Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

câu hỏi đâu bn ơi sao chỉ bn được.
HT
bn câu hỏi đâu
CÂU HỎI LÀ: Nhân dịp Trường Tiểu học Cát Linh và Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt giao lưu với nhau, bạn Mai viết thư làm quen với bạn Thảo Vân. Tuy nhiên thư của các bạn có mắc một số lỗi và sắp xếp câu lộn xộn và thiếu câu, em hãy chỉ ra lỗi đó và hoàn chỉnh bức thư

Câu 12. CHÍNH TẢ: Nghe-viết (4 điểm): 15 phút
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 4 điểm.
- Cứ sai 5 lỗi (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm
- Chữ viết không rõ ràng hoặc trình bày bẩn … trừ 0,5 điểm toàn bài.
Câu 13. TẬP LÀM VĂN (6 điểm): 25 phút
Bài làm đúng thể loại, đúng nội dung, bố cục rõ ràng, biết dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, từ ngữ sinh động; có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong bài tả, không sai lỗi chính tả. Bài viết có sáng tạo (6 điểm).
Cụ thể:
Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được con vật theo yêu thích. (con vật định tả)
Thân bài: (4 điểm)
- Tả bao quát về hình dáng con vật (Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da...) (1 điểm)
- Tả chi tiết các đặc điểm của con vật (Tả từng bộ phận: đầu, tai, mắt..., thân hình, chân, đuôi...) (1 điểm)
- Nêu được một số hoạt động của con vật đó: đi lại, bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...), đùa giỡn,... (1 điểm)
- Biết sử dụng từ hợp lí, kết hợp với các hình ảnh so sánh, nhân hóa ngữ phù hợp. (1 điểm)
Kết bài: (1 điểm) Nêu được ích lợi của con vật và tình cảm của bản thân đối với con vật đó.
Lưu ý: trong bài viết sai 5 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm. Tùy vào khả năng diễn đạt, mức độ sai sót của học sinh mà trừ điểm cho phù hợp.

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo : “Minh là một học sinh có lòng tự trọng. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không tự kiêu. Minh giúp đỡ các bọn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bọn hay mặc cảm, tự ti nhất cũng dần dần thấy tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái.
Lớp 4A chúng em rất tự hào về bạn Minh.

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)
a. Thích chơi hơn thích học.
b. Có hoàn cảnh bất hạnh.
c. Yêu mến cô giáo.
d. Thương chị.
Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)
a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .
b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.
c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
d. Nết học yếu nên không thích đến trường.
Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)
a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .
b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.
Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)
a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.
b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai
d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học. Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.
Sáng thứ sáu tuần trước là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Tổ bạn Hoa thì nhặt rác sau vườn. Tổ bạn Học cùng cô giáo khơi thông rãnh nước chảy. Được phân công, bạn nào cũng hồ hởi với nhiệm vụ của mình. Các bạn làm việc rất tích cực và hăng say. Ai cũng muốn làm thật nhanh thật sạch để được tuyên dương. Các bạn vừa làm, vừa nói chuyện rôm rả. Nắng vàng chiếu vào những khuôn mặt xinh tươi làm cho đôi má bạn ửng hồng. Nhóm em, bạn nào cũng nhanh tay nhặt cỏ, nhặt lá bỏ vào sọt. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Chả mấy chốc, bồn hoa đã sạch tinh cỏ dại. Những bông hoa đủ màu sắc rung rinh trước gió vẫy chào như thầm cảm ơn chúng em. Cô hiệu trưởng đi ngang qua, thấy chúng em đang thu dọn dụng cụ lao động. Cô khen: Các em giỏi lắm! Các em làm việc như vậy có vui không?. Một tiếng "Có ạ" đồng thanh vang lên. Bạn nào bạn ấy cũng tự hào vì mình đã góp phần nhỏ bé của mình để cho ngôi trường thêm xanh, sạch, đẹp. Em thêm yêu ngôi trường em. Em nhớ mãi buổi lao động này.

Nhân dịp Trường Tiểu học Cát Linh và Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt giao lưu với nhau, bạn Mai viết thư làm quen với bạn Thảo Vân. Tuy nhiên thư của các bạn có mắc một số lỗi và sắp xếp câu lộn xộn và thiếu câu, em hãy chỉ ra lỗi đó và hoàn chỉnh bức thư.Thảo Vân thân mến !Có lẽ ở nhà Thảo Vân hay hát lắm nhỉ? Hôm Vân hát trên sân khấu, cả lớp mình đều thán phục giọng hát trong trẻo và phong cách tự tin của bạn. Mình hỏi cô tổng phụ trách thì được biết Vân học lớp 5A nên mình viết thư này rất mong được làm quen với bạn.Mình là Mai Lan, học lớp 5B trường Tiểu học Lý Thường Kiệt. Gia đình mình có 4 người. Mình là học sinh giỏi của trường Gia đình bạn có mấy anh chị em? Bạn học thế nào?Mình cũng rất thích hát Vân ạ, mình thích những bài "Tuổi hồng", "Cô giáo miền xuôi"...
Chúng mình cùng trao đổi và chia sẻ sở thích này với nhau nhé!
Mai Lan.

Bài 2: Gạch dưới những câu văn miêu tả hành động ý chí sắt đá của Xtac-đi:
…Vì thế, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng “đầu gỗ”. Nhưng, về phần mình thì Xtac-đi tự nhủ: “Hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công”. Và cậu ta bắt đầu học: học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế, vì hết lòng siêng năng, cậu ta vượt lên tất cả mọi người, cái cậu rắn đầu ấy!
Trước đây, cậu ta không biết một tí gì về phép tính; bài văn thì cậu cho rằng toàn những điều nhảm nhí, không thể nhớ nổi một ngày tháng nào, thế mà bây giờ cậu giải được các bài học không chút nhầm lẫn. Mỗi khi có được mười xu là cậu mua ngay một quyển sách: cậu đã lập được một tủ sách nhỏ rồi. Và trong một lúc phấn chấn, cậu đã hứa sẽ cho tôi xem khi nào tôi đến chơi nhà cậu. Xtac-đi luôn tựa cằm vào hai bàn tay nắm chặt nghe thầy giảng giải.
… Cái cảnh đẹp nhất là lúc tan học bố cậu đến đón cậu. Ông ta không hề ngờ rằng con mình lại được huy chương, nên nghe chuyện, ông ta vẫn không tin. Phải có thầy giáo đến xác nhận, và thế là ông đã phá lên cười khanh khách, vỗ đánh bốp một cái vào gáy con và nói: “Giỏi lắm, giỏi hết sức! Cái đầu to thân yêu này!”. Ông ta lại nhìn con, rất đỗi ngạc nhiên. Những người có mặt chung quanh đều mỉm cười vui vẻ.
Bạn Tú là một người rất hăng hái lao động. Tú vừa là học sinh xuất sắc lại còn là một học sinh tiêu biểu về tinh thần hăng say lao động. Ở lớp, Tú luôn luôn tích cực phát biểu, xây dựng bài thường xuyên, hay giúp đỡ bạn bè trong lớp. Còn ở nhà, Tú hay phụ giúp bố mẹ trông em, làm việc nhà . Có khi bạn ấy còn đi nhặt vỏ chai để bán lấy tiền giúp bố mẹ. Ai cũng yêu quý Tú vì những đức tính đó của bạn, Tú xứng đáng là con ngoan, trò giỏi.
danh từ riêng là: Tú
danh từ chung là: học sinh, bạn bè, em, vỏ chai, đức tính, con, trò.