K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2018

DÀN Ý

- Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.

- Thân bài :

+ Giải thích câu tục ngữ: xấu hổ; Thái độ của con người đối với việc học và sự hiểu biết.

+ Bàn bạc:

Tại sao đừng xấu hổ khi không biết? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.

Tại sao chỉ xấu hổ khi không học? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, hoàn hảo hơn.

Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành,…

+ Bài học rút ra: Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập vươn lên. Khẳng định việc học là một nghĩa vụ thiêng liêng, không chịu học là điều đáng xấu hổ. Không xấu hổ khi không biết nhưng không lấy đó làm điều để tự đánh lừa mình, để biện hộ cho thái độ không chịu học tập, tìm hiểu thêm. Phải biết xấu hổ nhưng xấu hổ đúng với điều cần xấu hổ và biết phấn đấu để không còn phải xấu hổ nữa.

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa xâu xa của câu tục ngữ " Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học " và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên. Và phải luôn luôn nhắc nhở bản thân rằng “học, học nữa, học mãi…”.

3 tháng 6 2018

Kiến thức là vô hạn vì thế con người không thể biết hết hoặc biết một cách toàn diện. Khi đó, chúng ta cần phải trao dồi, trau chuốt cho những kiến thức, tri thức mà mình chưa được biết. Khi không biết một kiến thức nào đó, đừng xấu hổ, vì chúng ta chưa tìm hiểu, chưa nghiên cứu về lĩnh vực đấy mà thôi( vô ý ). Lúc ấy, hãy cố gắng rèn luyện, tìm tòi, hỏi! Đó là cách để chúng ta có thêm được nguồn tri thức. Còn không học đồng nghĩa với việc chúng ta cố tình không biết, sẽ làm chúng ta thiếu hiểu biết trước bạn bè. Điều đó dẫn đến việc bị xấu hổ vì không biết một thứ gì cả. Nó làm cho con người ngu dần đi một cách vô ý thức. Nảy sinh ra nhiều hệ lụy khác nhau. Lúc ấy, sẽ trợ thành một thành phần không trí thức, gây chậm phát triển đối với đất nước, xã hội.

7 tháng 2 2021

Câu tucj ngữ

 

Học thầy ko tày học bn

Ko thầy đố mày làm nên

- Khác:

   + Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục

   + Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè

- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 không loại trừ nhau.

- Em rút ra được bài học từ hai câu tục ngữ đó: cần phải học tập từ cả thầy và bạn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Câu tục ngữ số (15) trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt.

- Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

(1) Đói thì ăn ráy ăn khoai

Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng

(2) Làm trai lấy được vợ hiền

Như cầm đồng tiền mua được miếng ngon

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (13).

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ: (9), (10), (14), (15).

26 tháng 10 2016

Thầy bói nói dưạ

Ăn ốc nói mò

Thấy cây mà ko thấy rừng

Chúc bn hok tốt !

26 tháng 10 2016

Ăn ốc nói mò

Biết 1 mà không biết 2

 

26 tháng 10 2016
1 Phù thuỷ, thầy bói, lái trâu
Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn
2
Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi
3 Tử vi xem số cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu
28 tháng 10 2016

A[sửa]

  • Ác như hùm
  • Ác giả ác báo
  • An bần lạc đạo
  • An cư lạc nghiệp
  • An phận thủ thường
  • An thân thủ phận
  • Án binh bất động
  • Anh em cột chèo
  • Anh hùng không có đất dụng võ
  • Anh hùng mạt lộ
  • Anh hùng nhất khãng
  • Anh hùng rơm
  • Anh hùng tạo thời thế
  • Ao có bờ sông có núi
  • Ao liền ruộng cả
  • Ao sâu nước rộng
  • Ao tù nước đọng
  • Ào ào như thác đổ
  • Áo ấm cơm no
  • Áo đơn đợi hè
  • Áo gấm đi đêm
  • Áo đơn lồng áo kép
  • Áo gấm đi về

Ă[sửa]

  • Ăn báo cô
  • Ăn Kinh mặc Bắc (Bắc= miền bắc, Kinh= cố đô Huế)
  • Ăn bằng nói trắc
  • Ăn bơ làm biếng
  • Ăn bờ ở bụi
  • Ăn bớt đọi, nói bớt lời
  • Ăn bữa hôm lo bữa mai
  • Ăn bớt ăn xén
  • Ăn cháo đá chén
  • Ăn chẳng nên đọi, nói chẳng nên lời
  • Ăn đơm nói đặt
  • Ăn cơm Tàu, ở Nhà Tây, lấy vợ Nhật
  • Ăn cơm trước kẻng
  • Ăn thùng uống vại
  • Ăn ốc nói liền
  • Ăn như rồng leo, nói như mèo mửa, làm như rồng cuốn
  • Ăn cây nào, rào cây đấy
  • Ăn cây táo, rào cây sung
  • Ăn chắc mặc bền
  • Ăn cay nuốt đắng
  • Ăn cắp uống rượu
  • Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt
  • Ăn cần ở kiệm
  • Ăn cây nào rào cây nấy
  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • Ăn quả vả, trả quả sung
  • Ăn cây táo rào cây sung
  • Ăn cháo đá bát , ăn cức đá bát
  • Ăn cháo lá đa
  • Ăn chay nằm mộng
  • Ăn chay niệm Phật
  • Ăn chắc mặc bền
  • Ăn chực nằm chờ
  • Ăn chưa no lo chưa tới
  • Ăn chung ở lộn
  • Ăn chung máng, ở chung chuồng
  • Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
  • Ăn cơm chúa, múa tối ngày
  • Ăn cơm có canh, tu hành có bạn
  • Ăn cơm lừa thóc, ăn cóc bỏ gan
  • Ăn cơm mới nói chuyện cũ
  • Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng
  • Ăn đến nơi, làm đến chốn
  • Ăn cơm thiên hạ
  • Ăn vóc học hay
  • Ăn đất nằm sương
  • Ăn đói mặc rách
  • Ăn đói mặc rét
  • Ăn đong ở đợ
  • Ăn đời ở kiếp
  • Ăn gan uống máu
  • Ăn giả làm thật
  • Ăn gian nói dối
  • Ăn giập miếng trầu
  • Ăn gió nằm mưa
  • Ăn gửi nằm chờ
  • Ăn hiền ở lành
  • Ăn hương ăn hoa
  • Ăn hơn nói kém
  • Ăn khỏe như thần trùng
  • Ăn không ăn hỏng
  • Ăn không nên đọi, nói không nên lời
  • Ăn không ngồi rồi
  • Ăn không ngon, ngủ không yên
  • Ăn không nói có
  • Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ
  • Ăn lông ở lỗ
  • Ăn mày cầm tinh bị gậy
  • Ăn mày đòi xôi gấc
  • Ăn mày quen ngõ
  • Ăn mắm mút dòi
  • Ăn mặn khát nước
  • Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

C[sửa]

  • Con cái mất dạy(Alice)
  • Cha nào con nấy
  • Chân lấm tay bùn
  • Chân cứng đá mềm
  • Châu chấu đá xe
  • Cò bay thẳng cánh
  • Có mới nới cũ
  • Có qua có lại
  • Có tật giật mình
  • Con nhà lính, tính nhà quan
  • Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh
  • Còn nước còn tát
  • Con ông cháu cha
  • Con dại cái mang
  • Con sâu làm rầu nồi canh
  • Cùng hội cùng thuyền
  • Chó treo mèo đậy
  • Cháy nhà ra mặt chuột
  • Chạy sấp đập ngửa
  • Cá chậu chim lồng
  • Cành vàng lá ngọc
  • Cáo mượn oai hùm
  • Có thực mới vực được đạo
  • Chạy đôn chạy đáo
  • Cõng rắn cắn gà nhà
  • Chim kêu vượn hú
  • Coi trời bằng vung
  • Con dại cái mang
  • Chín bỏ làm mười
  • Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
  • Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
  • Chuột sa chĩnh gạo
  • Chuột sa hũ nếp
  • Chở củi về rừng
  • Chó cắn ma
  • Chó ăn đá, gà ăn sỏi
  • Chó sủa là chó không cắn
  • Con giun xéo lắm cũng quằn
  • Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
  • Cần cù bù thông minh
  • Chưa đổ ông nghè, đã đe hàng tổng
  • Cây ngay không sợ chết đứng
  • Chết cha còn chú, xẩy mẹ bú dì
  • Chọc gậy bánh xe
  • Chó chê mèo lắm lông
  • Chó cùng dứt dau
  • Cố đấm ăn xôi
  • Chia ngọt sẻ bùi
  • Chết vinh còn hơn sống nhục
  • Chết đứng còn hơn sống quỳ
  • Chậm như rùa
  • Chim sa cá lặn
  • Có lê quên lựu, Có trăng quên đèn
  • Chung lưng đấu cật
  • Cầu được ước thấy
  • Có công mài sắt, có ngày nên kim
  • Cua gặp ếch chào
  • Có bé xé ra nhiều
  • Cày sâu cuốc bẫm
  • Cẩn tắc vô áy náy
  • Cẩn tắc vô ưu
  • Cải chửa ra cây
  • Cờ bí dí tốt
  • Củi mục khó cháy
  • Cùm chân xích cánh
  • Chưa cứng lông mao đã rào vẫy đít
  • Cay như ớt, chát như sung
  • Chửi cha không bằng pha tiếng
  • Cả vú lấp miệng em
  • Cái khó ló cái khôn
  • Cạn tàu ráo máng
  • Cầm cân nảy mực
  • Chân nam đá chân chiêu
  • Chén tạc chén thù
  • Chén chú chén anh
  • Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào
  • Con rồng cháu tiên
  • Của ít lòng nhiều
  • Chó mà chê phân, mèo mà chê đất

D[sửa]

  • Da mồi tóc sương
  • Dĩ hòa vi quý
  • Dở dở ương ương
  • Dở khóc dở cười
  • Dao siêng mài thì sắc

Đ[sửa]

  • Đầu đường xó chợ
  • Đầu trộm đuôi cướp
  • Đất rộng trời cao
  • Dấu đầu hở đuôi
  • Đi đêm có ngày gặp ma
  • Đi đến nơi, về đến chốn
  • Đi guốc trong bụng
  • Điếc không sợ sấm
  • Điếc không sợ súng
  • Đội nón ra về
  • Đổ dầu vào lửa
  • Được voi đòi tiên
  • Đêm dài lắm mộng
  • Đặng trăng quên trang
  • Đầu xuôi đuôi lọt
  • Đầu tắt mặt tối
  • Đánh rắm siêu khắm
  • Đầu voi đuôi chuột
  • Đã ngọng còn hay lu, đã ngu còn hay chơi chữ
  • Đàn gẩy tai trâu
  • Đầu bạc răng long
  • Đi đêm lắm có ngày gặp ma
  • Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy
  • Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
  • Đỉa đòi đeo chân hạc
  • Đen như cột nhà cháy
  • Đồng không mông quạnh
  • Đa nghi như Tào Tháo
  • Đánh trống bỏ dùi
  • Đồng không mông quạnh
  • Đục nước béo cò
  • Được ăn, được nói, được gói mang về.
  • Đẽo cày giữa đường
  • Đất có lành có lở
  • Đất lành chim đậu
  • Đem con bỏ chợ

Ê[sửa]

  • Ếch ngồi đáy giếng
  • Ếch chết tại miệng
  • Ế xưng ế xỉa
  • Ế sặc bọt
  • Ếch vồ hoa mướp

G[sửa]

  • Gần lửa rát mặt
  • Gà đẻ trứng vàng
  • Giấy rách phải giữ lấy lề
  • Gậy ông đập lưng ông
  • Gần nhà xa ngõ
  • Giao trứng cho ác
  • Giấu đầu hở đuôi
  • Gần đất xa trời
  • Gắp lửa bỏ tay người
  • Giả nhân giả nghĩa
  • Giang sơn gấm vóc.
  • Giậu đổ bìm leo
  • Giận cá chém thớt
  • Gieo nhân nào gặt quả nấy.
  • Gieo gió gặt bão
  • Giơ tay mặt đặt tay trái
  • Gặp nhau trước lạ sau quen
  • Giữ cho trong ấm ngoài êm thuận hòa
  • Giàu nứt đố đổ vách
  • Gương vỡ lại lành
  • Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
  • Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

H[sửa]

  • Học ***** cắn mình trong gương (Alice cún)
  • Hẹp nhà rộng bụng
  • Há miệng chờ sung
  • Họa vô đơn chí
  • Hổ phụ sinh hổ tử
  • Hổ phụ vô khuyển tử
  • Học một biết mười
  • Hoa hòe hoa sói
  • Hóa mù ra mưa
  • Hữu danh vô thực
  • Há miệng mắc quai
  • Hồng nhan bạc phận
  • Hổ đầu xà vĩ
  • Hàng tôm hàng cá
  • Hồn xiêu phách lạc
  • Học chẳng may thi hay thì đỗ
  • Học ăn, học nói, học gói, học mở
  • Học chọc bát cơm,học đơm bát cháo
  • Học hay cày biết
  • Học tài thi phận
  • Học như gà đá vách
  • Học thầy không tày học bạn
  • Học trước quên sau
  • Hẹp nhà rộng bụng
  • Hót như họa mi

I[sửa]

  • Ích nước lợi nhà
  • Ích quốc lợi dân
  • Ích kỷ hại nhân
  • Im hơi lặng tiếng
  • Im như thóc
  • Im lặng là vàng
  • Ít xích ra nhiều

K[sửa]

  • Không khảo mà xưng
  • Không thầy đố mày làm nên
  • Không mợ thì chợ vẫn đông
  • Khôn nhà dại chợ
  • Khôn ba năm dại một giờ
  • Khẩu phật tâm xà
  • Khỏe như voi
  • Khỉ ho cò gáy
  • Kiến bò miệng bát
  • Không khảo mà khai
  • Không thầy đó mày làm nên
  • Kẻ tám lạng, người nửa cân.
  • Kẻ cắp gặp bà...
16 tháng 9 2023

a. Từ tượng thanh: “uôm uôm” => Mô phỏng tiếng kêu của ếch

b. Nghĩa tường minh: Mô phỏng tiếng kêu của ếch vào tuổi tối và mực nước của ao chuôm

Nghĩa hàm ẩn: ám chỉ về thời tiết, khi mà lúc ếch kêu uôm uôm thì ắt hẳn trời sẽ mưa và mưa lớn khiến cho ao chuôm để ngoài trời có thể đầy nước. Đồng thời răn dạy con cháu biết cách tích trữ nước để phục vụ việc sinh hoạt

10 tháng 5 2019

Trả lời :
  Câu tục ngữ có 8 chữ chia thành 2 vế đối nhau, chữ “hay” vần với chữ “cày”: “Có học mới hay // có cày mới biết”. Vế 1 nói về việc học chữ, học văn hóa: vế 2 nói về học trong lao động, học cày, học làm ruộng. Nghề nông là nghề chính rất lâu đời của nhân dân ta. Câu tục ngữ này còn nêu lên bài học: học đi đôi với hành, học văn hóa kết hợp với học trong lao động sản xuất.

~ Thiên mã ~
 

10 tháng 5 2019

 Câu tục ngữ này có 8 chữ chia thành 2 vế đối nhau, chữ “hay” vần với chữ “cày”: “Có học mới hay // có cày mới biết”. Vế 1 nói về việc học chữ, học văn hóa: vế 2 nói về học trong lao động, học cày, học làm ruộng. Nghề nông là nghề chính rất lâu đời của nhân dân ta. Câu tục ngữ này còn nêu lên bài học: học đi đôi với hành, học văn hóa kết hợp với học trong lao động sản xuất.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trong bài:

+ Hai vế câu cân đối về số tiếng (Ví dụ: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa; Đói cho sạch, rách cho thơm;,...)

+ Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Ví dụ: Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới; Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối;...)

+ Những câu tục ngữ tưởng như vế câu không đối xứng nhưng thực chất lại đối xứng:

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão: "gió heo may" và "chuồn chuồn bay" đều có 3 tiếng, cân đối với nhau; "thì bão" là sự việc sẽ xảy ra nếu có cả hai yếu tố gió heo may và chuồn chuồn bay.

Người sống hơn đống vàng: "người sống" và "đống vàng" là đối tượng so sánh, "hơn" là từ so sánh.

- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng làm cho câu tục ngữ có nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.

16 tháng 9 2023

                                                              Bầm về bầm gọi: Con ơi!

                                                       Ra đây bầm bế đến chơi ngoài bà

                                                              Bố con đi nguyệt về hoa

                                                       Quên cửa quên nhà, chẳng nhớ đến con

Từ địa phương “Bầm”: Mẹ (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).