Viêt số 100 thành tổng các số nguyên liên tiếp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.



a)1+3+5+7+9+11+13+15+17+19=100
b)9+10+11+12+13+14+15+16=100
chúc bạn học giỏi

Giả sử \(100\)viết được thành tổng của \(k\)số tự nhiên liên tiếp, số hạng đầu tiên là \(n+1\).
Ta có: \(100=\left(n+1\right)+\left(n+2\right)+...+\left(n+k\right)\)
\(100=kn+\frac{k\left(k+1\right)}{2}\)
\(200=k\left(2n+k+1\right)\)
Suy ra \(k,2n+k+1\)đều là ước của \(200\).
Ta có \(200=2^3.5^2\), \(k< 2n+k+1\), \(k\)và \(2n+k+1\)khác tính chẵn lẻ nên ta có bảng sau:
k | 1 | 5 | 8 |
2n+k+1 | 200 | 40 | 25 |
n | 99 | 17 | 8 |
Vậy ta có các cách biểu diễn số \(100\)thành tổng các số tự nhiên liên tiếp như sau:
- \(100=100\).
- \(100=18+19+20+21+22\).
- \(100=9+10+11+12+13+14+15+16\).
giả sử k là số tự nhiên liên tiếp n+1,n+2,...n+k . n,k lớn hơn hoặc bằng 2 cố tổng bằng 100
ta có (n+1)+(n+2).k/2=100
=>(2n+k+1).k=200
nhận xét 2n+k+1>k;(2n+k +1)-k=2n+1 là một số lẻ
từ đó ta có các trường hợp
k=5=>n=17,k=8=>n=8


Hai số lẻ liên tiếp đó là:
49+51=100
Vì đó là 2 số lẻ liên tiếp
Giả sử số 100 được viết thành \(k\) số lẻ liên tiếp, vì tổng của \(k\) số lẻ là 100 (số chẵn) nên k phải là số chẵn và \(k\)≥2.
Gọi số hạng đầu tiên của dãy là n (n là số tự nhiên lẻ). Khi đó:
100=n+(n+2)+…+(n+2(k−1))
100=nk+(2+4+…+2(k−1))
100=nk+2(1+2+…+(k−1))
100=nk+2(k−1+12(k−1))
100=nk+k(k−1)
100=k(n+k−1)
Từ đây suy ra k là ước của 100.
Vì k là số chẵn nên k có thể nhận các giá trị: 2;4;10;20;50
∙ k=2. Ta có: 100=2(n+2−1). Do đó n=49, thỏa mãn.
Vậy 100=49+51.
∙ k=4. Ta có: 100=4(n+4−1). Do đó n=22, loại vì n là số lẻ.
∙ k=10. Ta có: 100=10(n+10−1). Do đó n=1, thỏa mãn.
Vậy 100=1+3+5+7+9+11+13+15+17+19.
∙ k=20. Ta có: 100=20(n+20−1). Do đó n=−14, loại.
∙ k=50. Ta có: 100=50(n+50−1). Do đó n=−47, loại.
Kết luận: Có hai cách viết thỏa mãn đó là:
100=49+51=1+3+5+7+9+11+13+15+17+19.
