Các bạn hãy giúp mình tìm những câu thơnói về thiếu nhi nhé!
MÌnh cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em kể lại một câu chuyện em biết về Bác Hồ với thiếu nhi:
1. Bể cá vàng dành cho các cháu.
Các bạn đều biết ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch rất đơn sơ nhưng khi thiết kế, Bác đã đề nghị các đồng chí xây cho Bác một hàng ghế ximăng bao quanh để các cháu thiếu nhi đến thăm Bác có chỗ ngồi. Thấy các cháu co chỗ ngồi nhưng lại không có gì để chơi, Bác lại đề nghị kiếm 1 bể cá để nuôi cá vàng cho các cháu đến thăm Bác có cá để xem. Thấy các cháu xúm xít xem cá trong bể, Bác rất vui. Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Bác để dành những mẩu bánh mì ăn sáng làm thức ăn nuôi cá. Được Bác chăm sóc, mấy con cá vàng trong bể ngày một lớn và phát triển thành cả một đàn cá. Mùa đông trời lạnh, Bác nhờ mấy chú làm một chiếc nắp đậy bể để bảo đảm độ ấm cho cá.
Mỗi lần đến thăm nhà sàn của Bác, khách thường thích thú ngắm bể cá, nhất là khách thiếu nhi.
Bác Hồ rất thương trẻ con.
Có lần đang ngủ đến gần sáng, lạnh quá Bác thức dậy. Gió vun vút đập vào cửa kính. Chợt Bác nghe thấy có tiếng trẻ em rao hàng dưới đường, Bác mở cửa ngó xuống nhìn em bé, nhìn mãi cho đến khi em bé đi khuất mới từ từ khép của lại.
Một lần khác, Bác cùng xem phim với cán bộ đồng bào sau Đại hội Chiến sĩ thi đua năm 1952. Buổi chiếu phim tan, mọi người lục đục kéo nhau đứng dậy ra về, Bác vội đứng lên đưa tay ra lệnh trật tự và nói to:
- Xin hãy để các cháu bé ra trước kẻo lộn xộn các cháu sẽ lạc đấy.
Thế là những người lớn lại ngồi xuống chờ các cháu nhỏ ra hết mới đứng lên về.
Có lần Bác bảo đồng chí phục vụ Bác mang cháu nhỏ 5 tuổi đến chơi với Bác. Đồng chí phục vụ dẫn con đến, lúc ấy Bác bận nên đã bảo đồng chí cho cháu ngồi chơi ăn kẹo. Khi Bác trở vào vẫn thấy 2 cha con ngồi chờ và không dám lấy kẹo ăn. Bác tỏ vẻ không bằng lòng, phê bình đồng chí:
- Ở nhà, cháu là con của cô chú, nhưng đến đây, cháu là khách của Bác. Chú phải có nhiệm vụ giúp Bác đãi khách chứ, ai lại để cháu bé ngồi chơi suông hay sao?
THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
Bài học kinh nghiệm
Quỹ thời gian của con người là có hạn. Người ta có thể làm lại một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được một tích tắc thời gian đã mất đi. Chính vì lẽ đó mà thời gian còn quý hơn vàng, bạc. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh và văn minh nhất.
Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian của mình. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó chúng ta cần phải làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp, gọn gàng; thầy cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ cần chuẩn bị nội dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân,... Đó chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi người.
Cho mình hỏi bạn Bình minh ( Hội con 🐄 ) bài của bạn tên gì vậy
Thông qua các bài viết về những tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với các thầy cô và mái trường mến yêu, góp phần nâng cao tính giáo dục, khơi gợi niềm tự hào của mỗi học sinh, sinh viên với trường, lớp và thầy cô. Sau đây, VnDoc xin giới thiệu đến các bạn mẫu bài dự thi viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường để các bạn cùng tham khảo.
Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường (mẫu số 1)
Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ “học sinh” của bản thân mình.
Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với “thầy cô và mái trường” nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng “tôi” của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn – ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.
Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến “con dốc” vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,… Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn, tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa… Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây.
“Một đời người - một dòng sông...
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
"Muốn qua sông phải lụy đò"
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ... “
(Người lái đò)
Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô - những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học, …” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.” Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói, … Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô- những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt,… để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.
Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn.
Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường (mẫu số 2)
Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất. Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô. Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không...
a)CN:Từ hôm đó,ai không làm gì nữa?
VN:Từ hôm đó, bác Tai,cô Mắt,cậu Chân,cậu Tay như thế nào?
b)CN:Lát sau,ai đẻ được?
VN:Lát sau,hổ như thế nào?
c)CN:Hơn mười năm sau, ai già rồi chết?
VN:Hơn mười năm sau, bác tiều như thế nào?
Tài li
ệ
u ngh
ị
lu
ậ
n xã h
ộ
i
–
th
ầ
y Tr
ị
nh Qu
ỳ
nh biên so
ạ
n
-
https://www.facebook.com/trinhquynhltv
Hình th
ứ
c tri
ể
n khai
Đo
ạ
n văn
ngh
ị
lu
ậ
n xã h
ộ
i hoàn h
ả
o
Đo
ạ
n là m
ộ
t đơn v
ị
c
ủ
a m
ộ
t bài vi
ế
t ho
ặ
c m
ộ
t b
ả
n tư
ờ
ng thu
ậ
t
bàn v
ề
m
ộ
t ch
ủ
đ
ề
(ý chính) t
ạ
i m
ộ
t
th
ờ
i đi
ể
m nào đó, theo m
ộ
t phương th
ứ
c th
ố
ng nh
ấ
t, liên k
ế
t và có m
ộ
t tr
ậ
t t
ự
nh
ấ
t đ
ị
nh. Đi
ề
u quan tr
ọ
ng
c
ủ
a m
ộ
t đo
ạ
n là ph
ả
i đ
ả
m b
ả
o m
ộ
t c
ấ
u trúc logic, s
ự
phát tri
ể
n ý tư
ở
ng m
ộ
t cách logic, t
ạ
o đi
ề
u ki
ệ
n cho
ngư
ờ
i đ
ọ
c
hi
ể
u đư
ợ
c m
ộ
t cách rõ ràng và chính xác ý tư
ở
ng c
ủ
a ngư
ờ
i vi
ế
t.
Khi vi
ế
t m
ộ
t đo
ạ
n văn, ngư
ờ
i vi
ế
t ph
ả
i đ
ả
m b
ả
o ba y
ế
u t
ố
:
-
Câu ch
ủ
đ
ề
: Câu nêu lên đư
ợ
c ý tư
ở
ng trung tâm c
ủ
a đo
ạ
n. Ý tư
ở
ng trung tâm này không ph
ả
i lúc nào
cũng là câu đ
ầ
u tiên c
ủ
a đo
ạ
n. Nó
có th
ể
n
ằ
m
ở
b
ấ
t c
ứ
v
ị
trí nào trong đo
ạ
n, tùy theo cách s
ắ
p x
ế
p c
ủ
a
ngư
ờ
i vi
ế
t. Đôi khi ch
ủ
đ
ề
không đư
ợ
c nói c
ụ
th
ể
b
ằ
ng m
ộ
t câu trong đo
ạ
n, mà nó đư
ợ
c th
ể
hi
ệ
n b
ằ
ng
n
ộ
i dung toát lên t
ừ
đo
ạ
n đó.
-
Tính th
ố
ng nh
ấ
t: c
ả
v
ề
hình th
ứ
c l
ẫ
n n
ộ
i dung. Đây là y
êu c
ầ
u quan tr
ọ
ng nh
ấ
t đ
ể
có ch
ấ
t lư
ợ
ng c
ủ
a
m
ộ
t đo
ạ
n vi
ế
t. C
ứ
cho r
ằ
ng m
ỗ
i đo
ạ
n có m
ộ
t câu ch
ủ
đ
ề
thì câ này ph
ả
i tr
ở
thành câu trung tâm, nh
ữ
ng
câu còn l
ạ
i ph
ả
i là nh
ữ
ng ý tư
ở
ng ph
ụ
c v
ụ
, xoay quanh, m
ở
r
ộ
ng ý tư
ở
ng ch
ủ
đi
ể
m. Đi
ề
u quan tr
ọ
ng là
không nên c
ó hai ý tư
ở
ng ch
ủ
đi
ể
m trong m
ộ
t đo
ạ
n.
Có th
ể
v
ậ
n d
ụ
ng hai hình th
ứ
c tri
ể
n khai đo
ạ
n văn ngh
ị
lu
ậ
n xã h
ộ
i sau đ
ể
đ
ả
m b
ả
o đ
ầ
y đ
ủ
yêu
c
ầ
u v
ề
hình th
ứ
c và n
ộ
i dung
:
Trình t
ự
l
ậ
p lu
ậ
n
di
ễ
n d
ị
ch
theo mô hình:
Câu chủ đề
Giải
thích
Từ
khóa
Ý nghĩa
chung
Phân
tích
Vai trò
Biểu
hiện
Bình
luận
Đồng ý
/Phản
đối
Khen
Chê
Bài học
Nhận
thức
Hành
động
Mười làm chi, một làm chi
Sinh ra có nghĩa có nghì thời hơn
Sinh con ai nỡ sinh lòng
Sinh con ai chẳng vun trồng cho con
bạn tham khảo nha
Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày
bạn tham khảo nha
Bài làm
Hai chú gấu con qua cầu
Hai chú gấu xinh xắn
Bước xuống hai đầu cầu
Chú nào cũng muốn mau
Vượt sang cầu kia trước
Không ai chịu nhường bước
Cãi nhau mãi không thôi
Chú nhái bén đang bơi
Nhẩng đầu lên và bảo
Cái cầu thì bé tẹo
Ai cũng muốn sang mau
Nếu cứ cố chen nhau
Thì có anh ngã chết
Bây giờ phải đoàn kết
Cãi nhau quay một vòng
Đổi chỗ thế là xong
Cả hai cùng sang được
Bạn về nhé! Tôi về đây!
Tham khảo thêm nhiêu bài tại: Thơ cho bé - 35 bài thơ hay nhất dành cho thiếu nhi
Con cá vàng
Con cá vàng
Quàng khăn lụa
Giữ nước trong
Cùng bạn múa
Con cua
Con cua tám cẳng
Nghênh ngang hai càng
Đeo chiếc yếm trắng
Dạo chơi đồng làng
Bà và cháu
Bé ơi mau thức dậy
Tập thể dục với bà
Hai bà cháu chúng ta
Cùng sống vui sống khoẻ
Bắp cải xanh
Bắp cải xanh
Xanh mát mát
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa
Bạn mới
Bạn mới đến trường
Hãy còn nhút nhát
Em dạy bạn hát
Rủ bạn cùng chơi
Cô thấy cô cười
Cô khen đoàn kết
Chú gà con
Mẹ mua cho bé
Mấy chú gà con
Đứng trên mâm tròn
Đua nhau mổ thóc
Tốc, tốc, tốc, tốc!
Đi dép
Chân được đi dép
Thấy êm êm là
Dép cũng vui lắm
Được tìm khắp nhà.
Khăn nhỏ
Mẹ cài khăn cho bé
Gió thổi khăn bay bay
Cái mũi mà sụt sịt
Khăn nhắc bé lau ngay
Quả thị
Vàng như mặt trăng
Treo trên vòm lá
Da nhẵn mịn màng
Thị ơi ! thơm quá
Cái Bát
Em cầm cái bát
Vô ý đánh rơi
Chắc bát đau lắm
Xin lỗi bát ơi