K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2022

Tham khảo:

Ở Nguyễn Tất Thành, ý chí và nghị lực được hình thành, phát triển trong môi trường sống và điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của đất nước, từ những tố chất cá nhân của Người và thừa hưởng từ cha mẹ, gia đình, quê hương. Người sinh ra và lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân bị lầm than đói khổ. Quê hương Người là Nghệ An, vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước với những tên tuổi lớn như: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu… Người xuất thân trong một gia đình nhà Nho nền nếp, mang những nét đặc trưng của xã hội Việt Nam thời phong kiến. Cha của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc đã đỗ Phó bảng trong kỳ thi Hội năm 1901 nhưng nhiều năm liền trì hoãn việc làm quan bởi với ông: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (nghĩa là: Làm quan là nô lệ trong đám nô lệ, lại càng nô lệ hơn). Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ Việt Nam điển hình, làm nghề nông và dệt vải, tần tảo nuôi chồng con ăn học. Được nuôi dưỡng bởi những truyền thống tốt đẹp của quê hương xứ Nghệ; của ý chí học tập và sự kiên nhẫn của người cha, của tâm hồn và tình cảm của người mẹ hiền, Nguyễn Tất Thành và anh chị em của mình ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã biết nói những điều hay, làm những việc tốt, giàu lòng vị tha, nhân ái, chan hòa trong nghĩa cử đồng bào.

Bản thân Người, ngay từ thuở nhỏ đã có tố chất thông minh, ham học hỏi và thích khám phá những điều mới lạ. Được cha gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo có tư tưởng yêu nước tiến bộ, Nguyễn Tất Thành dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt, bế tắc của các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan. Lớn lên, càng tiếp cận với nền văn minh Pháp qua sách vở học ở nhà trường, Nguyễn Tất Thành càng muốn tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của Tây Âu. Những điều thầy dạy ở trường khác xa với cuộc sống, với thân phận của người dân mà Người phải chứng kiến hằng ngày. Rồi thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi Người tự xác định mục đích cho hành động và định hướng hoạt động của mình: Rời Tổ quốc, sang phương Tây tìm đường cứu nước, cứu dân. Như chính Người đã xác nhận trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Nga Osip Mandelstam năm 1923: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy… Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”(1).

Ý chí và nghị lực của Nguyễn Tất Thành còn thể hiện sâu sắc ở sự khắc phục những khó khăn, gian khổ, không chỉ vượt qua khó khăn, gian khổ mà còn vượt qua cả những cám dỗ để vững vàng, kiên định với lý tưởng, mục đích của mình. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, những năm còn nhỏ Nguyễn Tất Thành đã trải qua cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. Và nỗi đau mất mát lớn nhất đầu tiên tác động đến tình cảm, ý chí và nghị lực trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành là vào năm 1900. Mới 11 tuổi Người đã mất mẹ và em trai nhỏ, phải thay cha, thay anh chị, nhờ sự giúp đỡ của bà con hàng xóm ở Huế để lo tang cho mẹ. Hoàn cảnh khó khăn cùng với nỗi đau và sự mất mát đã tiếp thêm cho Nguyễn Tất Thành ý chí và nghị lực để vượt qua những thử thách, gian khổ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Người sau này.

Thời điểm đầu thế kỷ XX, với Nguyễn Tất Thành và phần đông người Việt Nam lúc bấy giờ, thế giới Đông - Tây vẫn còn khép kín, tách biệt. Con đường đi sang phương Tây của tầng lớp lao động chỉ rộng mở hơn nếu họ có quan hệ với ngành hàng hải, thương mại. Nghĩ đến cuộc hành trình lênh đênh trên biển hàng vạn dặm, không phải Nguyễn Tất Thành không có băn khoăn. Người nói về quyết định của mình, bày tỏ những băn khoăn của mình với một người bạn, “đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm…”, đồng thời bày tỏ nguyện vọng khuyên người bạn cùng đi. Và khi người bạn không dám mạo hiểm ra đi, Người đã quyết tâm ra đi bằng đôi bàn tay trắng, với ý chí “sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”(2).

Cả cuộc hành trình 30 năm tiếp theo đó, Nguyễn Tất Thành phải đối mặt và vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách. Những ngày khó khăn, cực nhọc đầu tiên đó là những ngày Người làm phụ bếp trên tàu Latouche Tréville: Mỗi ngày phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò, đi khuân than, xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá... Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét, nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành, thậm chí có lần suýt chết đuối vì biển nổi sóng to... Nhiều lúc tưởng chừng như Người không vượt qua nổi thử thách đầu tiên. Nhưng ý chí và nghị lực kiên cường, càng gian khổ, khó khăn sức chịu đựng của Người ngày càng rắn rỏi. Công việc quen dần, nỗi vất vả như lùi lại phía sau mỗi hải lý con tàu vượt qua. Những năm tháng đặt chân đến Anh, Pháp, Mỹ, Nguyễn Tất Thành tiếp tục trải qua những tháng ngày lao động gian khổ với nhiều nghề vất vả khó khăn để kiếm sống và nuôi chí lớn tìm con đường cứu nước.

Những ngày trên đất nước Mỹ (năm 1912), Nguyễn Tất Thành làm thuê ở quận Brooklyn (ngoại vi thành phố New York) rồi làm thợ bánh và phụ giúp đầu bếp nấu những món ăn Pháp ở khách sạn Omni Parker House (Boston). Tại nước Anh (năm 1913), Người từng làm các công việc nặng nhọc như cào tuyết ở trường học, đốt lò ở hầm, làm phụ bếp ở khách sạn Drayton Court, làm dọn dẹp và rửa bát đĩa ở khách sạn Carlton trước khi được đầu bếp huyền thoại người Pháp Escosffier chuyển Người lên khu vực làm bánh và “truyền nghề” cho để Người có số lương cao hơn và có thì giờ hơn để học tiếng Anh. Những ngày trở lại Pháp (năm 1917) cuộc sống hết sức khó khăn, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một cửa hàng ảnh, công việc bấp bênh, thu nhập thấp. Người còn làm nhiều nghề khác như: Làm đồ giả cổ, vẽ quạt, lọ hoa, chao đèn… Mùa đông giá rét, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Người đều để một viên gạch vào bếp lò của bà chủ nhà. Đến chiều, Người lại lấy viên gạch ra, bọc trong những tờ báo cũ rồi để trên giường cho đỡ rét. Ăn uống thiếu thốn cùng với lao động và hoạt động vất vả, sức khoẻ của Nguyễn Tất Thành giảm sút, nhưng nhờ vào ý chí nghị lực rèn luyện Người đã vượt qua những khó khăn về sức khoẻ để tiếp tục tham gia vào những hoạt động chính trị.

Không chỉ gặp khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống, mà trong cuộc hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành luôn bị kẻ thù rình rập, theo dõi, giám sát, hăm dọa và tìm mọi thủ đoạn hãm hại. Bản án tử hình vắng mặt (năm 1929) và những ngày bị thực dân Anh bắt giam tại Nhà ngục Victoria, Hồng Kông (năm 1931) mà Người đã trải qua và tất cả những khó khăn gian khổ đó không làm Nguyễn Tất Thành chùn bước. Ngược lại, những thử thách đó càng tiếp thêm cho Người nghị lực, ý chí và sức mạnh để cổ vũ Người vượt qua, kiên định lập trường của mình là tìm con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam. Dù chịu cảnh tù đày nghiệt ngã trong dãy xà lim “bề rộng chỉ vừa một người nằm xiên xiên” nhưng sau này khi viết lại những năm tháng ấy, Người chỉ nói đến tâm tư của mình “khi bị bắt giam, trong tâm trạng chỉ có một điều là lo, không phải là lo cho số phận của mình sau này sẽ ra sao… lo là lo những công việc mình làm xong, ai sẽ tiếp tục làm thay?”.

Có thể nói, ý chí và nghị lực là tố chất rất quan trọng đối với mỗi một con người, giúp con người xác định mục đích và đưa ra những quyết định cho hướng hoạt động của mình và giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách nhằm đạt được mục đích. Ở Nguyễn Tất Thành ý chí và nghị lực mang tính nhân văn sâu sắc và được thể hiện ở một tầm cao mới, định hướng cho lý tưởng, cho mục đích cao cả trọn cuộc đời của Người: “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, giúp Người vượt qua tất cả những khó khăn gian khổ trong hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước.

15 tháng 12 2022

Tham khảo :

Khi nhắc đến tấm gương về nghị lực sống vượt lên trên số phận, chắc hẳn không thể nào bỏ qua người thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Khi lên 4 tuổi, ông đã gặp cơn bạo bệnh và thật không may, bị liệt cả hai tay. Tay liệt nhưng ý chí không liệt, mà ngược lại càng mạnh mẽ hơn. Nguyễn Ngọc Kí vẫn nuôi một khát khao được đi học như các bạn cùng trang lứa bằng việc lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài. Và khi về nhà, ông đã tập viết bằng chân.Với đôi chân ấy, với ý chí vượt lên hoàn cảnh của mình, sau này ông đã trở thành một nhà giáo ưu tú với những phương pháp giảng dạy độc đáo. Đó chính là một tấm gương sáng về việc không đầu hàng số phận.

15 tháng 4

Trong hành trình cuộc sống, việc đạt đến thành công không chỉ đơn thuần là kết quả của sự nỗ lực mà còn là sản phẩm của sự kiên nhẫn và chăm chỉ. Nỗ lực, được hiểu đơn giản là sự cố gắng không ngừng, đó là chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa của thành công. Những người thành công không bao giờ chấp nhận thất bại, họ không bao giờ từ bỏ trước những khó khăn và thách thức.

Đặc điểm nổi bật của những người có tinh thần nỗ lực là sự kiên định trong suy nghĩ và hành động của họ. Họ không chỉ giữ vững niềm tin vào chính bản thân mình mà còn xác định rõ ràng mục tiêu và hướng dẫn bản thân từng bước một đến đích đến. Sự kiên trì này không chỉ giúp họ vượt qua mọi cám dỗ mà còn là nguồn động viên mạnh mẽ để duy trì sự quyết tâm.

Hơn nữa, nỗ lực không chỉ đơn thuần là một phương tiện để đạt được thành công cá nhân mà còn tạo nên những mối quan hệ giá trị. Những người có cùng mục tiêu và phẩm chất thường kết nối với nhau, tạo thành những liên kết mạnh mẽ. Sự đồng hành và cùng nhau nỗ lực để đạt đến mục tiêu chung không chỉ làm tăng cường sức mạnh cá nhân mà còn góp phần tạo nên một cộng đồng hỗ trợ và đồng thuận.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có lòng dũng cảm và sẵn sàng vượt qua ranh giới an toàn của bản thân để chấp nhận thách thức. Có những người luôn chần chừ và tự ti khi đối mặt với những thử thách, không dám mở rộng tầm nhìn để khám phá những tiềm năng mới. Điều này dẫn đến việc họ mãi mãi ở trong vùng an toàn và không bao giờ trải nghiệm được những điều mới mẻ và thú vị.

Thành công và thất bại đều phản ánh lựa chọn và hành động của chính bản thân. Để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, không chỉ cần nỗ lực mà còn cần sự khả năng học tập và thấu hiểu tri thức. Đặt ra những mục tiêu cụ thể và không ngừng cố gắng để đạt đến chúng sẽ là hành động tích cực để tạo ra những thay đổi tích lũy dần và đạt được thành công trên con đường cuộc sống. Tóm lại, sự nỗ lực không chỉ là phương tiện mà còn là nguồn động viên và chiếc chìa khóa quan trọng mở ra cánh cửa của thành công và hạnh phúc.

 

Nghị luận về ý nghĩa của sự nỗ lực trong cuộc sống siêu hay - Mẫu số 2

Nỗ lực, như một chiếc chìa khóa quan trọng, không chỉ giúp mở cánh cửa của thành công mà còn đồng nghĩa với việc hết mình trong mọi hoạt động. Trong thực tế, có vô số những cá nhân nổi tiếng và xuất sắc đã chứng minh sức mạnh của nỗ lực, như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Ký, để lại những dấu ấn lâu dài trong lịch sử.

Nhìn vào hành trình của những vĩ nhân này, chúng ta nhận ra rằng họ đã phải trải qua những nỗ lực không ngừng, bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất. Chăm chỉ học tập, tích lũy kiến thức, và theo đuổi ước mơ là những bước quan trọng để nâng cao giá trị bản thân. Vì thực sự, "kỳ tích là tên gọi khác của sự nỗ lực không ngừng," là sức mạnh vô hạn được tạo ra từ lòng cố gắng không ngừng.

Mỗi cá nhân, đặc biệt là khi xây dựng kế hoạch cho bản thân, cần phải hiểu rằng cuộc đời mỗi người là duy nhất và đòi hỏi những bước đi phù hợp. Để thấy rõ kết quả của sự nỗ lực, ta cần phải kiên nhẫn, bởi vì thành công không bao giờ đến dễ dàng. Sự cố gắng hết mình sẽ được đền đáp xứng đáng, và mỗi hành động tích cực sẽ tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, trong xã hội, có những người không đủ quyết tâm để nỗ lực. Dù đặt ra nhiều mục tiêu, họ lại trì hoãn và lạc quan trong những công việc vô bổ. Những lựa chọn này khiến cho ước mơ trở nên xa vời và khó có thể đạt được. Do đó, mỗi người chúng ta cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc nỗ lực học tập, để từ đó đóng góp vào sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước. Hãy nỗ lực không ngừng để xây dựng một tương lai rạng ngời cho cả cộng đồng.

 

Nghị luận về ý nghĩa của sự nỗ lực trong cuộc sống siêu hay - Mẫu số 3

Cuộc sống là một hành trình dài, trải qua nhiều thử thách và khó khăn. Trên con đường này, nỗ lực đóng vai trò quan trọng, là chìa khóa mở cánh cửa của thành công và ý nghĩa cuộc sống.

Nỗ lực không chỉ đơn thuần là việc cố gắng hết mình trong mọi công việc, mà còn là sự hiểu rõ về bản thân, đặt ra mục tiêu và kiên định trong suy nghĩ. Những người nỗ lực biết rõ mình muốn đi đâu và họ không ngần ngại đặt ra những mục tiêu để theo đuổi. Điều này không chỉ giúp họ vượt qua những khó khăn tạm thời mà còn giữ cho họ không bao giờ dừng lại trước thách thức.

Nỗ lực mang lại sức mạnh để vượt qua khó khăn, đồng thời hướng dẫn cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn. Họa sĩ nổi tiếng Picasso từng là một ví dụ điển hình, với cuộc đời đầy gian khổ trước khi trở thành danh họa. Bằng sự nỗ lực không ngừng, ông đã biến những giấc mơ thành hiện thực và trở thành nguồn động viên cho nhiều người.

Nỗ lực không chỉ là công cụ thay đổi bản thân mà còn là chìa khóa tạo ra một phiên bản hoàn hảo hơn của chính mình. Để thay đổi cuộc sống, chúng ta cần bắt đầu từ bản thân, và sự nỗ lực và cố gắng sẽ hình thành một tấm gương sáng cho người khác noi theo.

Mặc dù nỗ lực là điều cần thiết, nhưng không phải ai cũng có nó. Một số người lười biếng, dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn hoặc đổ lỗi cho người khác khi thất bại. Cũng có những người lập kế hoạch chi tiết nhưng lại trì hoãn hành động, dành thời gian cho những công việc không có ý nghĩa. Điều này làm cho họ khó có thể chạm tay đến ước mơ.

Thành công là một hành trình dài, đòi hỏi xác định mục tiêu và kiên trì hàng ngày. Sự tin tưởng vào bản thân là chìa khóa quan trọng, khi chúng ta tin rằng mình có thể làm được, sẽ tạo động lực để cố gắng hết mình. Hạnh phúc xuất phát từ việc tự cải thiện mỗi ngày, đóng góp vào sự phát triển của bản thân và xã hội. Trên hành trình chinh phục mục tiêu, nỗ lực và cố gắng sẽ giúp chúng ta đạt được những kết quả mong muốn và không hối hận về những nỗ lực đã bỏ ra.

 

Nghị luận về ý nghĩa của sự nỗ lực trong cuộc sống siêu hay - Mẫu số 4

Cuộc sống là một hành trình dài, đầy những thử thách và khó khăn. Trên con đường này, nỗ lực đóng vai trò quan trọng, là chìa khóa giúp chúng ta vượt qua mọi thách thức và đạt đến thành công.

Nỗ lực, đơn giản là việc hết mình trong mọi công việc, đặt ra mục tiêu và kiên trì thực hiện chúng. Người nỗ lực không chỉ biết rõ mình muốn gì và hướng tới mục tiêu nào, mà còn giữ vững tinh thần kiên định trong suy nghĩ. Cuộc đời có những vấp ngã, thất bại, nhưng người nỗ lực không bao giờ dừng lại, mà ngược lại, họ đối mặt với khó khăn và nỗ lực vươn lên.

Nỗ lực không chỉ mang lại sức mạnh để vượt qua khó khăn, mà còn hướng chúng ta đến cuộc sống có ý nghĩa hơn. Một ví dụ rõ ràng là họa sĩ nổi tiếng Picasso ở Tây Ban Nha, người đã trải qua những thời kỳ khó khăn trước khi đạt được thành công. Sự nỗ lực của ông đã biến ước mơ thành hiện thực và tạo ra một tác phẩm nghệ thuật lừng danh. Nói chung, nỗ lực không chỉ thay đổi bản thân mà còn trở thành nguồn động viên, tạo nên một phiên bản mới và hoàn hảo hơn cho chính bản thân và cả cộng đồng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có tinh thần nỗ lực. Một số người dễ bị lười biếng, gặp khó khăn là lùi bước và bỏ cuộc, hoặc đổ lỗi cho người khác khi thất bại. Cũng có người lên kế hoạch chi tiết nhưng lại trì hoãn hành động, dành thời gian cho những công việc vô bổ. Để đạt được thành công trên hành trình dài, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu, kiên trì từng ngày và tin tưởng vào chính bản thân. Hạnh phúc là kết quả của việc cố gắng hết mình mỗi ngày, và niềm tin vào khả năng của bản thân là điều quan trọng để vượt qua mọi thách thức. Trên hành trình chinh phục mục tiêu, nỗ lực là chìa khóa, là nguồn động viên không ngừng để đạt được kết quả như mong muốn và không hối hận về bất kỳ điều gì trong tương lai.

     4.4 sao của 60 đánh giá

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

CÓ KHÔNG Văn Nghị Luận Xã Hội

Bài viết cùng chủ đề

21 tháng 2 2020

Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Ai cũng có trách nhiệm bởi mỗi người đều có một vị trí nhất định trong các mối quan hệ xã hội, như gia đình, dòng họ, địa phương, tập thể, tổ chức chính trị - xã hội, công dân của một nước, thành viên của cộng đồng dân tộc và rộng nhất là của nhân loại… Trong các mối quan hệ đó, trách nhiệm được hình thành trên cơ sở những quy định của luật pháp, quy chế, thỏa thuận của tập thể, tổ chức, địa phương… Trách nhiệm còn được hình thành do dư luận xã hội và bị chi phối bởi dư luận xã hội.

21 tháng 2 2020

em học rất giỏi

28 tháng 4 2020

dễ mà bạn 

18 tháng 5 2022

BN THAM KHẢO NHA!

Giản dị là một trong những lối sống đáng quý của người Việt Nam. Bác Hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Nó được thể hiện ở nhiều mặt trong đời sống của Bác, từ nơi ở, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc… Mỗi bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hạt cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn… Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị và hòa hợp với thiên nhiên biết mấy. Chính vì sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu mến và kính trọng.

20 tháng 12 2020

Làm ơn trả lời câu này giúp mình

 

8 tháng 12 2021

THAM KHẢO: 
1/ Cô Anna Aderson, 26 tuổi người Mỹ mắc hội chứng down dẫn đến tình trạng không thể đọc hay viết. Nhưng thay vì đầu hàng số phận, cô tìm cách thể hiện suy nghĩ của bản thân qua những bức tranh cô vẽ. Anderson dùng màu nước để tạo nên những bức tranh bộc lộ cảm xúc, tư tưởng của bản thân. Những tác phẩm của cô đã được trưng bày tại triển lãm ở Atlanta và nhiều bang khác. Sở trường của cô là những bức vẽ phong cảnh mang tính trừu tượng, sử dụng các khối màu sắc đối lập để miêu tả thế giới dưới góc nhìn họa sĩ. Trong suốt hai năm qua, Dana đã vẽ được hơn 200 bức tranh. Tài năng đặc biệt này đã đưa cô trở thành người họa sĩ khuyết tật đầu tiên của tiểu bang Alabama triển lãm tranh tại nhiều bang khác ở Mỹ.

2

Sau vụ tai nạn giao thông trên đường đi công tác, anh Nam con bác Tư hàng xóm đã nằm một chỗ do bị gãy đôi chân. Thời gian trôi qua thật chậm đối với anh. Mỗi sáng, anh đều tập vật lí trị liệu, ăn uống đúng chế độ theo sự chỉ định của bác sĩ. Nhìn anh đau đớn, nhăn nhó trong gương mặt đẫm mồ hôi, em cảm tưởng anh sẽ bỏ cuộc. Thế mà chỉ sáu tháng trôi qua, bằng chính nghị lực của bản thân cùng sự động viên của gia đình và bạn bè, anh đã đi được trên đôi nạng. Một tháng lại trôi qua, anh đã bỏ đôi nạng và tập đi vững vàng trên đôi chân nhiều vết sẹo do phải giải phẫu nhiều lần. Tháng vừa qua, anh đã đạt giải Ba trong cuộc thi điền kinh trong khu phố. Thật là một gương sáng về ý chí kiên nhẫn và khả năng vượt khó đáng để em học tập.

Tham khảo
Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nghèo khổ, nhờ giàu nghị lực và ý chí nên đã thành công lừng lẫy. Trải đủ mọi nghề, có lúc trắng tay, ông vẫn không chút nản lòng. Chỉ trong mười năm kiên trì, ông đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người đương thời.