viết một bài văn về trận lũ lụt miền trung
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.




Tin bão lụt miền Trung vừa được truyền đi trên đài truyền thanh và truyền hình hôm thứ bảy tuần trước thì sáng thứ hai, trường em đã phát động ngay đợt cứu trợ đồng bào bị thiên tai. Em liền tình nguyện tham gia đoàn lạc quyên.
Chiều tối hôm đó, trước giờ học của trung tâm ngoại ngữ ban đêm nửa giờ, chúng em được thầy hiệu trưởng tập họp lại và hướng dẫn .nộ' dung kế hoạch đi quyên góp. vẫn gương mặt hiền lành . nghiêm trang, thầy nói:
"Các em không cần nói dài. Thảm cảnh của đồng bào đã được báo chí và đài truyền thanh, truyền hình loan đi khắp nơi. Trường ta cũng đã phát động quyên góp. Vậy chỉ cần giới thiệu: "Chúng tôi đã được ban giám hiệu cho phép lạc quyên để giúp đỡ đồng bào bị bão lụt. Miếng khi đói, gói khi no, xin các bạn ủng hộ. Nếu chưa sẵn sàng, ngày mai sẽ trở lại".
Sau đó, các thầy cô giám thị phân chúng em làm nhiều nhóm.
Mỗi nhỏm gồm hồn người, mỗi người một chiếc nơ hồng cùi trôn áo và một hộp giấy có khe nhỏ đủ đế bỏ vừa đồng tiền gấp tư. Chúng em được phân công rất cụ thế nhóm nào đến những phòng học nho trước giò' học mười lăm phút của các lớp ngoại ngữ ban đêm.
Lần đầu tiên tham gia công tác từ thiện, lòng em nao nao thật khó tả. Sọ' không có ai ủng hộ ... Thế những đúng như thầy hiệu trưởng nói, chúng em không cần nói nhiều, các anh chị người nhiều, người ít ai nấy cũng đều rất tích cực ủng hộ.
Vào làm công tác tại các lớp dãy đầu tiên xong, lòng em như mớ cờ vui sướng. Hóa ra, ai cũng thông cảm với đồng bào ta và nhiệt tình đóng góp. Lần lượt, chúng em đã đi hết mười lăm phòng học (lược phân. Em vui sướng trở lại phòng tập trung, giao lại các dụng cụ cấn thiết cho các thầy cô giám thị và nộp lại cái hộp tiền vừa thu được. Nhìn những hộp tiền nặng tình yêu thương có dán dòng chữ "Lá lành (lùm lá rách", lòng em rộn lên một niềm vui như bản thân mình được giúp đỡ vậy.
Thầy chủ nhiệm, thầy hiệu trưởng và cô giám thị đón chúng em bằng những nụ cười hiền hòa và rạng rõ' thương yêu. Buổi lạc quyên kết thúc nhanh chóng. Em ước mong ngày mai, các ánh chị đã được thông báo trước chắc sẽ ủng hộ nhiều hơn nữa cho đồng bào ta. Chưa bao giò' em có được một niềm vui mới lạ như hôm nay. Em cảm thây như mình đã lớn, đã làm được một việc nhỏ nhưng có ý nghĩa cao đẹp, xoa dịu phần nào nỗi đau của đồng bào vùng lũ lụt.

Mưa lũ tại miền Trung vẫn đang diễn biến phức tạp gây nhiều thiệt hại về người và của , tính đến ngày 10/10 đã có 8 người chết, 7 người mất tích, gần 20.000 người dân phải sơ tán tránh lũ.
Quảng Trị: Mưa lũ diễn biến phức tạp, huy động mọi lực lượng cứu hộ, cứu nạn
Theo thông tin từ báo Quảng Trị, tính đến 6 giờ sáng ngày 10/10/2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra ngập lụt trên diện rộng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, đã xuất hiện đỉnh lũ vượt lũ lịch sử trên lưu vực sông Hiếu làm 2 người chết, 5 người bị nước cuốn trôi; 21.309 hộ với 67.865 nhân khẩu bị ảnh hưởng.
Tình trạng ngập lụt xảy ra trên diện rộng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố - Ảnh: H.T
Lượng mưa 4 ngày, từ ngày 5/10 đến ngày 10/10 trên địa bàn tỉnh phổ biến từ 600 mm – 800 mm. Đặc biệt, đã xảy ra hiện tượng mưa với cường suất lớn, tập trung trong thời gian ngắn trong đêm 7/10 và sáng ngày 8/10 tại các trạm là: Đakrông 272 mm, Khe Sanh 167 mm, Tà Rụt 139 mm, Đầu Mầu 128 mm. Lũ trên các sông đều lên nhanh và đạt đỉnh phổ biến ở mức trên báo động 2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3.Tại huyện Hướng Hóa, các xã: Tân Thành, Tân Long, Thuận, Thanh, Hướng Phùng, Hướng Việt và thị trấn Lao Bảo bị ngập lụt, chia cắt cục bộ. Đường vào trung tâm xã Hướng Linh bị sạt lở 2 điểm thuộc địa phận xã Hướng Tân, hiện các loại phương tiện không qua lại được.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng hỗ trợ di dời người dân đến nơi an toàn - Ảnh: L.T
Tại huyện Đakrông, tuyến đường 558 bị ngập sâu, chia cắt nhiều điểm; đường vào trung tâm xã A Vao, Ba Nang bị chia cắt nhiều vị trí như cầu Đá Rò, Ra Lây, Tà Rẹc. Mưa lũ cũng đã gây ngập lụt ở thôn Đá Nỗi, xã Ba Lòng và một số vị trí của thôn Na Nẫm, xã Triệu Nguyên. Một số tuyến đường nội thôn, liên thôn, như: thôn A Bung, xã A Bung đến thôn A Rồng, xã A Ngo, thôn Gia Giã, xã Hướng Hiệp, thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì, thôn Ly Tôn, xã Tà Long bị chia cắt do các tràn và ngầm tràn mực nước ngập sâu 1 – 2m; tuyến đường Hồ Chí Minh (Km 17,23 trên Quốc lộ 9) nhiều điểm sạt lở với khối lượng lớn, đặc biệt tại KM 50+150 gây tắc đường nghiêm trọng.
Sạt lở đất do mưa lũ tại huyện Hướng Hóa - Ảnh: Đồn Biên phòng Hướng Lập cung cấp
Tại huyện Cam Lộ, trên 2.000 nhà dân vùng thấp, trũng ven sông Hiếu như thôn Bích Giang, xã Cam Hiếu; thôn Bình Mỹ, An Mỹ, xã Cam Tuyền; thôn Tam Hiệp, xã Cam Thủy đã bị ngập sâu. Toàn huyện có trên 200 con gia súc và 20.000 con gia cầm các loại bị chết, trôi; trên 2.000 tấn lương thực bị ướt, hư hỏng; trên 500 ha sắn, hoa màu bị ngập lụt, hư hại. Nhiều tuyến đường giao thông, kênh mương bị ngập lụt sâu, xói lở, cuốn trôi. Có 3 điểm trường bị ngập lụt nghiêm trọng là Trường Tiểu học và THCS Cam Tuyền; Trường Tiểu học và THCS Cam Hiếu và Trường Mầm non Hoa Hồng.
Tại huyện Hải Lăng, có 14/16 xã, thị trấn với 16.875 hộ gia đình bị ngập lụt từ 0,2 – 3,5 m. Một số xã như: Hải Phú, Hải Thượng mực nước cao hơn đỉnh lũ năm 1999. Toàn bộ hệ thống giao thông các tuyến đường tỉnh, huyện, liên xã đều đã bị ngập, chia cắt. Hệ thống đê bao vùng trũng chìm trong nước; các hồ, đập gò đồi đã tích nước đầy và nước đã qua tràn.
Tại huyện Triệu Phong, đã có 10.010 nhà dân bị ngập, cuốn trôi; tiến hành di dời 738 hộ với 1.812 nhân khẩu đến nơi an toàn. Toàn huyện có 59,4 ha rau màu, 190,65 ha nuôi trồng thủy sản, 58.500 vật nuôi cùng nhiều tài sản có giá trị của người dân bị ngập lụt, cuốn trôi.
Chăm sóc sức khỏe cho các thuyền viên được cứu vào bờ - Ảnh: T.T
Tại các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh vẫn còn nhiều địa bàn các xã, thị trấn đang bị ngập lụt trên diện rộng. Trong đó, huyện Gio Linh có 434 hộ bị ảnh hưởng, di dời 30 hộ với 116 nhân khẩu; Vĩnh Linh có 1.043 lượt nhà ở dân cư bị ngập nước dưới 1m, 03 nhà bị tốc mái. Trên 570 hecta diện tích sản xuất nông nghiệp; cây trồng hàng năm; hoa màu; nuôi trồng thủy sản bị tổn thất. Đặc biệt, nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng nặng, như: Đập đất Khe Cạn, xã Hiền Thành sạt trôi 15m; Đê Tả Bến Hải bị sạt lở mái 100m; vỡ 2 xuồng máy 15CV ở thị trấn Cửa Tùng; 730 m đường gồm đường thị trấn Cửa Tùng, đường nội đồng xã Vĩnh Giang; Cầu Tân Hòa, xã Vĩnh Thái bị sạt lỡ 2 bên mố cầu.... Tổng thiệt hại toàn huyện ước tính gần 62 tỉ đồng.Đến nay, cùng với hoạt động phòng, chống mưa lũ, công tác khắc phục đang được huyện Vĩnh Linh tích cực thực hiện. Trong đó, huyện chỉ đạo huy động nhân lực, phương tiện ưu tiên hỗ trợ các địa phương, người dân thuộc vùng trũng bị ngập lụt nặng như Hiền Thành, Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Long… và các đơn vị ven biển thị trấn Cửa Tùng, xã Vĩnh Thái. Sửa chữa tạm thời các tuyến giao thông bị chia cắt để lưu thông thuận tiện. Mặt khác, theo dõi chặt chẽ, cảnh báo kịp thời diễn biến mưa lũ để các cơ quan liên quan và nhân dân chủ động ứng phó khi có tình huống xảy ra.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ- Ảnh: T.T
Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của mưa lũ, UBND tỉnh đã ban hành các công điện khẩn về việc tăng cường chỉ đạo ứng phó mưa lớn trên diện rộng và triển khai khẩn cấp các phương án ứng phó. Tỉnh Quảng Trị đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng vào cuộc hỗ trợ các địa phương chống, khắc phục hậu quả mưa lũ gây ra.Bộ CHQS tỉnh đã huy động gần 600 cán bộ, chiến sĩ lực lượng thường trực, 3.884 dân quân, 23 ca nô, 15 ô tô các loại trực tiếp tham gia ứng cứu mưa lũ. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai 62 tổ với 549 cán bộ, chiến sĩ ; 3 tàu tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; 10 ô tô chuyên dụng về các địa bàn xung yếu cứu hộ, cứu nạn người dân trong mưa lũ. Đồng thời triển khai các phương án ứng phó để cứu các thuyền viên bị mắc kẹt trên các tàu gặp nạn tại cảng Cửa Việt tỉnh Quảng Trị.Đến sáng ngày 10/10/2020, các lực lượng chức năng đã cứu được 8 thuyền viên. Hiện trên tàu Vietship 01 là 11 thuyền viên, trong đó có 3 thuyền viên cứu hộ ra ứng cứu bị mắc kẹt lại; tàu Thanh Thành Đạt 68 trên tàu có 15 thành viên đã trôi dạt vào bãi tắm Cửa Việt, Gio Linh, sức khỏe các thuyền viên trên tàu vẫn đang an toàn và đang chờ cứu hộ.Trước tình hình diễn biến mưa lũ còn nhiều phức tạp, Công an tỉnh Quảng Trị đã chủ động tăng cường 1.024 cán bộ, chiến sĩ về cơ sở, huy động 18 ca nô, trên 100 ô tô để kịp thời vận động, giúp di dời người dân ở vùng thấp, trũng lên vùng cao, chỉ đạo toàn bộ cán bộ chiến sĩ ứng trực. Đồng thời bố trí các tổ công tác tăng cường chốt chặn tại các tuyến đường ngập lũ, không cho người dân qua lại, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, tăng cường công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân mất tích trong cơn lũ và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ người dân khi cần.
Cứu nạn tàu Vieship 01 gặp nhiều khó khăn do sóng biển mạnh thêm
Theo báo Quảng Trị, sáng nay 10/10, theo thông tin từ báo Quảng Trị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Thiếu tướng Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Quân khu 4 Hà Thọ Bình đang chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo cứu hộ tàu Vietship 01.
Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Hoàng; Thiếu tướng Trần Văn Sơn - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cũng có mặt tại hiện trường. Hiện trên tàu Vietship 01 còn 8 thuyền viên. Vào lúc 8 giờ 50 phút, nhóm ngư dân do ông Võ Văn Thụ chỉ huy đã triển khai thuyền với bốn ngư dân có kinh nghiệm cứu hộ ra khơi ứng cứu. Các lực lượng phối hợp dùng máy ủi hỗ trợ đẩy tàu ra khơi.
Thuyền viên đội cứu hộ rơi xuống biển đã bơi được vào bờ. Ảnh: Báo Quảng Trị
Lúc 9 giờ, thuyền ứng cứu tiếp cận gần tàu gặp nạn thì bị sóng đánh, phải ngược lại vào bờ. Sau đó 10 phút, các lực lượng hỗ trợ đưa tàu ra lần hai. Khoảng 9 giờ 15 phút, huyền tiếp cận được gần tàu gặp nạn thì bị chìm. Toàn bộ thuyền viên tàu cứu hộ lên tàu Vietship 01. Đến 9 giờ 49 phút phát hiện một người trên thuyền cứu hộ trôi cách bờ 600 m. Tính đến 10 giờ 15 phút, thuyền viên rơi xuống biển đã bơi được vào bờ. Đây là 1 trong 4 thuyền viên trong đội cứu hộ. Đến 12 giờ, Cục Hàng hải đã điều tàu từ Cảng Đà Nẵng ra ứng cứu thì gặp sóng lớn phải quay về khiến công tác cứu hộ ngày càng khó khăn hơn,
Ông Võ Văn Thụ đề xuất dùng một tàu võ thép công suất lớn để đảm bảo an toàn trong cứu hộ. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa tìm ra phương tiện thích hợp để tiếp tục ứng cứu. Bốn thuyền viên ở thuyền cứu hộ bị chìm sáng nay có một người bơi vào bờ an toàn, số còn lại mắc kẹt trên tàu Vietship 01, nâng tổng số người bị nạn trên thuyền này lên 11 người. Phương án tiếp cận tàu bị nạn và dùng súng bắn dây mồi sang kéo tàu vào bờ đang được cân nhắc.
Công tác cứu hộ ngày càng khó khăn hơn. Ảnh: Báo Quảng Trị
Đến 14 giờ 30 phút, Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó Tư lệnh Quân khu 4 cho biết sẽ dùng các phương án cứu hộ sau: Ngư dân điều khiển tàu cá cùng 3 thành viên trung tâm cứu nạn hàng hải mang theo thực phẩm, phao tròn, dây cứu hộ kéo người bị nạn vào bờ. Dùng xuồng cao su của Cục Hàng hải để tiếp cận tàu bị nạn cứu thuyền viên. Sử dụng trực thăng mang theo 2.000 m dây, phao tròn, nhu yếu phẩm, máy bộ đàm thả xuống tàu gặp nạn. Đến 15 giờ 15 phút, thuyền cứu hộ tiếp tục được đưa xuống biển. Trời trở gió, sóng biển mạnh dần thêm.
Đến 18 giờ 10 phút, theo nhận định các thuyền viên khu vực ống khói trên tàu đã nhận được thực phẩm tiếp tế và dây cứu hộ. Hiện nay trời mưa to, trời tối không thể triển khai tiếp công tác cứu hộ. Sáng 11/10 các lực lượng sẽ tiếp tục công tác cứu hộ.
Trước đó, ngày 9/10/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc tổ chức tìm kiếm, cứu nạn các thuyền viên bị mất tích, mắc kẹt trên vùng biển Cửa Việt tỉnh Quảng Trị.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo: Tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 1732/CÐ-TTg ngày 8-10-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung đối phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền trung. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, UBND tỉnh Quảng Trị và các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp để tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên đang mất tích và mắc kẹt trên tàu Vietship 01. Bộ Quốc...

Tham khảo nhé !
Lũ lụt miền Trung- một vấn đề mà nhân dân không ngừng quan tâm. Đó chính là một vấn nạn , một cơn đại hồng thủy và là một sự thức tỉnh cho con cháu mai sau - cần phải phòng chống lũ lụt.Hiện nay, trên báo chí đăng lên từng ngày, từng giờ ; hoặc trong những bản tin thời sự ; hoặc ngoài biển khơi. Vậy tại sao miền Trung lại chịu tác động bởi sự lũ lụt nặng nề? Vì thật chất, miền Trung (từ Tây Nguyên lên Vinh) là những nhô đất cao, gần đồi núi ; đồng thời , do nạn phá rừng đã làm giảm đi hàng trăm hecta đất của người dân nên khiến cho tình trạng sạt lở đất kèm theo lũ lụt kéo dài. Vì thế, cơn lũ lụt mới lớn như vậy. Năm nay, lũ lại chồng lũ nên tạo thành những cơn bão lớn, thiên tai chồng lên thiên tai nên thành đại nạn. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của đồng bào miền Nam và Bắc thì tin chắc rằng, miền Trung sẽ hết lũ trong một ngày nào đó và sẽ trở về một cuộc sống bình yên!

Mùa mưa đến rồi, mùa mưa kéo theo những cơn lũ lụt và gió bão. Trên tivi, lúc nào cũng thấy cảnh chết chóc đau thương khiến em phải xúc động nghẹn ngào. Quê em còn lạ gì cảnh đó. Dư âm của trận lũ lụt năm 2016 vẫn còn đọng lại trên mỗi người dân nơi này.
Trước đó, quê em rất ít bão lụt, vì vậy nên khi nghe nói bão mọi người vẫn không chuẩn bị nhiều. Đó là một điều phải hối hận vì chỉ vài ngày sau khi thông báo, khắp bầu trời bị mây đen che khuất và những cơn mưa bắt đầu. Mưa lớn tới rất bất ngờ, hôm qua còn nắng mà hôm nay đã mưa dầm dề. Bất ngờ, lớn và kết hợp với gió bão đã làm người dân điêu đứng vì không kịp trở tay. Chỉ trong một ngày mà nước đã ngập trắng cả ruộng đồng. Đêm hôm lũ đến, cả nhà em không ai dám ngủ. Điện đóm đã bị cúp hết, trong ánh đèn dầu mờ ảo, khuôn mặt của mọi người hiện lên với vẻ đầy lo âu. Bỗng “soạt” gió lớn đã bốc một tấm tôn của mái bếp bay lên trời. Em sợ hãi vô cùng, mẹ thì cứ loay hoay mãi vì sợ nước vào nhà, nhà em không có mái gác, thật đáng tiếc. Trong nhà, chỉ có mỗi bố là bình tĩnh, bố vạch ra một kế hoạch và cả nhà tíu tít làm theo. Bỗng mẹ hét lên: Nhìn kìa !
Nước đã vào nhà sau của em rồi. Ở xóm này, nhà em cao có hạng, vậy mà vẫn bị nước vào thì những thấp hơn chắc là đã tới đầu gối rồi. Đúng sáu giờ sáng, mưa giảm đi, nhưng mực nước lũ thì vẫn cứ dâng cao. Khắp nhà em chỗ nào cũng toàn nước là nước. Mọi người đều leo lên giường nằm cả, chỉ có mẹ là mang ủng đi xuống bếp nấu ăn cho cả nhà. Vì mưa lũ nên không đi chợ được và vì thế nhà em không có gì ăn, tới bữa chỉ có vài chén cơm và một ít nước mắm mà thôi. Trước giờ, chưa bao giờ em phải chịu kham khổ như thế. Bây giờ, cầm chén cơm lên mới thấy hết vị ngọt của cái ăn và vị đắng của cái đói cồn cào. Đang suy nghĩ miên man bỗng có tiếng gọi cửa, bố em vội ra mở. À, thì ra các chú trưởng thôn, phó thôn đi phát mì cho các gia đình. Nhà em có bốn người, các chú phát cho mười hai gói, nói vài câu với bố rồi sau đó đi phát tiếp. Bố vẫy tạm biệt họ rồi vội chạy vào buồng, báo cho mọi người hay một tin dữ: các đập nước trong tỉnh đang thay phiên nhau xả một lượng nước rất lớn ra ngoài. Nghe tin, cả nhà em hốt hoảng vô cùng. Và việc xả lũ ngay lập tức được chứng minh khi một loạt nước ùa vào giường. Thế là từ giường, mọi người ùa lên đầu tủ ngồi và ngủ trên đó khi về đêm. Thực chất chỉ có mình em và bà ngủ, còn bố mẹ thì không ngủ mà ngồi canh mực nước. Cuộc sống cứ tiếp diễn như thế cho đến năm ngày sau, nước bắt đầu rút dần và hai ngày nữa thì hết hẳn. Cả nhà em vui mừng khôn xiết, tíu tít khiêng vác đồ đạc, lau dọn lại nhà cửa trong niềm vui bất tận.
Bấy giờ, trận lũ kinh hoàng ấy đã qua đi, nhưng em biết rằng, với sự ô nhiễm môi trường và tình trạng gia tăng biến đổi khí hậu sẽ vẫn hứa hẹn vô số những trận lũ khác. Và em cũng biết, để sống tốt cần phải yêu thiên nhiên và đừng bao giờ phá hoại thiên nhiên, hãy coi thiên nhiên như một quả tim của chính mình vì “nó” quyết định sự sống còn của con người và cả hành tinh này. Hãy nghe lấy lời em, đừng quên nhé!

TK#
Every day, every day, the people in the Central region are suffering from the consequences of storms and floods. The flood of the year two thousand was one of the most destructive floods in the past decade. The sky was dark, the rain never stopped, surrounded by white water. It was a spectacle of places where the floods took place. Everything here covers something monotonous that hides danger with the white screen of water is the green of the treetops, the old trees daring to the flood water and the tiled roofs. protrusion - the only place for people to hang on. Everyone, from the elderly to the children, lives in a state of anxiety, confusion, fear, and graying of the skin due to the cold. There are babies born only a few months, their bodies no longer have any energy. They live in a situation where there is no electricity, no food or water. Many young men hopelessly left the rice plants that were left over by wandering through the sea. The government has called for the spirit of "good leaves protect torn leaves". Here, the orange relief boats beaming to the people.

Do sơn tinh chiến đấu với thủy tinh , thủy tinh liên tục dâng nước khiến cho bà con ở dưới miền trung ngập lụt.tôi đề nghị bộ công an vào việc để làm rõ vụ việc trên ạ!
Bài Sơn Tinh-Thủy Tinh là một câu chuyện dân gian Việt Nam, tường thuật về cuộc chiến giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh. Tuy nhiên, với tình hình lũ lụt diễn ra trong miền Trung gần đây, câu chuyện này cũng trở thành một hình ảnh tượng trưng cho tình trạng thiên tai đang xảy ra tại đây. Cuộc chiến giữa hai vị thần này có thể cho chúng ta một cái nhìn về những thảm họa mà lũ lụt gây ra, như sự tàn phá của dòng nước cuồn cuộn, những ngôi nhà bị tốc mái, và những người dân mất mát nghiêm trọng. Đồng thời, câu chuyện cũng nhấn mạnh tới ý chí và khả năng của con người vượt qua khó khăn, như Sơn Tinh và Thủy Tinh đã thể hiện qua cuộc chiến không ngừng để bảo vệ miền đất của mình. Tuy tình hình lũ lụt hiện tại rất nghiêm trọng, nhưng thông qua câu chuyện Sơn Tinh-Thủy Tinh, chúng ta có thể thấy hy vọng và sức mạnh của con người trong việc tái tạo miền Trung sau khi gặp phải thiên tai. Trong thời gian khó khăn này, đồng bào miền Trung đang cần sự giúp đỡ và đoàn kết của tất cả chúng ta để vượt qua và hồi phục.