà trường đều cảm thấy hài lòng với thành quả đạt được trong hoạt động xanh hoá và từ đó càng yêu quý, giữ gìn tốt môi
trường lớp học và trường học của mình. Không gian xanh trong các trường học không chỉ tạo cảnh quan xanh – sạch -đẹp, thoáng mát, điều hòa không khí, mà
còn là nơi để cô giáo, học sinh thư giãn, nghỉ ngơisau những giờ dạy và học căng thẳng. Một sự thật hiển nhiên rằng chỉ có môi trường xanh sạch đẹp mới tạo
hứng thú, tâm lý thoải mái cho con người khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Để được công nhận là ngôi trường “Xanh – Sạch – Đẹp” thì điều kiện cần và đủ
là nhà trường bảo đảm được độ an toàn về vệ sinh và là một nơi học tập tốt cho học sinh. Chính vì thế, ngày càng có nhiều trường quan tâm đến việc xây dựng
trường với không gian xanh bằng việc phát động thường xuyên các phong trào hữu ích như thế. Chúng ta tin rằng trong một tương lai không xa, nơi nào chúng ta
đến cũng sẽ là một màu xanh được phủ kín, lá phổi của nhân loại ngày càng được tô đậm và lan rộng ra thay vìsự ô nhiễm hiện có. Có thể nói những hoạt động
như trồng cây xanh, xu dọn rác thải… đã và đang góp phần đẩy mạnh thực hiện xây dựng cốt lõi “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực ” để học sinh luôn
cảm thấy mình được sống có ý nghĩa,“mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Có được kết quả từ phong trào trên là do sự hưởng ứng, đồng tình tích cực từ
học sinh, hội đồng nhà trường và sự giúp sức của hội cha mẹ học sinh, của đoàn xã.
Tóm lại phong trào “Trồng cây xanh” là một trong những hoạt động tích cực mà các trường học hưởng ứng, thi đua. Phong trào không chỉ mang giá trị thực tế
là trồng được nhiều cây xanh, tạo không gian thoáng mát trong lành; mà nó còn là một bài học bổ ích về sự giáo dục học sinh biết yêu thương và bảo vệ môi
trường sống.

12 tháng 2 2019

mình làm bài này rùi ,cô giáo mình chấm 7,75 nhé!!

Hằng tuần, trường… luôn dành thời gian cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tổ chức nhiều hình thức học tập về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như kể các câu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, hát ca ngợi Bác, thi tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức sinh hoạt theo các chủ đề: “Tuổi trẻ của Bác Hồ”, “Thời niên thiếu của Bác Hồ”, “Mỗi tuần một câu chuyện”.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ là một trong ba hoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành cuả giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục cuả nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách cuả học sinh: biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện con ngừơi . Có thể nói khái quát hơn việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho học sinh các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kếhoạch có nội dung và phương pháp nhất định. Biến các nhu cầu khách quan cuả xã hội thành những nhu cầu cuả bản thân học sinh.

Vì thế, hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm , năng lực nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần học sinh. Do vậy , cần thiết phải kết hợp việc sinh hoạt cuối tuần với việc rèn luyện kĩ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất cuả sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho các học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện cuả học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá… các hoạt động bảo vệ thiên nhiện, môi trường, các hoạt động lao động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lưá tuổi học sinh .

Qua phân tích trên cho thấy tầm quan trọng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: góp phần rất lớn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục đích học tập cuả nhà trường nói riêng.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự nối tiếp hoạt động dạy - học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, thực hành, góp phần giáo dục học sinh toàn diện về đức - trí - thể - mỹ. Thực chất, xứng đáng với niềm tin yêu, tự hào của bao lớp cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh cũng như phụ huynh học sinh dưới mái trường này.

Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường hiện nay không ngoài mục đích đạt được những điều quan điểm giáo dục cuả Đảng đã đề ra mà từng cán bộ quản lý , nhất là Hiệu trưởng cần có nhận thức đầy đủ đúng mức tầm quan trọng của nó trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nhà trường , nhiệm vụ dạy và học mới có thể khắc phục các khó khăn và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả .

Có thể nói, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục của nhà trường Trung học phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học trên lớp. Hoạt động là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, của trường... trong nhiều năm học vừa qua đã góp phần quan trọng vào chất lượng giáo dục của nhà trường.

23 tháng 10 2023

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn 

Tác giả còn bàn tới những điều xung quanh món cơm hến:

+ Trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa quan trọng để bảo toàn di sản

+ Món ăn đặc sản cũng giống như di tích văn hóa, mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

10 tháng 6 2018

nỗi tiếng: viết sai

Sửa lại : nổi tiếng

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 12 2018

* Ý nghĩa chi tiết tiếng đàn

- Tiếng đàn vừa thể hiện tài năng, vừa nói lên nỗi lòng của Thạch Sanh khi bị giam trong ngục.

- Tiếng đàn cũng giúp công chúa khỏi bị câm, giúp Thạch Sanh giải được nỗi oan uổng.

- Tiếng đàn còn có giá trị biểu tượng, giống như tiếng đàn của vua Nghiêu vua Thuấn trong điển tích. Tiếng đàn là ước mơ của nhân dân tự ngàn đời về một đất nước thái bình thịnh trị. Tiếng đàn Thạch Sanh có sức mạnh cảm hóa quân thù, đẩy lùi được cuộc binh đao, tránh hi sinh xương máu của nhân dân vào cuộc chiến tranh phi nghĩa.

* Chi tiết niêu cơm thần có ý nghĩa:

- Niêu cơm bé tí nhưng ăn mãi lại đầy khiến cả 18 nước chư hầu đều thán phục và bỏ giáp xin hàng.

- Niêu cơm là ước mơ của nhân dân về cuộc sống no ấm, đủ đầy, đất nước không đói nghèo, loạn lạc.

8 tháng 10 2017

Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

8 tháng 10 2017
  • Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
  • Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.