tinh thần dũng cảm của thế hệ trẻ được thể hiện như thế nào trong cuộc sống hiện nay
chìu mik thi r
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer
Xung quanh chúng ta có rất nhiều những con người tài giỏi, thành công. Không phải tự nhiên họ có được những kết quả tốt đẹp. Đó là cả một quá trình dài. Trên hành trình đó không thể thiếu tính tự lập, một đức tính quan trọng của cuộc sống.
Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác, mọi hành động đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Hiểu đơn giản tự lập là những hành động hết sức quen thuộc. Tự làm bài về nhà mà bố mẹ không phải nhắc nhở, tự dọn dẹp nhà cửa mà không cần cha mẹ nhờ, bài kiểm tra hoàn thành mà không phải đi chép bài, hay dám đứng dậy trả lời, giơ tay phát biểu, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề được nêu ra…
Có rất nhiều hành động chứng tỏ tính tự lập là vô cùng cần thiết. Edison, một nhà bác học nổi tiếng với nhân loại với những phát minh vĩ đại, đã tự mình tìm tòi, sáng chế ra những thí nghiệm quan trọng mà không phải dựa dẫm vào người khác. Hay gần gũi hơn cả, là những em bé vùng cao trên đất nước Việt Nam này. Bố mẹ phải đi làm từ sớm, các em phải ở nhà chăm em, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm… Chúng tự ý thức được những việc cần phải làm và sống tự lập.
Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy rằng biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dẫn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.
Tuy nhiên, về thực tế xã hội ngày nay, hiện trạng mọi người về ý thức tự lập đang là vấn đề cần quan tâm. Học sinh ỷ lại vào các thiết bị điện tử, ỷ lại vào học thêm mà không có ý thức tự học, ỷ lại vào các sách tham khảo… Tính tự lập gần như đang là số 0 với học sinh. Việc học tủ trước khi đi thi, diễn ra thường xuyên dẫn đến điểm kém, và không có kiến thức ở nhiều học sinh. Nhiều đứa trẻ thành phố, quen thói được nuông chiều, ở nhà có giúp việc dọn dẹp mà không biết làm việc nhà. Hay chúng quen được bố mẹ nấu sẵn và không hề biết nấu bất kỳ món ăn nào. Thực trạng này diễn ra rất nhiều, phổ biến. Nhưng vẫn còn rất nhiều người và nhiều học sinh biết rèn cho mình tính tự lập để tìm được con đường đến thành công dễ dàng.
Muốn có được tính tự lập, chúng ta luôn phải tự trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân. Hơn thế phải biết cùng nhau cố gắng rèn luyện đức tính tự lập đáng quý. Tuy vậy, tự lập phải đi cùng sự tỉnh táo và biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.
Thành công sẽ không đến với những ai không có tính tự lập. Bởi tự lập là một trong những điều cốt lõi nhất của con người trên con đường hoàn thiện bản thân.
Tham khảo!
- Mọi người dùng rìu và dao nhọn để chiến đấu với bạch tuộc.
- Khi một thủy thủ bị bạch tuộc quấn, mọi người đã lao vào chặt các vòi của nó.
- Nê-mô cứu thoát Nét Len trong gang tấc. Giáo sư A-rôn-nác cũng lao vào cứu Nét Len.
- Nê-mô ứa lệ khi thủy thủ bị bạch tuộc quấn mãi mãi ở dưới lòng đại dương.
Hồ Chủ tịch từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta”. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Lòn yêu nước là một trong những tình cảm cao quý nhất, cần thiết nhất đối với mỗi con người.
Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của nhà văn Nga đã diễn tả tình yêu Tổ quốc một cách đơn giản và dễ hiểu trong hình ảnh so sánh: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc, cũng giống như suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.
Mỗi người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê… Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến thắm thiết của con người đối với nơi chôn nhau cắt rốn. Từ đó, mở rộng ra tới tình yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc.
Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình yêu những đỉnh núi, bờ sông; từ tình yêu cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè… Xưa nay, con cái không chê cha mẹ khó và con người không vì chuyện giàu nghèo mà giảm sút tình yêu Tổ quốc. Đất nước ta còn lạc hậu về khoa học, kĩ thuật, lại thêm chiến tranh tàn phá liên miên nên nhân dân càng khổ, càng nghèo. Gần ba mươi năm cố gắng xây dựng đất nước, chúng ta đã xây dựng được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống chưa phải đã đầy đủ, dư dật.
Mỗi người cần đóng góp sức mình để xây dựng đất nước lớn mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Những doanh nghiệp giỏi, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi, những thanh niên giúp nhau lập nghiệp chính là những công dân đã bày tỏ rõ rệt lòng yêu Tổ quốc của mình. Dân tộc ta vốn có tinh thần yêu nước, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập, tự do. Nối tiếp truyền thống đó, những công dân Việt Nam ngày nay tự hào, tin tưởng và quyết tâm xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.
Yêu đất nước có nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất: ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ người già. Yêu đất nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi nhất với chúng ta: ngôi nhà đang ở, ngôi trường đang học, bảo vệ môi trường sống trong lành… Ở lứa tuổi học sinh, lòng yêu nước phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể như chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện sức khỏe, đạo đức để trở thành người hữu ích cho xã hội.
Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Nó luôn được thể hiện trong từng hành động, từng việc làm cụ thể, đúng như nhận định của I-li-a Ê-ren-bua : Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Em viết theo các ý chị gợi ý nhé:
Nêu lên vấn đề cần nghị luận (Tinh thần yêu nước của giới trẻ Việt Nam hiện nay có ý nghĩa rất lớn...)
Khái niệm tinh thần yêu nước?
Giới trẻ VN hiện nay thể hiện lòng yêu nước thế nào, nhất là trong tình hình dịch bệnh?
Dẫn chứng?
Trái với tinh thần yêu nước trong mùa dịch là gì?
Liên hệ bản thân?
Kết luận.
"Bạn có thể khiến mọi người rời bỏ quê hương họ nhưng không thể nào cướp mất quê hương trong trái tim họ". Đó là điều hiển nhiên. Ai ai cũng vậy, kể từ khi sinh ra, trong trái tim họ chắc chắc sẽ luôn luôn có 1 lòng nồng nàn yêu nước.Từ xa xưa,con người đã có biết bao cuộc kháng chiến giành được thắng lợi vẻ vang. Đó chính là nhờ tinh thần yêu nước cùng với sự đồng lòng vượt khó, hợp tác với nhau để mà giành lấy độc lập ,tự do . Hiện nay,thứ tình cảm ấy vẫn luôn luôn tồn tại và còn mãnh liệt hơn thế nữa, nhất là trong công cuộc xây dựng đất nước. Để xây dựng 1 dất nước giàu mạnh, nhân dân ta luôn có niềm tin vững vàng vào đường lối nghị quyết và sự lãnh đạo của Đảng, luôn yêu chế độ.Cũng như tuân thủ và làm theo các chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước,...........Và ngay bây giờ trong lúc đại dịch Covid-19 đang bùng phát trên toàn cầu , dưới sự dẫn dắt ,lãnh đạo và tích cực tuyên truyền của Đảng, người dân đã có ý thức phòng chống bệnh dịch. Điều mà chúng ta nên làm bây giờ dể thể hiện tinh thần yêu nước là kêu gọi bạn bè, người thân nên ở nhà, hạn ché ra đường ( trừ trường hợp thật sự cần thiết),rửa tay thường xuyên bằng cồn rửa tay, xà phòng..... và hạn chế ra nơi đông người,.................................. để cùng cả nước chung tay chống dịch. Để tất cả người dân Việt Nam tự hào hơn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Bạn tham khảo nhé
Chúc bạn học tốt
Trong trận quyết chiến tấn công giặc, cảm xúc của tác giả được thể hiện là cảm xúc buồn thương sâu sắc trước sự ra đi anh dũng của họ. Họ đã hi sinh vì dân, vì nước và đó là một sự cống hiến cao cả, đáng tự hào và trân trọng. Họ sẽ mãi là bức tượng đài bất tử của một thế hệ chiến đấu hết mình vì độc lập của dân tộc. Và họ sẽ mãi là tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo để thấy được sự thiêng liêng của nền độc lập, từ đó càng thêm quý trọng và ra sức bảo vệ nền độc lập ấy.
Tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc hiện nay đang được phát huy rất mạnh mẽ.Như chúng ta đã thấy,tình yêu nước vốn là đạo lí,là truyền thống quý báu của ông cha ta,dân tộc ta.Thế hệ trẻ ngày nay đã và đang kế thừa phát huy tình yêu nước của cha ông ta,thể hiện bằng việc làm cụ thể như : cố gắng học tập,trang bị đầy đủ cho bản thân những tri thức,kĩ năng,đạo đức...để chuẩn bị cho hành trình xây dựng,cống hiến đất nước.Nêu cao tinh thần tự hào,lòng tự tôn dân tộc,quảng bá hình ảnh nước ta ra thế giới qua nhiều lĩnh vực.Luôn đoàn kết,vượt qua khó khăn trên nhiều lĩnh vực như lao động sản xuất,bảo vệ Tổ quốc.Đặc biệt trong tình hình hiện nay,dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra phức tạp,cả nước nói chung và thế hệ trẻ nói riêng đang chung tay đẩy lùi đại dịch Covid gây ra,quyết chiến thắng đại dịch.Bên cạnh đó,vẫn còn một số người quay lưng lại với quê hương,có lối sống lệch lạc,thờ ơ,vô trách nhiệm với quê hương,đất nước,cần lên án và phê phán.Chính vì vậy,cần phải yêu quê hương,đất nước,tự hào về truyền thống tốt đẹp và bảo vệ,giữ gìn truyền thống quý báu đó.Tóm lại,bản thân là một học sinh,cần ra sức học tâp,rèn luyện phẩm chất đạo đức,nâng cao trình độ,giữ gìn a=và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc.
Hok tốt
Tham khảo nha :
Đất nước kết tinh, hóa thân trong mỗi con người. Con người phải có tinh thần cống hiến, hi sinh, có tinh thần trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương xứ sở. Đúng như Nguyễn Khoa Điềm đã viết “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” – đó là lời thơ dung dị về tình yêu đất nước trong mỗi con người. Đất Nước là nơi ta sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi ta được đến trường, được yêu thương và được làm người. Vì vậy, tình yêu đất nước là tình cảm thường trực trong mỗi con người chúng ta. Tôi còn nhớ đến một câu nói nổi tiếng của một cố tổng thống Mỹ “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà bạn phải hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc”. Đó là câu hỏi đặt ra với tất cả mọi người chúng ta. Đất nước – dân tộc là thiêng liêng là sự hòa kết giữa nhiều tế bào sống. Vì vậy, sự tồn tại của cá nhân chỉ có ý nghĩa khi hòa nhập vào cộng đồng. Có như vậy mới đem lại sự thành công trong sự nghiệp chung. Bên cạnh đó chúng ta cần phải phê phán những người có lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mình. Lòng yêu nước là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng, mỗi con người chúng ta cần nhận thức được tình cảm cao đẹp ấy để sống cho ra cuộc sống con người.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước ấy xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
Cuộc sống là một cuộc hành trình mà trên đó con người sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức, khó khăn trong việc xử lí các mối quan hệ, thậm chí là khó khăn trong việc giữ gìn và bảo vệ cuộc sống… Vậy điều gì tạo nên sức mạnh cho con người tồn tại và sống tốt trong cuộc đời? Đó là lòng dũng cảm.
Dũng cảm nghĩa là có dũng khí vươn lên, đối đầu với nguy hiểm, khó khăn để làm những việc có ích cho cuộc sống của chính mình cũng như cho xã hội. Ta thấy những người dũng cảm có ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, có lòng nhân ái thiết tha nên sẽ là cơ sở để sinh ra lòng dũng cảm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta đã biết đến nhiều gương các anh hùng đã dũng cảm hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Đó là những La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Lê Văn Tám…Các anh đã cho ta một bài học về sự dũng cảm. Biết đương đầu với hoàn cảnh, ý chí, nghị lực và lòng dũng cảm sẽ làm nên những điều giá trị. Đứng trước quân thù tàn ác mà họ không bao giờ khuất phục, các chiến sĩ vẫn hô vang những khẩu hiệu cổ vũ đấu tranh giành độc lập. Hay những thiếu niên nhi đồng tuổi chưa đến chín mười, ra tay giết giặc diệt loài xâm lăng. Anh đội viên Kim Đồng rất dũng cảm, giặc đến nhà vẫn cố sức giấu cán bộ, anh ngã xuống mà không một tiếng kêu. Còn chú bé Lượm tuổi nhỏ mà vượt qua mặt trận, Đạn bay vèo vèo, không sợ nguy hiểm, đi vào chốn bom rơi lửa đạn mà vẫn vui tươi, yêu đời, đến khi ngã xuống mà chú vẫn còn cầm chắc trong tay ngọn lúa, vẫn giữ lòng dũng cảm. Phải có một tinh thần, một nghị lực, một lòng yêu nước lớn lao thì mới có những sự hi sinh, cống hiến như vậy.
Dũng cảm còn biểu hiện trong sự lựa chọn con đường đi cho mình, dù biết rằng con đường đó gian nan, là dao kề cổ súng kề thân. Là thân sống chỉ như một nửa, nhưng họ vẫn quyết tâm theo Đảng, theo cách mạng. Vì họ có lòng tin vào lí tưởng của Bác, của Đảng Cộng sản, vào lòng tin của chính mình. Còn nhớ ngày nào chàng trai Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mà chỉ đưa hia bàn tay ra mà nói: Đây! Tiền đây…Phải dũng cảm, sáng suốt lựa chọn lắm thì Người mới ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh như vậy. Trên mặt trận ta có những anh hùng, trong lao động sản xuất ta cũng có những anh hùng lao động. Họ là những chiến sĩ trên mặt trận hậu phương, dù không tay gươm tay súng nhưng họ có tay cuốc tay cầy dũng cảm vẫn làm việc trong bom đạn ào ào dội xuống. Bà má Hậu Giang, những chị Hai năm tấn…là những tấm gương về một hậu phương giỏi, một hậu phương dũng cảm kiên cường. Họ vừa phải chiến đấu, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ mà hậu phương giao phó, trong chiến tranh họ vẫn chắc tay súng, vững tay cầy.
Chiến tranh thường tạo nên những anh hùng, nhưng không phải chỉ chiến tranh mới có anh hùng. Ngay trong thời bình thì những tấm gương về người dũng cảm, về anh hùng thời đại mới cũng rất nhiều. Hiện nay, Việt Nam còn là nước nghèo, mặc dù đã phát triển nhưng đời sống ở một số nơi vẫn còn khó khăn. Điều đặc biệt là những nơi khó khăn như vậy lại thường ươm mầm cho những sự vượt khó, sáng tạo. Và vì thế sự dũng cảm còn là sự vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để sống tốt hơn, con người biết vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Chúng ta đã chứng kiến nhiều những bạn tật nguyền nhưng không mặc cảm mà đã tự mình học tập, phấn đấu để trở thành những “hiệp sĩ” trong các ngành khoa học. Họ đã dũng cảm vượt lên số phận của mình để hòa nhập với cuộc sống xã hội. Nhiều thanh niên sau khi học ở thành phố đã quyết định đi lên những vùng khó khăn để làm kinh tế. Hay những cô giáo chịu bỏ lại cuộc sống đầy đủ của mình nơi đô thị phồn hoa để gánh cái chữ lên non dạy cho các em vùng cao. Tất cả đã hi sinh cuộc sống riêng tư của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Hay một cậu bé đã nhảy vào dòng lũ để cứu bạn mình, đã làm chúng ta phải cảm động vô cùng.
Xã hội ta đang đứng trước nhiều tệ nạn, sự phát triển của các tệ nạn này càng lan rộng. Có những cá nhân lại thờ ơ lãnh đạm trước những tiêu cực đang diễn ra trước mắt mình. Nhưng cũng có người mạnh dạn tố cáo những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của bọn xấu. Chúng ta được biết đến một thầy giáo ở tỉnh Hà Tây đã đưa ra những tiêu cực trong thi cử tại tỉnh nhà mà không sợ một thế lực nào cả. Ai cũng nhìn thấy nhưng không phải ai cũng làm được như vậy. Đó là sự dũng cảm biết đứng lên tố cáo, đưa cái xấu ra trước pháp luật. Những việc như vậy rất được xã hội tuyên dương. Còn nhiều tấm gương sẵn sàng đứng về phía lẽ phải, họ đã lên tiếng nói những lời nói mà trước kia nhiều người muốn nói nhưng không nói được.
Đối với những học sinh thì sao? Lòng dũng cảm được thể hiện trong sự vươn lên học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn, rồi biết đấu tranh cho những tiêu cực ở học đường. Trong các ngôi trường không thiếu những bạn học sinh đã mạnh dan tố cáo những hành vi sai trái của bạn bè cũng như của giáo viên. Gần đây ở một số trường cao đẳng, đại học xảy ra tình trạng sinh viên dùng tiền để mua điểm, hay giáo viên có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp…làm xã hội rất bức xúc. Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó. Họ không một chút nghi ngại mà thẳng thắn trình bày trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch nghành Giáo dục. Là một học sinh thì không chỉ biết tránh xa những tiêu cực, mà còn phải dũng cảm đưa chúng ra ánh sáng. Lòng dũng cảm cũng sẽ trở nên gần gũi hơn khi bạn biết nói ra những gì sai trái xung quanh mình.
Dũng cảm không là những gì xa xôi, nó ở ngay trong chính mỗi người, điều quan trọng là phải thể hiện và rèn luyện nó ra sao mà thôi. Sự dũng cảm sẽ giúp gì cho ta? Tất cả những tấm gương về lòng dũng cảm ở trên đều cho ta thấy rằng lòng dũng cảm đã nâng giá trị của bản thân lên rất nhiều. Nó khẳng định sức mạnh của con người trước những thế lực của tự nhiên và xã hội. Như chúng ta biết, sự đấu tranh giữa kẻ xấu và người tốt là cuộc đấu cần đến sự chấp nhận đương đầu với gian nguy, có khi là một mất một còn. Nhưng nếu ta dũng cảm chiến đấu đến cùng thì cái xấu bao giờ cũng tiêu diệt. Và khi đó con người thật là vĩ đại, vì ta làm được những gì mà người khác sợ không thể làm. Chính đó sẽ giúp cho xã hội của ta thêm phát triển, ngày càng tốt đẹp hơn. Vì xã hội sẽ ngày càng loại dần tiêu cực, bất công nhờ sự dũng cảm của mỗi người. Nếu được như vậy, con người sẽ có lòng tin vào cuộc sống hiện tại, họ sẽ vui sống để đón chờ một tương lai tươi sáng phía trước. Sự dũng cảm còn giúp con người tạo dựng những giá trị vật chất và tinh thần. Một người có hoàn cảnh khó khăn mà dũng cảm vượt qua mọi thử thách họ sẽ lớn lên nhiều, họ có thể tự tạo lập cho mình cuộc sống riêng. Như vậy lòng dũng cảm còn thúc đẩy sự tự lập trong mỗi con người. Khi họ thành công họ sẽ tin vào bản thân, tin vào khả năng có thực của mình và họ sẽ tiếp tục dũng cảm vượt lên trên cuộc sống.
Nói về lòng dũng cảm nghe ta rất dễ, nhưng để rèn luyện và thực hiện nó thì không phải đơn giản. Trong thời chiến thì đó được làm nên từ lòng yêu nước, yêu cách mạng, nhưng trong thời bình lòng dũng cảm cần được bồi đắp bằng lòng yêu thương con người, yêu cái thiện, yêu cái đẹp, ghét cái xấu. Đặc biệt, cần biết được đâu là cái ác, cái xấu để đứng lên đấu tranh, thì cần có một kiến thức, vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Những thứ đấy đâu mà có? Không có ở đâu khác có từ sách vở, từ những bài học giáo dục công dân, bài văn, bài sử…cho ta thấy đâu là chân, thiện, mĩ. Những kiến thức đã có thì cần phải rèn kĩ năng, thái độ cho mình để có niềm tin rằng mình sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách.
Lòng dũng cảm màn giá trị lớn lao. Nơi nào có sự dũng cảm thì nơi đó cái xấu sẽ không có cơ hội xuất hiện. Nhưng để có lòng dũng cảm thì không phải dễ dàng. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn phải biết hoàn thiện lòng dũng cảm của mình. Lòng dũng cảm sẽ giúp hình thành một nhân cách tốt cho thế hệ trẻ. Nếu thế hệ trẻ ngày nay không dũng cảm đương đầu với thử thách thì họ sẽ không đưa được đất nước của mình phát triển, họ sẽ trở thành những người sống thu mình, khép kín, luôn trong sự lo lắng, sống thiếu bản lĩnh. Mỗi người cần quyết tâm rèn luyện lòng dũng cảm, để chúng ta sống tốt hơn, để xã hội của ta hoàn toàn trong sạch, thực sự có đủ điều kiện để chúng ta phát triển toàn diện.
Dù ở nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần lòng dũng cảm. Trong những cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc chúng ta đã có rất nhiều những tấm gương dũng cảm, vì nước quên thân, luôn sẵn sàng đối mặt với kẻ thù, với khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh mất mát. Những anh vệ quốc quân, giải phóng quân đã trở thành những biểu tượng đẹp về lòng dũng cảm.
Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của con người. Bởi trong cuộc đời mình, chúng ta luôn phải đối diện với khó khăn, thử thách. Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để con người có thể vượt lên mọi gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngự thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù … và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình. Người chiến sĩ ung dung, bình thản, không hề run sợ trước mũi súng quân thù, đó là dũng cảm. Chú bé thoăn thoát bước đi dưới làn đạn quân thù để đưa cho được bức thư đề “thượng khẩn”. Chị Trần thị Lí không hề run sợ và không chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dã man của giặc. Trước những khó khăn, hiểm nguy, con người vẫn quyết tâm làm việc, hoàn thành nhiệm vụ, đó là dũng cảm. Dũng cảm là sẵn sàng đối diện với gian khó để thực hiện cho được mục đích đề ra.
Trong cuộc sống hoà bình, chúng ta vẫn hàng ngày hàng giờ chứng kiến những hành động dũng cảm. Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái của người khác dù đó là những kẻ có chức có quyền, những chiến sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình, một bạn học sinh sẵn sàng lao xuống dòng nước chảy xiết đề cứu bạn… Những con người dũng cảm ấy đã góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Chiến thắng được người khác đã rất khó khăn, nhưng chiến thắng được chính bản thân mình còn khó khăn hơn nhiều. Dũng cảm để nhìn ra và công nhận những sai lầm khuyết điểm của mình. Dũng cảm để chiến thắng những ham muốn cá nhân, những tham vọng và những nhu cầu vô tận của mình. Không đủ nghị lực để vượt qua khó khăn đã bao người rơi vào cạm bẫy của những cám dỗ, để rồi trở nên nghiện ngập, trộm cắp… Không đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật, để sửa chữa sai lầm mà bao người ngày càng dấn sâu vào con đường tội lội để rồi khi có đủ dũng khí nhìn lại thì đã quá muộn.
Chúng ta đã nghe nói rất nhiều đến lòng dũng cảm. Đó là một phẩm chất của những người anh hùng, làm nên những tấm gương anh dũng, song đó cũng là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người. Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với bao nhiêu thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện. Cùng với lòng trung thực, dũng cảm sẽ là tố chất để mỗi người có thể là một người tốt.