Phân tích hộ mình bài bài thơ đi dọc lời ru với !
Ai nhanh nhất và hay nhất minh sẽ tick nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
k cho mình nhé :
1. TÌNH YÊU
Hoa Bưởi - Ong vàng
Em là bông hoa Bưởi
Anh là con Ong vàng
Hoa Bưởi trắng tinh khôi
Có nét đẹp dịu dàng
Hương thơm thật nhẹ nhàng
Ong vàng yêu hoa bưởi
Nó nguyện suốt cuộc đời
Chỉ yêu hoa bưởi thôi
Dù bay đến muôn nơi
Kiếm ăn xa đến mấy
Mà thấy hương hoa bưởi
Là vội vã bay về
Để được bên hoa Bưởi
Có đôi lần Ong vàng
Kiếm ăn ở nơi xa
Và những lúc mệt mỏi
Đã định ngả lòng mình
Với nàng Hồng kiêu sa
Sắc đẹp quá lộng lẫy
Nhưng bay đến bên nàng
Thấy mùi hương thơm lạ
Ong vàng liền nghĩ ra
Hoa Bưởi và lời thề
Nó lại tỉnh cơn mê
Hoa Bưởi thật xinh đẹp
Nên Ong vàng rất lo
Những khi xa hoa Bưởi
Không thường xuyên ở nhà
Lại sợ Ong Vò vẽ
Cứ lượn lờ ghẹo trêu
Rồi lại sợ hoa Bưởi
Ở nhà một mình buồn
Có khi lại mềm lòng
Bị Vò vẽ tấn công
Chính vì vậy Ong vàng
Mỗi lần bên hoa Bưởi
Nó yêu thương chiều chuộng
Mong muốn cho hoa Bưởi
Lúc nào cũng xinh tươi
Tỏa hương thơm mát dịu
Nó bay, hát vo ve
Bên cạnh hoa Bưởi mãi
Chẳng muốn xa rời nàng
Ong vàng đâu có biết
Hoa Bưởi thật dịu dàng
Ngây thơ và trong trắng
Nhưng hoa chỉ mở lòng
Với chàng Ong vàng thôi
Ở bên cạnh Ong vàng
Hoa Bưởi luôn nồng nàn
Mang lại cho Ong vàng
Niềm vui và hạnh phúc
Có bao nhiêu mật ngọt
Hoa Bưởi cho Ong vàng
Vì hoa Bưởi luôn biết
Ong vàng thích mật ngọt
Do chính nàng làm ra
Hoa Bưởi muốn Ong vàng
Dù có đi đâu xa
Vẫn nhớ về hoa Bưởi
Khi Ong vàng đi xa
Hoa Bưởi sống khép lại
Tạo thêm nhiều mật ngọt
Chờ đợi Ong vàng về
Hoa Bưởi mong muốn rằng
Ong vàng luôn bên cạnh
Với hoa Bưởi mỗi ngày
Để hoa Bưởi chăm sóc
Cho Ong vàng tốt hơn
Mong Ong vàng yêu thương
Và che chở cho mình
Muốn Ong vàng chỉ là
Của riêng hoa Bưởi thôi.
(Thơ Lam Le)
2. THỨC DẬY TÌNH YÊU....
Tình yêu ơi Em đang ở phương nào
Nhớ đến em mà xôn xao trong dạ
Ta hỏi em sao vẫn còn thư thả
Ước mộng này thì đã có từ lâu !
Tình yêu ơi em đang ở nơi đâu
Mà anh tìm nói một câu chưa thấy
Ta hỏi em. Em đang ở đâu đấy
Để cho ta tìm mấy phương trời rồi !
Tình yêu ơi sao không thấy trả lời
Để cho ai vẫn còn đời cô lẻ
Đã biết rằng yêu không thể san sẻ
Thế cho nên vẫn là kẻ đơn côi !
Tình yêu ơi Em có hiểu lòng tôi
Sao trái tim chưa bồi hồi xao xuyến
Em ở đâu để cho Anh quyến luyến
Ta cùng nhau bàn tính chuyện trăm năm !!
(Thơ Phạm Hồng Đức )
3. RƯỢU HỒNG
Lần đầu gặp gỡ nỗi khát khao.
Bởi lòng quân tử ngại lối vào.
Nhặt cánh hoa buồn sầu thương nhớ.
Thầm mơ Tình thắm được nàng trao.
Từng chiều qua ngõ nàng hoa tím.
Mong gặp người xưa nỗi nghẹn ngào.
Đã trót nhưng lòng chưa dám ngỏ.
Mơ ngày hoa cưới rượu hồng đào.
(Thơ Sao Mai)
4. NGÀY XƯA EM CÒN NGÂY THƠ
Từng ôm ảo vọng những mong chờ
Để rồi những tình là hư áo
Nên giờ cuộc đời vẫn xác xơ
Ngày xưa cũng xinh đẹp như ai
Cũng là thơm ngát như hoa lài
Đâu biết tình yêu là hư ảo
Nên thân phận mãi cứ trúc mai
Ngày xưa yêu ai cũng chung tình
Tình yêu ngày ấy hoa Bướm xinh
Nghĩ rằng cuộc đời đầy thơ mộng
Nên giờ mới lỡ giấc mơ tình
Ngày xưa chưa nghĩ như bây giờ
Cuộc đời thủa ấy rất ngây thơ
Nên tình héo úa theo ngày tháng
Để đến bây giờ ôm giấc mơ..
(Thơ Đức Hạnh)
5. GIẤC MƠ TÌNH YÊU
Trắng đêm tưởng bóng thương hình
Bẽ bàng tỉnh giấc riêng mình đơn côi
Sương tan mộng cũng xa rồi
Tìm ai ngơ ngác giữa đời mênh mông
Bình minh rạng rỡ ánh hồng
Tim loang bóng tối cõi lòng giá băng
Hạ đi thu đến vội vàng
Hồn thơ sầu muộn đa đoan một đời
Vô thường như chiếc lá rơi
Nhân sinh chìm nổi giữa đời bão giông
Nay còn mai hóa hư không
Bèo mây dâu biển giữa dòng sông mê
Tìm ai cho trọn ước thề
Ngàn năm sỏi đá lối về còn nhau
Sông Ngân đợi được mùa ngâu
Tình trần mãn kiếp đượm màu thủy chung
(Thơ Phan Thị Ngọc Ánh)
6. TÌNH MUỘN
Người thương hỡi gieo niềm vương nỗi nhớ
Giữa khoảnh trời xa vợi cách non khơi
Hồn tha thiết đêm trường nghe buốt nhói
Cháy cõi lòng hiu hắt nỗi bơ vơ
Tình chớm nở để sầu đau ứa lệ
Đến muộn màng cho đôi ngã buồn giăng
Anh vẫn biết cuộc tình không lối thoát
Nửa cuộc đời sao đắp mộng nên thơ
Làn gió thoảng sương lùa đau tình lỡ
Đắng môi mềm tan nát cả con tim
Yêu say đắm để buồn trong nghịch cảnh
Bến ly đò sông nước rẽ duyên tơ
Lòng thầm ước xin đừng chia tan vỡ
Cho cuộc tình khơi sống mãi bên nhau
Từ sâu thẳm tâm hồn anh níu gọi
Dẫu muộn màng xin thắm vẹn niềm mơ...
(Thơ Lợi Nguyễn)
7. TÌNH EM
Tình em như sợi tơ
Cột anh rất tình cờ
Vào một chiều nắng nhạt
Nghìn xưa đến bây giờ...
Tình em sương cỏ hoa
Thời Gian – Khoảng Cách
Yêu em lắm tuy xa khoảng cách
Cho lòng buồn thử thách thời gian
Một mình suy nghĩ miên man
Nhìn đêm buông xuống ngắm màn sương rơi
Anh vẫn biết ở nơi xa đó
Em hàng đêm lệ nhỏ sầu bi
Gửi vào đêm vắng những gì
Để nhờ làn gió mang đi tới nàng
Nhìn ánh mắt mơ màng nơi ấy
Anh nơi này cũng thấy buồn sao
Con tim thầm nhủ ước ao
Tình mình đẹp lắm lẽ nào chia hai
Ngày mới đến ban mai rực nắng
Mình bên nhau trao tặng yêu thương
Hoa tình yêu nở ngát hương
Vòng tay ân ái môi hường trao duyên
Thời gian sẽ đưa thuyền cặp bến
Rồi niềm vui sẽ đến mọi nhà
Xuân về rạng rõ sắc hoa
Tình đôi mình mãi đậm đà thủy chung.
Bài làm:
Nhà em có rất nhiều cây leo như: bầu, bí,…Nhưng em vẫn thích nhất là giàn mướp hương mà bố em trồng ở sau vườn.
Khung giàn mướp được làm bằng tre dài năm mét, rộng hai mét. Mới hôm nào, cây mướp còn nhỏ xíu. Chỉ mấy hôm sau, ngọn mướp đã bò khắp giàn. Tay mướp chỉ nhỏ bằng que tăm, mới chiều hôm nay tay mướp chỉ dài khoảng năm phân mà sáng mai tay đã dài mười năm phân quấn chặt vào giàn. Thật là kì lạ phải không các bạn!
Chẳng mấy chốc một màu xanh tươi đã phủ kín mặt giàn. Khi đã leo khắp giàn thì mướp bắt đầu ra hoa. Hoa mướp màu vàng tươi như mời gọi ong bướm đến hút mật. Rồi quả mướp bé xíu thi nhau chồi ra như muốn mở lời chào ngày mới. Quả bằng ngón tay, bằng con chuột, bằng con cá chuối to. Quả thì thẳng, quả thì cong như vầng trăng gần giữa tháng. Quả này chen với quả kia lúc lỉu khắp giàn. Sáng nào, em cũng ra vườn hái mướp về ăn. Mướp nhiều quá, mẹ sai em cắt mang biếu họ hàng, hàng xóm mỗi người vài quả. Ai cũng khen mướp nhà em ngon và thơm.
Cây mướp nhà em rất nhiều tác dụng, vào mùa hè mà có bát canh cua hoa mướp thì thật là tuyệt! Lá mướp tươi để lau nhựa mít. Ai bị nước ăn chân thì dùng lá mướp khô sẽ khỏi. Em sẽ chăm sóc cây mướp thật tốt để cây cho nhiều quả.
Bài văn tả giàn cây leo lớp 5:
Vườn nhà ông em được mệnh danh là xứ sở của các loài cây, nó xuất phát từ sự đa dạng trong các loài cây mà ông trồng, từ cây ăn quả đến cây rau. Trong số tất cả các loài cây ấy, em thích nhất là giàn cây lá mơ của ông.
Cây lá mơ là loại cây thuộc nhóm thân leo, vậy nên giàn lá mơ nhà ông em lúc nào cũng um tùm lá. Giàn cây không quá to mà chỉ nhỏ một góc vườn, từ gốc cây trở lên, những cành cây nhỏ đua nhau mọc ra, quấn lấy từng thanh tre nứa trên giàn như cuộc chạy đua không có hồi kết . Vậy nên, trên giàn, thanh tre nào thanh tre nấy đêu chi chít những sợi cành uốn chặt lấy. Lá mơ nở um tùm, chen nhau đón ánh sáng mặt trời, lấp kín những khoảng trống trên giàn . Từng chiếc lá vừa nhỏ, vừa to, chi chít nhau, tạo thành những khóm cây lớn đung đưa trong gió. Ông em kể rằng, ngày ông mới trồng cây lá mơ này, nó còn bé lắm, ban đầu chỉ lưa thưa một vài lá nhỏ, rồi dần dần phát triển đến ngày hôm nay. Giàn cây lá mơ ấy có thể nói chính là niềm tự hào của ông em.
Lá mơ mềm mại, hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trước có màu xanh ngắt, mặt sau lại có màu đỏ thẫm, trên mặt lá có lớp bông mỏng mềm mại và những đường gân lá nổi lên rõ nét như những chiếc xương cá. Lá mơ có mùi thơm nhè nhẹ, do đó mà khi đứng dưới giàn cây ấy, ta có thể dễ dàng ngửi thấy hương thơm thoang thoảng, dễ chịu trong không gian. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng ra, mùi hương ấy lại càng tỏa ra xung quanh, khiến người ta dù ở cách đó cũng ngửi thấy. Đã bao năm qua, ngày ngày lúc nào cây lá mơ cũng um tùm lá. Ông em thường nói lá mơ nhiều quá nên ông ăn không xuể, chỉ biết để đó coi như tạo không gian , đôi khi ông lại hái một ít đem đi biếu hàng xóm xung quanh.
Giàn lá mơ ấy giờ đây như một cái mái hiên nhỏ nơi góc vườn của ông em, để tận dụng sự thuận lợi của giàn lá mơ ấy, ông đã đặt một bộ bàn ghế ngay dưới giàn cây. Do đó, bây giờ nó là nơi lí tưởng để nghỉ ngơi, để che nắng, che mưa, đặc biệt vào những ngày hè oi ả, ngồi dưới bóng râm của giàn cây lá mơ, tận hưởng những cơn gió mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn. Cây cứ ngày một lớn hơn, ngày một nhiều lá hơn, nó không chỉ mang đến nguồn thực phẩm bổ ích mà còn tạo một không gian lí tưởng cho vườn nhà ông em.
Bất kì một loài cây nào cũng vậy, chúng đều có những đặc điểm riêng, vẻ đẹp riêng. Giàn cây lá mơ nhà ông em cũng vậy, nó đẹp mà đặc biệt. Em mong cây sẽ luôn phát triển tươi tốt để ngày một to lớn hơn, um tùm hơn.
Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ trong trí tưởng tượng của em
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đã góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hòa quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi dém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng ngạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói:
Bác ơi! Bác chưa ngủ?
- Bác có lạnh lắm không?
Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Dàn ý :
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Minh Huệ, bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.
- Bài thơ đã miêu tả hình ảnh Bác vào đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch thật gần gũi, sâu sắc.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Trong trí tưởng tượng, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu.
- Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.
2. Tả chi tiết
* Ngoại hình:
- Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim - dấu tích thời gian chống giặc - lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.
“Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
- Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiệm lại, cương quyết.
- Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi.
- Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông.
- Mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước.
- Giọng nói từ tốn, rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.
- Theo đó là những bước chân khoan thai, chậm rãi nhưng vững chắc tiến về phía trước.
* Miêu tả hoạt động, tính cánh:
- Là một vị lãnh tụ kháng chiến, Bác luôn quyết đoán, bao dung nhưng nghiêm khắc, quan tâm nhân dân làm ai ai cũng đem lòng kính trọng.
- Điển hình, một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ, Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân (điều này cho thấy Bác là người…) nhạy bén, nhìn xa trông rộng.
- Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng.
- Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối.
- Lý do Bác vẫn còn thức: Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.
III. Kết bài
- Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của Việt Nam.
- Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.
( Kham khảo nha :
Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Bác “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bác luôn lo lắng, chăm sóc cho nhân dân và các chiến sĩ bộ đội và đã biết bao đêm không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”.
Chiều muộn hôm ấy, trời bỗng nhiên tối sầm lại. Bác cùng mọi người phải nghỉ lại trong một cái lán dựng tạm đợi trời sáng rồi tiếp tục lên đường. Thời gian đang nhích dần về khuya. Từng cơn gió lạnh thổi về làm tê dại cả làn da. Trời mưa lâm thâm làm ướt đẫm bộ áo xanh mượt của những hàng cây thẳng tắp trong rừng. Ánh lửa bập bùng phía trong lán, một anh đội viên chợt thức giấc. Anh ngỡ ngàng vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn chưa ngủ. Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt trầm ngâm. Bác lặng lẽ đưa đôi bàn tay gầy guộc, lạnh buốt cho thêm củi vào bếp lửa. Rồi Bác đứng dậy, nhón từng bước chân thật nhẹ nhàng giắt mép chăn cho từng người để các anh được ấm hơn. Ánh mắt Bác trìu mến đầy yêu thương nhìn các anh đội viên. Cả cuộc đời gian khổ đi tìm đường cứu nước đã để lại những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt của Bác. Bác mỉm cười hạnh phúc khác nào người cha chăm sóc cho những đứa con thân yêu của mình. Lúc trời sắp sáng, Bác vẫn ngồi đinh ninh, vẫn chòm râu im phăng phắc. Ánh mắt Bác nhìn xa xăm, đăm chiêu như đang nghĩ ngợi. Anh đội viên lo lắng hỏi Bác: “Bác ơi, Bác chưa ngủ, Bác có lạnh lắm không?”. Một giọng nói ân cần, ấm áp vang lên từ phía bếp lửa: “Chú hãy ngủ cho ngon giấc, ngày mai lên đường đánh giặc, Bác thức cứ mặc Bác, Bác ngủ không yên lòng”. “Bác thương đoàn dân công”, “Đêm nay ngủ ngoài rừng”, “Rải lá cây làm chiếu”, “Manh áo phủ làm chăn”. Bác luôn lo lắng cho mọi người như vậy đấy! Luôn hi sinh bản thân mình. Bác càng thương càng nóng ruột, chỉ mong sao mặt trời ló rạng sau cánh rừng kia, để Bác được yên lòng, để đoàn dân công khỏi rét, khỏi lạnh để Bác được ấm lồng.
Hình ảnh Bác trong đêm không ngủ ấy đã để lại cho mọi người niềm yêu kính yêu, tự hào về con người có một tình yêu lớn, Bác có một trái tim mênh mông “Ôm cả non sông mọi kiếp người”. )
Bài 1
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:
80 - 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
50 x 30 = 1500 (m2)
1500m2 gấp 10m2 số lần là: 1500 : 10 = 150 (lần).
Số ki-lô-gam rau thu hoạch được trên mảnh vườn đó là:
15 x 150 = 2250 (kg).
Đáp số: 2250kg rau.
Bài 2
Chu vi đáy hình chữ nhật là:
(60 + 40) x 2 = 200 (cm)
Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là:
6000 : 200 = 30 (cm)
Đáp số: 30cm.
bài 3
Độ dài thật cạnh AB là:
5 x 1000 = 5000 (cm)
5000cm = 50m
Độ dài cạnh AE = BC là:
2,5 x 1000 = 2500 (cm)
2500cm = 25m
Độ dài thật cạnh DE là: 4 x 1000 = 4000 (cm)
4000cm = 40m
Độ dài thật cạnh DC là: 3 x 1000 = 3000 (cm)
3000cm = 30m
Chu vi mảnh đất là: 50 + 25 + 40 + 30 + 25 = 170 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABCD là: 50 x 25 = 1250 (m2)
Diện tích mảnh đất hình tam giác là: 30 x 40 : 2 = 600 (m2)
Diện tích cả mảnh đất ABCDE là: 1250 + 600 = 1850 (m2)
Đáp số: Chu vi: 170m; diện tích: 1850m2.