K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2018

? Tại sao văn hóa thời Lý còn gọi là văn hóa Thăng Long?

Sự kiện nhà Lý rời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long. Đây là bước phát triển vượt bậc của nhà Lý. Cũng giống như một số nền văn minh khác được đặt tên theo địa danh: Văn minh sông Ấn, Sông Hằng. Nền văn hóa của thời Lý cũng phát triển tại Thăng Long nên là gọi là Văn hóa Thăng Long.

#

5 tháng 1 2020

1. / - Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo "tiến công trước để tự vệ". 

      - Ý nghĩa lịch sử:

    + Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược Tống bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người.

    + Kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt. Chiến công của ông xứng đáng được sử sách dân tộc lưu mãi muôn đời.

    + Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

2./

Xã hội

- Bộ máy thống trị: vua quan, quý tộc.

- Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tì.

- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.

Văn hóa

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng Phật giáo.

 Giáo dục :

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

5 tháng 1 2020

Nhớ k cho mk nha

6 tháng 3 2023

* Thăng Long:

- Ý nghĩa: Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, “Long” có nmghiax là “Rồng”. Được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam.

- Lịch sử: Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã có tổng cộng 16 tên gọi cả tên chính quy và tên không chính quy, như: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội, Tràng An, Phượng Thành, …

 

* Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.

* Hà Nội: So với tên gọi Thăng Long với ý nghĩa chủ yếu có tính cách lịch sử (dù chỉ đưới dạng truyền thuyết: ghi lại sự kiện có rồng hiện lên khi Vua tới đất Kinh đô mới), thì tên gọi Hà Nội có tính cách địa lý, với nghĩa “bên trong sông”. Nhưng nếu xét kỹ trên bản đồ thì chỉ có Sông Nhị là địa giới Tỉnh Hà Nội cũ về phía Đông, còn Sông Hát và Sông Thanh Quyết không là địa giới, như vậy có bộ phận Tỉnh Hà Nội không nằm bên trong những con sông này. Và khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, tên gọi lại càng không tương xứng với thực địa.

     Trung văn đại từ điển, tập 19 (Đài Bắc 1967, tr.103) cho biết Hà Nội là tên một quận được đặt từ đời Hán (202 Tr.CN - 220 S.CN) nằm phía Bắc Sông Hoàng Hà. Tên Hà Nội từng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (hạng Vũ Kỷ), kèm lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. Rất có thể Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm, nhưng tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa”, để đối phó với những điều dị nghị. Chính cách đặt tên đất “dựa theo sách cũ” đã lại được thực thi, sau này, năm 1888 Thành Hà Nội và phụ cận trở thành nhượng địa của thực dân Pháp, tỉnh lỵ Hà Nội phải chuyển tới Làng Cầu Đơ (thuộc Huyện Thanh Oai, Phủ Hoài Đức), cần có một tên tỉnh mới. Người ta đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng, 3) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”. Dựa theo câu trên, người ta đặt tên tỉnh mới là Hà Đông, tuy rằng tỉnh này nằm ở phía Tây Sông Nhị, theo thực địa phải đặt tên là Hà Tây mới đúng.

16 tháng 3 2016

Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các vương triều Lý, Trần, Hồ đã chứng kiến một sự phát triển rực rỡ về văn hoá. Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt. Như Lê Quý Đôn đã nhận định “Nước Nam Ở hai triều Lý, Trần nổi tiếng là văn minh”.

Đây là những thế kỷ phục hưng của nền văn hóa Việt cổ bản địa (văn minh Văn Lang – Âu Lạc) trên nền tảng của sự khôi phục độc lập dân tộc và sự giữ vững chủ quyền quốc gia qua những cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Tống, Nguyên thắng lợi. Vị thế độc lập về chính trị – dẫn đến ý thức độc lập về văn hóa “Nam Bắc đều chủ nước mình, không phải noi nhau” (lời Trần Nghệ Tông). Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tìm về cội nguồn đã thấm đậm trong môi trường văn hóa thời Lý -Trần.

Cùng với sự phục hưng, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ đã trở nên phong phú và phát triển ở một tầm cao mới qua một quá trình tiếp biến và tích hợp văn hóa. Trên cơ sở cốt lõi của nền văn hóa Việt cổ, với tư cách là những vương triều phong kiến độc lập, các triều đình Lý, Trần đã tự nguyện, chủ động tiếp thu và cải biến những yếu tố của văn hóa Đông Á Trung Hoa, cũng như của nền văn hóa Champa phương Nam chịu ảnh hưởng Ấn Độ, tích hợp vào nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên lúc này, những ảnh hưởng văn hóa ngoại sinh du nhập còn ở mức độ hạn chế, được gạn lọc luyện hợp thành những yếu tố nội sinh.

Cũng như về mặt xã hội, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ đã pha trộn và hỗn dung giữa những yếu tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa. Sự cân bằng đó thể hiện trong tính đối trọng lưỡng nguyên và đan xen giữa Phật, Đạo và Nho, giữa văn hóa dân gian làng xã và văn hóa quan liêu cung đình. Xu hướng phát triển là từ yếu tố vượt trội của văn hóa Nam Á dân gian Phật giáo trong thời kỳ đầu chuyển dần sang sắc thái văn hóa Đông Á quan liêu Nho giáo trong giai đoạn cuối.

Nguồn: Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc. Tr 94-95

Tôn giáo tín ngưỡng

Nhìn chung, các nhà nước Lý – Trần đã chủ trương một chính sách khoan dung hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dân gian, Phật, Đạo, Nho. Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo tịnh tồn ở thời kỳ này. Nói như Phan Huy Chú, “thời Lý – Trần, dù là chính đạo hay dị đoan đều được tôn chuộng, không phân biệt”. Trên nền tảng đó, nhìn chung các tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo và đặc biệt là Phật giáo đã được tôn sùng.

Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục thờ Mẫu, tục sùng bái anh hùng, pha trộn với Đạo giáo đã được tự do phát triển và khuyến khích. Trong hai tác phẩm Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái, rất nhiều vị thiên thần và nhân thần, các anh hùng và danh nhân đã được truyền thuyết hóa và tôn vinh. Theo dã sử, đời Lý Thần Tông, có Trần Lộc, dựa trên các tín ngưỡng dân gian đã lập nên đạo Nội tràng. Hình tượng Phật Mẫu Man nương (có nguồn gốc từ chùa Dâu) đã được sùng bái, thờ cúng ở rất nhiều nơi.

Các đạo sĩ Đạo giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh thời Lý – Trần. Họ được triều đình mời đi trấn yểm các núi sông trong nước, vào cung làm lễ tống trừ ma quỷ đêm 30 Tết, làm phép cầu đảo chống hạn, trừ sâu lúa, giảng giải cho vua về phép tu luyện. Những đạo sĩ nổi tiếng là Thông Huyền, Hứa Tông Đạo Huyền Vân. Một số đạo sĩ kiêm thiền tăng như Trần Tuệ Long, Trịnh Trí Không, Nguyễn Bình An. Một số đạo quán đã được xây dựng như Thái Thanh cung, Cảnh Linh cung, Ngã Nhạc quán. Đạo học, cùng với Phật học và Nho học đã được đưa vào nội dung các kỳ thi Tam giáo.

Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý- Trần, được coi như một Quốc giáo. Hầu hết các vua Lý (Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông, Anh Tông) và nhiều vua Trần (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông) đều sùng Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật…. Như năm 1031, vua Lý xuống chiếu phát tiền, thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chỗ. Nhiều quý tộc tôn thất đã quy Phật như Hoàng hậu Ỷ Lan, Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung. Khắp nơi, nhiều chùa chiền đã được xây dựng như các chùa Diên Hựu (Một Cột), Phật Tích, Long Đội, Báo Thiên, Bối Khê, Thái Lạc, Phổ Minh, cụm quần thể chùa tháp ở Yên Tử. Phần lớn các công trình này đã được nhà nước tài trợ. Đông đảo quần chúng bình dân trong làng xã nô nức theo đạo Phật. Lê Quát sống vào cuối đời Trần, nhận xét :”Từ trong kinh thành cho đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ tin, hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiền… Dân chúng quá nửa nước là sư…”.

Thời Lý – Trần, có rất nhiều vị sư tăng nổi tiếng trong cả nước, có uy tín và địa vị chính trị- xã hội. Có thể kể các nhà sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Thông, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Giác Hải, Pháp Loa Huyền Quang. Có 3 tông phái chủ yếu: Tịnh Độ tông thờ đúc Phật Adiđà, chú trọng đến lễ thức lên chùa lễ Phật, phổ biến trong quần chúng bình dân làng xã; Mật tông là tông phái Phật giáo có sử dụng nhiều phép lạ, phần nào có ảnh hưởng của Đạo giáo (như các nhà sư Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không) ; Thiền tông vốn có truyền thống từ lâu, là tông phái có thế lực lớn nhất, chú trọng đến thiền định về tư tưởng, chủ trương Phật tại Tâm, được các giới quý tộc, trí thức hâm mộ. Có 2 phái Thiền tông chính: Phái Thảo Đường do Lý Thánh Tông sáng lập, có nơi trụ trì chính là chùa Khai Quốc (Trấn Quốc, Hà Nội); phổ biến hơn cả là phái Trúc Lâm, do 3 vị tổ sáng lập:Trần Nhân Tông (tức Điều Ngự Giác Hoàng), Pháp Loa và Huyền Quang, nơi trụ trì chính là cụm chùa ở núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh).

Nhà nước Lý – Trần tôn chuộng đạo Phật, trong bối cảnh của sự khoan dung, hòa hợp tôn giáo “Tam giáo đồng nguyên”, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật và Nho, giữa giáo lý và thực tiễn đời sống. Trần Thái Tông nói : “Đạo giáo của đức Phật là để mở lòng mê muội, là con đường tỏ rõ lẽ tử sinh. Còn trách nhiệm nặng nề của tiên thánh tà đặt mực thước cho tương lai,nêu khuôn phép cho hậu thế”. Trần Nhân Tông thì chủ trương “Sống với đời, vui vì đạo” (Cư trần lạc đạo). Đạo Phật thời Lý – Trần đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính sách thân dân, khoan dung), là đối trọng tư tưởng của Nho giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo.

văn hóa thời lý
Cuối thời Trần, khi Nho giáo và Nho học phát triển, trong điều kiện xuất hiện một bộ phận tăng ni biến chất và thoái hóa, Phật giáo đã bước đầu bị một số nho sĩ như Lê Văn Hưu, Lê Quát, Trương Hán Siêu bài xích. Hồ Quý Ly ra lệnh sa thải bớt tăng đồ, ai chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo vẫn rất sâ đậm trong xã hội, nhất là trong các làng xã.

Cùng tồn tại với Phật giáo, nhưng Nho giáo thòi Lý – Trần đã có xu hướng phát triển ngượ lại với Phật giáo. Trong khi thế lực Phật giáo có chiều hướng suy giảm dần, thì thế lực của Nho giáo lại ngày càng tăng tiến, từ chỗ lúc đầu mới chỉ là một nền văn hóa giáo dục được nhà nước phong kiến chấp nhận trên nguyên tắc dùng làm học thuyết trị nước tới chỗ sau đó (thời cuối Trần) đã trở nên một ý thức hệ đang trên đà thống trị xã hội.

Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc dưới một phương thức giao lưu văn hóa cưỡng chế, vì vậy, trong hơn 10 thế kỷ, nó vẫn chỉ là một lớp váng mỏng đọng lại trong tầng lớp ưu tú, ảnh hưởng xã hội rất nhỏ bé. Đến thời Lý – Trần, nó đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử. Do vậy, các nhà vua sùng Phật thời Lý – Trần vẫn cần đến một sự bổ trợ của Nho giáo. Trần Thái Tông nói: “Bậc đại thánh và đại sư đời trước không khác gì nhau. Như thế đủ biết đạo giáo của Đức Phật phải nhờ đến tiên thánh [chỉ Khổng Mạnh] mà truyền lại cho đời…”..
văn hóa thời lý
Thời Lý, Nho giáo được nhà nước chấp nhận, nhưng vẫn giữ một vị trí khá khiêm tốn. Năm 1070,Văn Miếu được xây dựng, thờ Chu Công, Khổng Tử và các vị tiên hiề, làm nơi dạy học Hoàng Thái tử. Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi Thái học sinh đầu tiên, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh;năm 1076, mở trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1086, Triều đình lập Hàn lâm viện, nho sĩ Mạc Hiển Tích được tuyển bổ làm Hàn lâm học sĩ. Qua thời Trần, Nho giáo và Nho học khởi sắc hơn. Nhiều trường Nho học được mở, khoa cử đều kỳ hơn. Các vua Trần đã cố gắng dung hòa Phật – Nho trong đường lối trị nước. Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An… Họ đã dần dần tham chính, nắm giữ các chức vụ trọng trách trước đây chỉ dành cho tầng lớp quý tộc tông thất. Trường hợp của Đoàn Nhữ Hài, từ một nho sinh giúp vua làm tờ biểu tạ tội, sau được thăng đến chức Hành khiển, là một ví dụ tiêu biểu.

Thời cuối Trần, quá trình Nho giáo hóa đời sống chính trị – xã hội đã diễn ra một cách quanh co phức tạp. Một mặt, một số Nho sĩ đã nhiệt thành cổ vũ tuyên truyền cho đạo Nho và mô hình Nho giáo, bài xích Phật giáo. Trương Hán Siêu tuyên bố: “Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo Nghiêu Thuấn, không bày tỏ, không phải đạo Khổng Mạnh, không trước thuật…”. Nhóm nho sĩ Lê Quát, Phạm Sư Mạnh đề nghị triều đình tiến hành cải cách thể chế theo hướng Nho giáo hóa, mô phỏng thiết chế Trung Hoa nhà Minh. Mặt khác, quá trình Nho giáo hóa đã gặp sự phản ứng từ nhiều phía, trước hết từ chính bản thân một số vua Trần. Minh Tông cho rằng “nhà nước đã có phép tắt nhất định, Nam Bắc khác nhau”. Nghệ Tông kiên quyết phản bác: “Triều trước [nhà Lý] dựng nước , có luật pháp, chế độ riêng, không t...

17 tháng 3 2016

Chứng minh Văn hóa Thăng long thời Lý - Trần - Hồ phong phú, đa dạng và thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.

* Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

- Nho giáo: là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Phật giáo: được truyền bá sâu rộng vào cuộc sống tinh thần của nhân dân và được giai cấp thống trị tôn sùng. Một số nhà sư như: Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh tham gia vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Một số vị vua thời Lý - Trần đã tìm đến Phật giáo.

- Đạo giáo: được truyền bá trong nhân dân, hòa nhập với tín ngưỡng dân gian.

* Giáo dục, văn học nghệ thuật

- Giáo dục: Thời Lý, năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu, năm 1075 nhà Lý tổ chức thi Minh Kinh bác học và Nho học tam trường.

Thời Trần: tổ chức đều đặn các kì thi, năm 1247 đặt lệ lấy "tam khôi" và mở rộng Quốc tử giám.

+ Văn học: văn học chữ Hán phát triển với hàng loạt bài hịch, bài phú nổi tiếng: Hịch tướng sĩ, Bặch Đằng giang phú....

Văn học chữ Nôm ra đời trên cơ sở từ chữ Hán và xuất hiện một số nhà thơ Nôm.

+ Nghệ thuật: Kinh đô Hoa Lư, kinh đô Thăng Long thể hiện kiểu kiến trúc độc đáo, ngoài ra còn có chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên...

Thành nhà Hồ đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật kiến trúc.

Điêu khắc, sân khấu chèo, tuồng, múa rối... rất phát triển.

* KHoa học kỹ thuật

Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử lược;

Khoa học quân sự: Minh thư yếu lược...

Hồ Nguyên Trừng sáng chế súng thần cơ và đóng thuyền chiến có lầu.

* Văn hóa Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

- Tư tưởng tôn giáo: tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ nước ngoài, người Việt đã hòa lẫn với tư tưởng tình cảm tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng.

- Văn học phát triển với hàng loạt thơ ca phú hịch... magn đậm tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

- Trên cơ sở chữ Hán, chữ Phạn người Việt sáng tạo chữ viết riêng để ghi chép sáng tác thơ văn.

- Nghệ thuật: hình thành nghệ thuật dân tộc trên mọi lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, múa rối... tinh tế, độc đáo, mang tính dân tộc.

- Khoa học kĩ thuật: có những bộ lịch sử dân tộc, địa lí lịch sử, bản đồ đất nước.

- Người Việt tiếp nhận các thành tựu khoa học kĩ thuật phương Tây, chế tạo được súng, đóng thuyền chiến.

15 tháng 2 2022

Tham khảo:

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông
 

15 tháng 2 2022

tham khảo

 

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.