Em hiểu thế nào là nhân vật trong tác phẩm văn học.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Tham khảo:
Nguồn:hoidap247
- Nhân vật trong tác phẩm văn học là các đối tượng được nhà văn miêu tả trong tác phẩm văn học
- Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm, mọi sự việc trong tác phẩm đều xoay quanh nhân vật đó

là người hoặc sự vật,con vật trong đời sống xuất hiện trong các tác phẩm văn học
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.

Em tham khảo:
Những lí do khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc:
- Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng và anh thấy mình "thật hạnh phúc". Với anh, hạnh phúc là niềm vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước.
- Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là được sống, được cống hiến và làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Em quan niệm về hạnh phúc như thế nào thì em tự chia sẻ nhé! Chúc em luôn hạnh phúc ^^

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cổ tích là một thể loại đặc sắc, chứa đựng những giá trị văn hóa, đạo đức sâu sắc. Một trong những yếu tố làm nên sự hấp dẫn của truyện cổ tích là sự xuất hiện của những nhân vật có sức mạnh phi thường. Những nhân vật này không chỉ là biểu tượng của sức mạnh thể chất mà còn là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp, những ước mơ, khát vọng của con người. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu về một nhân vật như thế, đó là Thánh Gióng, một trong "tứ bất tử" của văn hóa dân gian Việt Nam.Thánh Gióng là một cậu bé kỳ lạ, sinh ra đã không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi. Nhưng khi nghe tiếng loa của sứ giả nhà vua tìm người tài đánh giặc Ân, Gióng bỗng cất tiếng nói, xin được đi đánh giặc. Cậu bé lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, mặc bao nhiêu cũng không vừa. Khi giặc đến chân núi Trâu, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông thẳng vào quân giặc.Sức mạnh phi thường của Thánh Gióng không chỉ thể hiện ở khả năng biến hóa và sức khỏe vô địch mà còn ở tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm. Gióng không hề sợ hãi trước quân giặc hùng mạnh mà luôn xông pha, chiến đấu hết mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Sau khi đánh tan quân giặc, Gióng không màng danh lợi, không ở lại hưởng vinh hoa phú quý mà cưỡi ngựa bay về trời. Hành động này thể hiện sự thanh cao, giản dị và tinh thần vô tư, vị tha của người anh hùng.Vậy, những nhân vật có sức mạnh phi thường như Thánh Gióng có ý nghĩa, vai trò gì đối với đời sống con người?Thứ nhất, họ là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết dân tộc. Trong truyện cổ tích, những nhân vật có sức mạnh phi thường thường xuất hiện vào những thời điểm đất nước gặp nguy nan, khi có giặc ngoại xâm hoặc thiên tai địch họa. Sự xuất hiện của họ là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, của ý chí quật cường của cả dân tộc trong cuộc chiến chống lại kẻ thù hoặc khắc phục khó khăn.Thứ hai, họ là hiện thân của những ước mơ, khát vọng của con người. Trong cuộc sống thực tế, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, với những bất công, áp bức. Những nhân vật có sức mạnh phi thường trong truyện cổ tích là hiện thân của ước mơ về một sức mạnh có thể vượt qua mọi trở ngại, có thể chiến thắng mọi kẻ thù, có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người.Thứ ba, họ là nguồn cảm hứng về những phẩm chất tốt đẹp. Những nhân vật như Thánh Gióng không chỉ có sức mạnh phi thường mà còn có những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu nước, lòng dũng cảm, tinh thần vô tư, vị tha. Họ là những tấm gương sáng để con người học tập và noi theo, để sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Thứ tư, họ góp phần giáo dục đạo đức và truyền thống văn hóa cho thế hệ sau. Thông qua những câu chuyện về những nhân vật có sức mạnh phi thường, người lớn có thể giáo dục cho trẻ em về lòng yêu nước, lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Tóm lại, những nhân vật có sức mạnh phi thường trong văn học dân gian, đặc biệt là trong truyện cổ tích, có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Họ không chỉ là biểu tượng của sức mạnh, của ước mơ, khát vọng mà còn là nguồn cảm hứng về những phẩm chất tốt đẹp, góp phần giáo dục đạo đức và truyền thống văn hóa cho thế hệ sau.

- Thị Mầu, Lẳng lơ Thị Mầu, Cãi,... (Trong tập Cưới thơ của Hoàn Nguyễn)
- Thị Màu (Anh Ngọc)
- Này em Thị Mầu (Ngân Vịnh)
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.
Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...), có thể là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia...) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao...). Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật...nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người.
Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, ca cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của G. Amađô, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan...Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài: "Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật". Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của con người trong tác phẩm văn học.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng...Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số phận của mỗi người sau này:
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước toc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
Hay việc giới thiệu Hoạn Thư:
"Ở ăn thì nết cũng hay,
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già"
gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển về sau của nhân vật.
Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ơí đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
Nhân vật trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện của con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…
Nhân vật không chỉ là con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những hình thức khác nhau để biểu hiện con người. Đó là nhân vật Dế Mèn, võ sĩ Bọ Ngựa…trong các tác phẩm thiếu nhi của Tô Hoài; là vầng trăng trong thơ Bác… Cũng có khi chỉ là một hiện tượng về con người.
Các loại hình nhân vật rất đa dạng. Xét về vai trò, có thể phân ra là nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả trong tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Trong số nhân vật chính của tác phẩm có thể có nhân vật được thể hiện đặc biệt nổi bật, có ý nghĩ tư tưởng – thẩm mỹ sâu sắc nhất, đó là nhân vật trung tâm như: Thúy Kiều, chị Dậu….
Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lý tưởng xã hội của nhà văn, lại có thể chia ra thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhân vật chính diện thương được tác giả đề cao và khẳng định, đó là nhân vật mang lí tưởng, quan niệm tư tưởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại khi nhân vật này có ý nghĩa mẫu mực cao độ cho lối sống của một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc thì nó được gọi là nhân vật lý tưởng.
Nhân vật phản diện sẽ nằm trong sự phê phán, phủ định của tác giả, đó là nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lí tưởng, đối lập với tính cách của nhân vật chính diện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhân vật chính diện và phản diện thuộc phạm trù lịch sử, chúng tương ứng với khuynh hướng xã hội và quan niệm đạo đức của thời đại, do đó không nên xem xét, phân loại một cách máy móc, áp đặt.
Nói chung, khi phân định loại hình nhân vật phải rất linh hoạt dựa trên cơ sở khả năng phản ánh hiện thực của chúng và ý đồ tư tưởng của nhà văn
Chúc bạn học tốt